Kính gửi Ông Bí thư Thành ủy Hà Nội những ý kiến công dân về bản án thiếu sức thuyết phục
Bạn đọc Ngọc Bích ( bich_235_64@yahoo.com) viết: “Không hiểu khi đọc bài báo này thì Đồng chí Bí thư Thành ủy Hà Nội sẽ nghĩ gì đây? Xét xử nghiêm mà thế này thì Công lý có còn nữa không?”
Thẩm phán Ngô Tiến Phong – Chủ tọa phiên tòa, đọc bản án tuyên phạt bị cáo Trịnh Ngọc Chung 30 tháng tù cho hưởng án treo
Trước khi xử vụ án 194 phố Huế, trả lời PV Dân trí, đồng chí Bí thưThành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cho biết sẽ chỉ đạo cơ quan tư pháp xử lý nghiêm, khách quan, đúng luật, nhưng Tòa án Nhân dân TP Hà Nội đưa ra xét xử ngày 7 – 8/7/2014 vừa qua đã xử không nghiêm, không khách quan, không đúng luật như chỉ đạo của đồng chí Bí thư, mà chỉ tuyên phạt bị cáo Trịnh Ngọc Chung 30 tháng tù cho hưởng án treo, nên đã nhanh chóng làm dấy lên sự bất bình trong dư luận xã hội đối với Tòa án Hà Nội:
“Nghe tuyên án treo mà không hiểu nổi, kinh hoàng quá…” – Bách (bachviet9086@gmail.com)
“Quá hoảng loạn với quyết định của Tòa HN. ..”- Cai Bang (caibnghanoi12@gmail.com):
“Một bản án không thể hiểu nổi. Một sự thách thức dư luận và luật pháp.”
Lê Lương Tâm (luongquangthuan@gmail.com)
“Một bản án không thể ngờ được. Hỏi sao dân không mất lòng tin.” – Nguyễn Hùng (thiennhan_z111@yahoo.com)
Bất bình vì khi bị cáo Trịnh Ngọc Chung lợi dụng chức vụ quyền hạn đã gây ra 6 điểm sai phạm lớn khi nhà 194 Phố Huế bị cưỡng chế trái pháp luật. Thứ nhất, Trịnh Ngọc Chung đã tiến hành cưỡng chế thi hành án khi không còn căn cứ để thi hành án nữa, bởi Quyết định số 143/2007/QĐST-KDTM đã bị VKSNDTC Kháng nghị Giám đốc thẩm và đã bị TANDTC tuyên hủy, nghĩa là đã không còn hiệu lực pháp luật.Thứ hai, Tài sản kê biên trong vụ án này là nhà đất 194 Phố Huế không đủ điều kiện để kê biên theo quy định pháp luật. Thứ ba, Trịnh Ngọc Chung đã kiên quyết chỉ đạo cưỡng chế THA trái pháp luật dù đã gặp phải sự phản đối – không đồng thuận của đại diện Viện kiểm sát trong quá trình kê biên tài sản. Thứ tư, Trịnh Ngọc Chung đã cố ý chỉ đạo cấp dưới làm giả hồ sơ để quyết tâm thực hiện đến cùng việc cưỡng chế THA trái pháp luật. Thứ năm, Bị cáo Trịnh Ngọc Chung đã cố ý vận dụng sai văn bản pháp luật cũng như vận dụng một văn bản dưới luật để chống lại các quy định của Luật. Thứ sáu, Hành vi cố ý làm trái của Trịnh Ngọc Chung gây thiệt hại rất lớn về tinh thần cũng như vật chất cho người có tài sản đảm bảo.
Với tính chất nghiêm trọng của việc Trịnh Ngọc chung tự ý ra quyết định trái pháp luật trên, Điều 296 Bộ Luật Hình sự quy định ở khoản 3: “Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.” Khi xét xử, Hội đồng xét xử đã thừa nhận, có đủ căn cứ để khẳng định Trịnh Ngọc Chung đã chỉ đạo nhân viên cấp dưới sửa chữa, làm sai lệch hồ sơ thi hành án, biết rõ việc ban hành văn bản thi hành án là sai luật, nhưng vẫn cố tình thực hiện. Hội đồng xét xử cũng đã thừa nhận Trịnh Ngọc Chung cố ý phạm tội, gây thiệt hại lớn cho người dân, mà thiệt hại ở đây được cáo trạng xác định là hơn 6,6 tỷ.
Hội đồng xét xử còn thừa nhận rằng bị cáo này lại “quanh co chối tội”.Nhưng Hội đồng xét xử vẫn tuyên bị cáo này 30 tháng tù cho hưởng án treo vì lý do: “Mặc dù quá trình thẩm vấn tại phiên tòa bị cáo Chung quanh co chối tội, nhưng do bị cáo là người trưởng thành trong quân đội, lại có rất nhiều bằng khen của các cấp cơ quan nên Tòa thấy không nhất thiết phải cách ly bị cáo ra khỏi xã hội” Kỳ lạ hơn nữa, Hội đồng xét xử còn có sự ưu ái đến khó hiểu đối với Trịnh Ngọc Chung là không coi gia đình ở số nhà 194 Phố Huế là “bị hại” mà chỉ là “người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”; đồng thời tách phần bồi thường thiệt hại thành một vụ án khác. iều đó có nghĩa rằng, gia đình này đã bị tước đi quyền kháng cáo đối với bản án Hội đồng xét xử đã tuyên ngày 10-7-2014 và hình phạt đối với bị cáo Chung mà chỉ có quyền kháng cáo bản án về các vấn đề liên quan đến bồi thường thiệt hại dân sự.
Video đang HOT
Bị cáo Trịnh Ngọc Chung tại phiên tòa xét xử sơ thẩm.
Trước nội dung bản án Tòa Hà Nội tuyên có nhiều điểm trái với những quy định của luật pháp như trên, nhiều bạn đọc đã phân tích ở đây cần phải làm rõ là khung hình phạt có khoảng cách từ 5 năm tù đến 10 năm tù là để xét các tình tiết giảm nhẹ như thành khẩn nhận tội, tự nguyện đền bù thiệt hại cho người bị hại v.v… nhưng kể từ khi bị khởi tố bị can đến lúc Tòa tuyên án đã gần ba năm, bị cáo Chung vẫn không hề có động thái tích cực nào để ngăn ngừa, giảm bớt tác hại do hành vi phạm tội của mình gây ra cho người dân và cũng chưa hề có hành vi nào khắc phục hậu quả. Mặt khác, giả sử nếu bị cáo thành khẩn nhận tội, thực sự có hành vi ăn năn hối cải, ra sức khắc phục hậu quả thì cũng chỉ được giảm án co giãn ở trong phạm vi khung hình phạt từ 5 đến 10 năm, không thể tùy tiện bỏ qua khung án của Luật pháp quy định để xử án treo. Bạn đọc Người Hà Nội(kunkhon11@yahoo.com.vn) đã trích dẫn lời thẩm phán tuyên phạt rồi phân tích: “Mặc dù quá trình thẩm vấn tại phiên tòa bị cáo Trịnh Ngọc Chung quanh co chối tội, nhưng do bị cáo là người trưởng thành trong quân đội, lại có rất nhiều bằng khen của các cấp cơ quan nên Tòa thấy không nhất thiết phải cách li bị cáo ra khỏi xã hội”. Có công thì khen thưởng, có tội thì xét xử và chịu tội. Những giá trị tích cực của Chung trước đây chỉ là tình tiết xem xét giảm nhẹ trong định hình khung phạt của luật chứ không thể bỏ tội được hoặc thay tội được.” Thậm chí, trước cách xét xử rất lạ của Tòa án Hà Nội, bạn đọc Luong Xua(manlxm@yahoo.com.vn) so sánh: “Nếu tội danh của Trịnh Ngọc Chung mà Tòa án NDTP Hà Nội chỉ tuyên phạt 30 tháng tù cho hưởng án treo, thì đối với vụ án xử Đặng Thị Diệu Linh (thượng úy Công An cũng do Tòa án ND TP Hà Nội xét xử) phải tha bổng vì cho là bị cáo Linh có lừa để xin việc, nhưng tại thời điểm xét xử đã bồi hoàn lại toàn bộ cho người bị hại. Vậy mà tòa vẫn tuyên án 9 năm tù. Đây là một sự khác biệt rất lớn trong xét xử của TAND HN. Công lý là vậy sao?” còn bạn đọc Nguyễn Tiếntd5662@gmail.com bức xúc: “Tuyên án như thế thì còn gì là pháp luật? Dân chúng biết tin tưởng vào ai đây? Đề nghị Viện KSND Tối cao và Tòa án Nhân dân Tối cao phải xem xét lại động cơ của Tòa án ND Hà Nội trong vụ này.”
Cũng bất bình vì khi tại Tòa, đại diện VKS đã đưa ra những chứng minh về hệ thống hành vi phạm pháp của bị cáo Chung, đồng thời khẳng định đanh thép: “Tôi khẳng định Quyết định cưỡng chế giao nhà của Trịnh Ngọc Chung là vi phạm pháp luật và Chung biết nhưng vẫn cố tình thực hiện. Vì vậy, với hành vi cố ý phạm tội đến cùng cần phải cách ly để giáo dục bởi tính chất vụ án là nghiêm trọng, hành vi phạm tội của bị cáo đã gây ảnh hưởng cho xã hội, theo đó, căn cứ khoản 3, Điều 296 của Bộ Luật hình sự. Đại diện VKSND TP Hà Nội đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Trịnh Ngọc Chung mức án từ 5-6 năm tù. Đồng thời bị cáo Chung phải bồi thường số tiền hơn 6,6 tỷ đồng cho phía bị hại là gia đình 194 phố Huế.” Thêm nữa, qua kết quả thăm dò của báo Dân trí điện tử với bạn đọc trên cả nước, tổng hợp được vào 10h ngày 10/7, với câu hỏi : “Theo bạn việc Trịnh Ngọc Chung chỉ đạo làm giả hồ sơ cưỡng chế trái pháp luật gây hiệu quả thế nào?” Có đến 89% bạn đọc đánh giá là r ất nghiêm trọng,chỉ có 11% đánh giá là nghiêm trọng. Thế mà Tòa lại chỉ tuyên phạt bị cáo Trịnh Ngọc Chung 30 tháng tù cho hưởng án treo. Do đó, bạn đọc - h- trang (locthao65@yahoo.com) phê phán: “Vụ án mà có tới hơn 60 bài viết của báo Dân Trí trong nhiều năm qua, mà nhân dân HN nói riêng , nhân dân cả nước nói chung mòn mỏi trông mong đến ngày công lý phán quyết . Tòa án Hà Nội xử vụ án 194 phố Huế này đã không xứng đáng với lời căn dặn của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng ” chống tham nhũng phải chống từ cơ quan chống tham nhũng ” . Bị cáo Chung lúc này đang mở cờ trong bụng với án “bèo bọt” 30 tháng án treo.” Và bạn đọc Do Van Trong (trong.dovan@yahoo.com.vn): “Chưa bao giờ tôi thấy trường hợp mức án mà tòa tuyên lại chênh rất nhiều với mức đề nghị của VKS, hay là do luật pháp VN quá phức tạp. Kính đề nghị Chủ tịch nước có ý kiến chỉ đạo.”
Nhưng bất bình hơn cả là Tòa đã bỏ qua, không thực hiện quan điểm chỉ đạo giải quyết vụ 194 phố Huế của Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị. Khi trả lời PV Dân trí, đồng chí Bí thư đã khẳng định chỉ đạo cơ quan tư pháp xử lý nghiêm, khách quan, đúng luật , nhưng Tòa đã không xử nghiêm, không khách quan, không đúng luật, mà chỉ tuyên phạt bị cáo Trịnh Ngọc Chung 30 tháng tù cho hưởng án treo. Chính vì vậy, bạn đọc hỏi:
“Không hiểu khi đọc bài báo này thì Đ/c Bí thư Thành ủy Hà Nội sẽ nghĩ gì đây? Xét xử nghiêm mà thế này thì Công lý có còn nữa không?” Ngọc Bích bich_235_64@yahoo.com)
“Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị công bố trước công luận đã khẳng định chỉ đạo cơ quan tư pháp xử lý nghiêm, khách quan, đúng luật , mà sao TA HN không chấp hành?”- Hải (Hai@gmail.com)
“Bác Phạm Quang Nghị chỉ đạo sát sao vụ này. Xin Bác cho ý kiến ?”- Linh quynhngasp@gmail.com
Bạn đọc cả nước đang gửi rất nhiều phản hồi về báo Dân trí để bày tỏ sự bức xúc xúc của mình về cách xét xử của Tòa án Nhân dân TP Hà Nội :
“Bản án này như là sự đùa cợt trên Pháp luật, trên công lý, trên quyền lợi của nhân dân.” – Âu Tuấn Việt melodyairlines@yahoo.com
“Với mức án HĐXX tuyên nhẹ hều cho Trịnh Ngọc Chung như thế thì chẳng khó hiểu tại sao phải chờ đến tận bây giờ mới đem vụ này ra xét xử. HĐXX Ha nội có vấn đề rồi. Đề nghị Thanh tra nhà nước vào cuộc để làm sáng tỏ các khuất tất đằng sau. …” – Hoàng Chươnghoangchuong1937@yahoo.com:
Trong tình hình đất nước hiện nay, bạn đọc càng bức xúc
“Đang theo dõi Trung Quốc ngang ngược ở Hoàng Sa thấy bức xúc quá, mà đọc bài báo này thấy nghẹn nghẹn ở cổ. Tôi không dám phán xét gì nhưng không biết tòa cứ xử như vậy thì xã hội đi đến đâu.” – Duongnguyenduonghunggot@yahoo.com.vn:
“KHÔNG THỂ HIỂU NỔI. Trong khi cả nước đang nước sôi lửa bỏng đối diện với sự xâm lược của Trung Quôc. Nhà nước, dân tộc rất cần sự đồng lòng nhất trí của người dân trước họa xâm lăng của ngoại bang mà việc tham nhũng trong nước lại xử như thế này thì thử hỏi lòng dân có thuận? Xử như thế này thì lại xuất hiện nhiều Trịnh Ngọc Chung nữa chứ không chỉ có một. Buồn quá!”- Nguyễn Mạnh Hồng drhong53@gmail.com
“Chống tham nhũng là như thế này chăng? Tôi thấy bị xúc phạm vô cùng và hàng triệu người theo dõi vụ này từ mấy năm nay chắc cũng bị tổn thương như tôi. Không còn gì là niềm tin, là hi vọng nữa. Họ coi thường pháp luật, coi thường Quốc hội, coi thường dư luận, coi thường nhân dân, coi thường chế độ chính trị đến thế là cùng? Xử án kiểu này còn nguy hiểm hơn là không xử! Họ trực tiếp ủng hộ “giặc nội xâm” mà nhân dân đang căm thù ngang với giặc ngoại xâm.” – Dân Việt dan@yahoo.com
“Trong khi giăc ngoai xâm ngay cang ngang ngươc, cân tâp trung long dân thi Tòa án Hà Nội lai xeo đi một phân niêm tin vao Đang va Nha Nươc, là có tội đấy. Le ra trong thơi điêm nhay cam nay cang cân to ro đô tin cây đê góp phần tâp hơp đoàn kết một lòng lưc lương toan dân thi sao TAHN lai làm vậy ?” – Quang topsware@yahoo.com
“Thật sốc với việc xử của tòa án Hà Nội, không còn gì để nói hết . bên ngoài TQ lăm le xâm lăng, bên trong luật pháp bị bóp méo thế nầy làm sao tập hợp được lòng dân.” – Nguyễn Pha Sil phasilcntt@gmail.com:
Để đi tới cùng trên con đường tìm công lý, nhiều bạn đọc mong muốn:
“Biết sai nhưng vẫn cố tình thực hiện làm cho gia đình của người dân bị tan nát thì không thể có mức án tù treo 30 tháng được. HĐXX TP Hà Nội có tiêu cực trong vấn đề này không? Đề nghị hủy bản án và cho điều tra lại từ đầu để người dân còn có chỗ mà tin vào PL nữa chứ.”- Minhngocminh@gmail.com.vn:
“Giữa THỦ ĐÔ ngàn năm văn hiến mà ” ông ” Tòa Hà nội xử án như …ĐÙA sau khi đã trì hoãn hàng năm trời ! … Có lẽ một lần nữa lại phải đề nghị CHỦ TỊCH nước can thiệp chăng !?” Nhân Dân dan@gmail.com:
“Tất cả những comment này đề nghị được chuyển đến trưởng ban nội chính TW Nguyễn Bá Thanh. Hy vọng ông Thanh sẽ có đáp án để người dân khỏi thất vọng. Xét với xử kiểu nầy thì công lý có nghiêm không??? …” – Dang Duy dang_duyz@yahoo.com
“Nhân dân mong chờ một bản án nghiêm mình, đúng pháp luật” – Đinh Thiện (thiendv2@gmail.com)
Về mức án TAND TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Trịnh Ngọc Chung, kết quả thăm dò của báo Dân trí với bạn đọc trên cả nước, tổng hợp được vào 6h ngày 15/7, với câu hỏi: “Tại phiên xử vụ 194 phố Huế, VKSND TP Hà Nội đề nghị mức án 5-6 năm tù giam với Trịnh Ngọc Chung, nhưng HĐXX chỉ tuyên phạt bị cáo này 30 tháng tù treo, theo bạn mức án nào là hợp lý?”, có đến 92% bạn đọc đánh giá mức án 5-6 năm tù giam do VKSND TP Hà Nội đề xuất mới là nghiêm minh với bị cáo Trịnh Ngọc Chung.
Nguyễn Đoàn (tổng hợp)
Theo Dantri
Báo Nhân dân: Một bản án thiếu sức thuyết phục
Trong các ngày gần đây, dư luận nhân dân ở Thủ đô Hà Nội hết sức bức xúc về kết quả phiên tòa sơ thẩm của Tòa án nhân dân TP Hà Nội khi Hội đồng xét xử tuyên phạt Trịnh Ngọc Chung, nguyên Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự quận Hai Bà Trưng, Hà Nội về tội: "Ra quyết định trái pháp luật" với mức án 30 tháng tù, nhưng cho hưởng án treo.
Lý do làm cho dư luận bất bình là vì, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Trịnh Ngọc Chung mức án quá nhẹ so với hành vi phạm tội mà bị cáo này đã gây ra đối với hoạt động tư pháp và quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
Về vụ án này, Báo Nhân Dân đã nhiều lần thông tin đến bạn đọc. Ngày 12-8-2011, Báo đã đăng bài: "Vụ thi hành án gây bức xúc dư luận ở Hà Nội" nêu rõ nhiều sai phạm của Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Hai Bà Trưng, Hà Nội trong quá trình tổ chức thi hành quyết định của Tòa án nhân dân (TAND) TP Hà Nội công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, nhất là việc thi hành bản án không có hiệu lực pháp luật, tổ chức cưỡng chế giao nhà 194 Phố Huế, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội có nhiều sai phạm, gây thiệt hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Căn cứ kết quả kiểm tra, xác minh tin báo, tố giác tội phạm trong bài báo nói trên của Báo Nhân Dân, ngày 28-10-2011, thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) đã ký quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội: "Ra quyết định trái pháp luật" quy định tại iều 296 Bộ luật Hình sự xảy ra tại Chi cục THADS quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. ến ngày 10-4-2012, Cơ quan điều tra VKSNDTC đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Trịnh Ngọc Chung lúc đó là Chi cục trưởng chi cục này về tội: "Ra quyết định trái pháp luật". Những hành vi phạm tội của Trịnh Ngọc Chung đã gây thiệt hại cho gia đình ông Hoàng Ngọc Minh ở 194 Phố Huế, Hà Nội lên đến hơn 6,6 tỷ đồng. Kết quả điều tra đã khẳng định, trong quá trình thi hành án, Trịnh Ngọc Chung đã có hàng loạt vi phạm mang tính cố ý như: Kê biên nhà 194 Phố Huế cũng như quá trình bán đấu giá không thông báo cho các đồng chủ sở hữu biết; nhà 194 Phố Huế chưa có "sổ đỏ", không đủ điều kiện để chuyển dịch bất động sản cũng như đang bị phong tỏa mà chưa có quyết định giải tỏa; chỉ đạo thư ký giả mạo chữ ký, thêm nội dung vào biên bản thi hành án trái với ý chí, nguyện vọng của người thi hành án; vận dụng Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 26-7-2010 không đúng, tự chế ra mẫu quyết định cưỡng chế sai với biểu mẫu theo quy định của Bộ Tư pháp. Do đó, đủ căn cứ để xác định Trịnh Ngọc Chung biết rõ quyết định cưỡng chế giao nhà là trái pháp luật. Vì vậy, ngày 8-7-2013, VKSNDTC đã có cáo trạng truy tố Trịnh Ngọc Chung ra trước Tòa án nhân dân TP Hà Nội để xét xử theo Khoản 3, iều 296 Bộ luật Hình sự về tội "Ra quyết định trái pháp luật". Theo quy định tại Khoản 3, điều luật này, Trịnh Ngọc Chung đã phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng và phải bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
Những ai quan tâm đến vụ án này tưởng rằng Tòa án nhân dân TP Hà Nội sẽ sớm đưa vụ án ra xét xử để bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật. Thế nhưng, quá thời hạn pháp luật quy định, vụ án vẫn chìm trong im lặng. Nhiều bạn đọc đã gửi đơn đề nghị và gia đình bị hại đã gửi đơn kêu cứu khẩn cấp đến Báo Nhân Dân cũng như nhiều cơ quan báo chí khác với mong muốn Báo tiếp tục lên tiếng để vụ án được đưa ra xét xử. Thể theo yêu cầu chính đáng nói trên của bạn đọc, ngày 30-5-2014, Báo Nhân Dân đã đăng bài: Vì sao vụ án "Ra quyết định trái pháp luật" ở Hà Nội chậm đưa ra xét xử? Và sau đó, mãi đến ngày 7 và 8-7-2014, vụ án mới được đưa ra xét xử. iều khiến dư luận và nhiều người trực tiếp dự phiên tòa hết sức bất bình là Hội đồng xét xử chỉ tuyên phạt bị cáo Trịnh Ngọc Chung 30 tháng tù, nhưng cho hưởng án treo, thấp hơn rất nhiều so với đề nghị của đại diện VKSND TP Hà Nội giữ quyền công tố tại phiên tòa là từ năm đến sáu năm tù.
Hội đồng xét xử cũng đã thừa nhận, mặc dù bị cáo Chung quanh co chối tội, nhưng có đủ căn cứ để khẳng định Trịnh Ngọc Chung đã chỉ đạo nhân viên cấp dưới sửa chữa, làm sai lệch hồ sơ thi hành án, biết rõ việc ban hành văn bản thi hành án là sai luật, nhưng vẫn cố tình thực hiện, gây thiệt hại lớn cho người dân. ồng thời, việc Hội đồng xét xử viện dẫn tình tiết giảm nhẹ để áp dụng Khoản 2, iều 296 Bộ luật Hình sự: "Mặc dù quá trình thẩm vấn tại phiên tòa bị cáo Chung quanh co chối tội, nhưng do bị cáo là người trưởng thành trong quân đội, lại có rất nhiều bằng khen của các cấp cơ quan nên Tòa thấy không nhất thiết phải cách ly bị cáo ra khỏi xã hội" là không thuyết phục. Vì Hội đồng xét xử đã thừa nhận Trịnh Ngọc Chung cố ý phạm tội, gây thiệt hại lớn cho người dân, mà thiệt hại ở đây được cáo trạng xác định là hơn 6,6 tỷ đồng, có nghĩa rằng đã ở mức rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Bên cạnh đó, chúng tôi nhận thấy, bị cáo này lại "quanh co chối tội", không có biểu hiện của sự "ăn năn hối cải". Mặt khác, kể từ khi bị khởi tố bị can đến lúc Tòa tuyên án đã gần ba năm, nhưng bị cáo Chung vẫn không hề có động thái tích cực nào để ngăn ngừa, giảm bớt tác hại do hành vi phạm tội của mình gây ra cho người dân và cũng chưa hề có hành vi nào khắc phục hậu quả. Bên cạnh đó, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân TP Hà Nội còn có sự ưu ái khác đối với Trịnh Ngọc Chung bằng cách không coi gia đình ở số nhà 194 Phố Huế là "bị hại" mà chỉ là "người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan"; đồng thời tách phần bồi thường thiệt hại thành một vụ án khác. iều đó có nghĩa rằng, gia đình này đã bị tước đi quyền kháng cáo đối với bản án Hội đồng xét xử đã tuyên ngày 10-7-2014 và hình phạt đối với bị cáo Chung mà chỉ có quyền kháng cáo bản án về các vấn đề liên quan đến bồi thường thiệt hại dân sự.
Sau khi phiên tòa kết thúc, dư luận nhân dân ở Thủ đô Hà Nội đặt vấn đề: Vì sao bị cáo Trịnh Ngọc Chung lại được Hội đồng xét xử ưu ái như vậy?
Có thể nói, hệ thống hành vi phạm tội của Trịnh Ngọc Chung là cố ý, đã xâm hại nghiêm trọng đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư pháp và quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân, gây bất bình và mất niềm tin trong quần chúng nhân dân về sự nghiêm minh của pháp luật. ể bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật, đề nghị VKSND TP Hà Nội và VKSNDTC cần sớm kháng nghị bản án sơ thẩm nói trên để xét xử theo hướng tăng nặng hình phạt đối với Trịnh Ngọc Chung.
iều 296, Bộ luật Hình sự quy định: "1- Người nào có thẩm quyền trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án ra quyết định mà mình biết rõ là trái pháp luật gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 2- Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. 3- Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm. 4- Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm".
Theo Vũ Nam Hải
Nhân dân
Bài 63: Những điểm bất thường trong phiên tòa sơ thẩm vụ án 194 phố Huế "Mặc dù chối tội đến cùng nhưng Trịnh Ngọc Chung lại được HĐXX áp dụng tình tiết giám nhẹ là "thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải", gia đình 194 phố Huế không được coi là bị hại để "né" trách nhiệm bồi thường...là rất bất thường", luật sư Trương Quốc Hòe phân tích. Phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo...