Kinh doanh thua lỗ do Covid-19, không có tiền trả nợ ngân hàng: Người vay có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Do tình hình dịch bệnh Covid-19 xảy ra trong thời gian qua, không ít cá nhân, tổ chức kinh doanh gặp khó khăn, thậm chí là thua lỗ đến mức không có tiền trả nợ cho ngân hàng. Nhiều người lo lắng mình sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tuy nhiên theo Luật sư thì đây chỉ là sự hiểu nhầm của người vay tiền.
Luật sư Phạm Thanh Hữu, Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh cho biết, nếu người vay tiền chân thật, sử dụng tiền vay đúng mục đích theo hợp đồng tín dụng nhưng không may gặp tình hình khó khăn (như dịch bệnh Covid-19 gây ra, thiên tai, hỏa hoạn, kinh doanh thua lỗ…) dẫn đến không có tiền để trả nợ gốc, lãi thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Chỉ trong trường hợp người vay tiền có hành vi gian dối, như là sử dụng tiền vay để thực hiện vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có tiền trả lại cho ngân hàng hoặc có tiền trả cho ngân hàng mà trốn tránh, không chịu trả sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017); làm giả giấy tờ để vay tiền của ngân hàng nhằm chiếm đoạt số tiền đó thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự.
Ảnh minh hoạ
Video đang HOT
Đồng thời, căn cứ vào Điều 299, Điều 303, khoản 7 Điều 323 Bộ luật Dân sự năm 2015, khi khoản vay đến hạn mà người vay không trả được tiền gốc và lãi theo hợp đồng tín dụng thì ngân hàng được quyền thực hiện các thủ tục thu hồi nợ theo quy định của pháp luật, hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp tài sản (nếu có). Việc thu hồi nợ này là kê biên, đấu giá tài sản bảo đảm hoặc khởi kiện ra Tòa án yêu cầu thanh toán tiền nợ gốc và lãi theo quy định.
Như vậy, trong trường hợp người vay gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19 gây ra dẫn đến kinh doanh thua lỗ (khoản tiền vay sử dụng vào đúng mục đích như hợp đồng tín dụng) thì không bị coi là có tội; ở đây, chỉ là tranh chấp dân sự giữa ngân hàng với người vay.
Theo Luật sư Phạm Thanh Hữu, nếu cá nhân, tổ chức vay tiền của ngân hàng và sử dụng đúng mục đích số tiền vay vào hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng không may gặp khó khăn bởi dịch bệnh Covid-19 dẫn đến thua lỗ, mất khả năng thanh toán thì ngân hàng nên có chính sách gia hạn trả nợ gốc, giảm lãi suất, miễn tiền phạt chậm trả… để tạo điều kiện thuận lợi cho người vay khởi động lại hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình nhằm có tiền thanh toán nợ. Nếu ngân hàng khởi kiện người vay tiền ra Tòa án lúc này thì người vay cũng không có tiền để thanh toán cho ngân hàng, tình hình khó khăn sẽ càng khó khăn hơn.
LS Phạm Thanh Hữu
Bất động sản Khánh Hòa trầm lắng nhưng giá không giảm
Ngày 14-4, Hội Môi giới Bất động sản (BĐS) Khánh Hòa cho biết việc nghỉ Tết kéo dài cộng với tình hình dịch bệnh liên tục diễn biến phức tạp, tạm ngưng cấp visa đối với toàn bộ người nước ngoài vào Việt Nam đã khiến thị trường BĐS Khánh Hòa gần như "ngủ đông". Tuy nhiên, giá BĐS nhìn chung vẫn giữ ở mức cao chứ không giảm.
Theo ghi nhận của phóng viên, trên địa bàn TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), giá chào hàng ở các khu đô thị từ sàn giao dịch, môi giới BĐS vẫn từ 18-25 triệu đồng/m2. Ngay cả mặt tiền đường số 4 ở Khu đô thị Lê Hồng Phong 1 cũng giữ mức 48 triệu đồng/m2. Tại Khu đô thị An Bình Tân, giá đất vẫn dao động 22-26 triệu đồng/m2, không giảm so với trước Tết nguyên đán. Còn các khu đất dọc đường Võ Nguyên Giáp (thuộc các xã: Vĩnh Thái, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Trung), giá vẫn từ 13-17 triệu đồng/m2, tùy vị trí.
Ông Phan Việt Hoàng, Tổng Thư ký Hội Môi giới BĐS Khánh Hòa, cho biết 3 tháng đầu năm 2020, lượng giao dịch nhà đất tại TP Nha Trang không đáng kể. Chỉ một số giao dịch thông thường ở khu vực nhà phố nội ô và đất ở nông thôn, thỉnh thoảng mới có giao dịch thành công. Riêng các sản phẩm condotel (căn hộ khách sạn) gần như không có mua bán. Việc không có giao dịch do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các chủ đầu tư cũng như các sàn giao dịch buộc phải tạm hoãn các hoạt động mở bán dự án. Nhiều sàn phải đóng cửa, cá nhân môi giới BĐS thất nghiệp.
Thị trường bất động sản phố biển Nha Trang một thời nhộn nhịp bây giờ hết sức trầm lắng, giao dịch condotel là con số 0
Theo một số người am hiểu thị trường BĐS Khánh Hòa, hiện nhiều dự án ở Nha Trang chưa được cấp phép do đang vướng đến đấu thầu, định giá đất nên chính quyền phải đợi chỉ thị của các bộ, ngành. Điều này khiến phố biển Nha Trang khan hiếm sản phẩm mới, khách hàng và nhà đầu tư ít quan tâm vì phải lo chống dịch... Bên cạnh đó, Thông tư số 22/2019/TT-NHNN có hiệu lực kể từ đầu năm 2020 đã kiểm soát chặt tín dụng BĐS theo hướng thắt chặt nguồn tín dụng, giảm hạn mức cho vay... Những yếu tố đó khiến thị trường BĐS trầm lắng.
Lý giải vì sao giá BĐS vẫn cao, ông Phan Việt Hoàng cho rằng các chủ đầu tư, sàn giao dịch, công ty môi giới đang cố "gồng gánh" để chờ qua dịch bệnh. Chính phủ cũng đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước quy định về tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ; miễn, giảm lãi, phí; giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch bệnh. Tổng cục Thuế thực hiện gia hạn nộp thuế, miễn tiền thuế chậm nộp đối với DN bị thiệt hại do dịch bệnh... Nhờ đó, thị trường BĐS vẫn còn "cầm cự" được giá.
"Nếu dịch kéo dài, hậu quả sẽ khó lường, nhiều khả năng trong tháng 6 hoặc tháng 7, giá BĐS sẽ lao dốc. Trong bối cảnh tín dụng siết chặt cộng hưởng với không bán được sản phẩm, trên thị trường đã xuất hiện dấu hiệu các chủ đầu tư yếu năng lực tài chính đã chào mời, chuyển nhượng dự án, cổ phần, từng phần dự án..." - ông Hoàng nhận định.
Theo dự báo của Hiệp hội BĐS Việt Nam, trạng thái "ngủ đông" đối với thị trường giao dịch BĐS nghỉ dưỡng sẽ còn kéo dài trong quý II này, bởi dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp. Giá bán căn hộ tại các đô thị phân khúc trung cấp và bình dân khó tăng vì nhu cầu yếu nhưng cũng khó giảm vì lượng hàng tồn không nhiều. Riêng phân khúc căn hộ cao cấp, giá có thể giảm do lực bán yếu và áp lực về vốn của các chủ đầu tư.
Kỳ Nam
Hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn tăng điểm, VnIndex tiếp tục tăng điểm Dù có lúc dòng tiền ngập ngừng trước lực bán từ khối ngoại nhưng niềm tin của nhà đầu tư nội đang cao hơn bao giờ hết. Dòng tiền bắt đáy tiếp tục đẩy nhiều cổ phiếu lên cao. Khởi đầu phiên giao dịch sáng nay, VnIndex tăng hơn 9 điểm. Tuy nhiên, chỉ sau vài chục phút giao dịch, thị trường chứng...