Kinh doanh thất bát, LG đóng cửa một nhà máy sản xuất màn OLED cho smartphone, smartwatch
Công ty Hàn Quốc đang xem xét việc đóng cửa nhà máy màn hình E2 tại Paju, tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc. Theo một số báo cáo mới gần đây, nguyên nhân được cho là do tình trạng thua lỗ kéo dài.
Nhà máy này được dùng để sản xuất màn hình OLED cho smartphone, smartwatch, ví dụ Apple Watch. Trong số ba dây chuyền lắp đặt ở đây, chỉ có một đang chạy ở công suất tối đa, phục vụ đơn hàng từ Apple. Đây là cơ sở màn hình OLED cỡ vừa và nhỏ đầu tiên của LG Display, bắt đầu chạy từ năm 2013. Sau khi đóng cửa, công ty có lẽ sẽ chuyển hoạt động sản xuất sang nhà máy E5, The Investor cho biết.
LG Display sắp đóng cửa nhà máy sản xuất màn hình cho Apple Watch
Trái ngược với việc cung ứng tấm nền cho TV, xe hơi, bảng hiệu kỹ thuật số, kinh doanh màn hình OLED cỡ vừa và nhỏ đã gây thua lỗ cho họ một thời gian. Thua lỗ ngày càng nặng nề, chủ yếu do LG Display đã quyết định đầu tư muộn màng vào phân khúc này, dẫn đến bỏ lỡ cơ hội. Một nguồn tin trong ngành công nghiệp cho hay, vị CEO trước đây đã quá chú tâm vào nâng cao các số liệu, bỏ qua những mảng kinh doanh mới nổi như màn hình cho smartphone. Hiện LG đã bổ nhiệm một giám đốc mới vào vị trí này, ông Jeong Ho-young.
Không chỉ OLED cỡ nhỏ, ngay cả màn hình LCD cũng đang gặp khó khăn. LG đang tinh giản bộ máy tại một cơ sở ở Trung Quốc, sa thải 5.000 nhân viên chủ yếu do không cạnh tranh lại các đối thủ Trung Quốc như BOE, CSoT. Đồng hương Samsung Display cũng đối mặt với tình trạng tương tự, sự nổi lên nhanh chóng từ đại lục khiến các công ty Hàn Quốc phải ‘đau đầu’ vì trở tay không kịp.
Video đang HOT
Cả Samsung và LG đều đang khốn đốn ở mảng kinh doanh tấm nền
Theo số liệu kinh doanh, 6 tháng đầu năm 2019, LG Display đã ghi nhận khoản lỗ 421 triệu USD. Samsung cũng ghi nhận lỗ 50 triệu USD, phần lớn nhờ khoản bồi thường 800 triệu USD của Apple đã giúp công ty bù đắp cho thâm hụt. Nếu không tính khoản lợi nhuận ghi nhận một lần này, Samsung Display thậm chí có thể còn thua lỗ nặng nề hơn. Bởi chỉ tính riêng ba tháng đầu năm nay, kinh doanh màn hình Samsung đã bị âm 480 triệu USD, còn nhiều hơn cả LG trong 6 tháng. Báo Korea Times nhận định, Trung Quốc thực sự đang gấp sức ép lớn lên hai công ty, khiến họ rơi vào khủng hoảng.
Theo VN Review
Nhà máy smartphone cuối cùng của Samsung tại Trung Quốc sắp đóng cửa
Mới đây, trang South China Morning Post cho biết, Huizhou Samsung Electronics (Samsung Huệ Châu) - nhà máy sản xuất smartphone cuối cùng của Samsung tại Trung Quốc sắp đóng cửa.
Nhà máy Samsung Huệ Châu được thành lập vào ngày 24/8/1992, bốn ngày trước khi Samsung ký hợp đồng liên doanh với chính quyền thành phố Huệ Châu cũng như thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Hàn Quốc
Vào thời hoàng kim, khu phức hợp của Samsung tại Huệ Châu, nằm ở phía bắc của Châu thổ sông Châu Giang, được xem là nhà máy lớn nhất của Samsung tại Trung Quốc, sản xuất 1/5 smartphone bán ra tại Trung Quốc vào năm 2011.
Tuy nhiên, vào ngày 28/2 năm nay, một thông báo ngừng tuyển dụng đã được dán lên cổng ra vào của nhà máy.
Một thông báo ngừng tuyển dụng được dán trên cổng nhà máy vào ngày 28/2/2019. Nhiều xe buýt lớn đang đậu bên trong khu tập thể nhưng không thấy chiếc nào di chuyển vào hoặc ra khỏi cổng
Kể từ tháng 2, sau Tết nguyên đán Trung Quốc, nhiều cư dân ở thị trấn Chenjiang gần đó, từ doanh nhân, công nhân, người cho thuê nhà đến các bảo vệ ở những nhà máy điện tử gần đó đã nghe thấy và lan truyền tin đồn rằng Samsung sẽ dừng một phần lớn hoạt động sản xuất của hãng trong vài tháng tiếp theo.
Samsung Huệ Châu là nhà máy sản xuất smartphone cuối cùng của Samsung tại Trung Quốc sau khi công ty này đóng cửa cơ sở của họ tại thành phố Thiên Tân hồi tháng 12 năm ngoái. Thậm chí, Samsung cũng ngừng sản xuất các thiết bị mạng vào đầu năm 2018 tại nhà máy của mình ở thành phố Thâm Quyến.
Anh Steve Huang, một kỹ sư đã làm việc tại nhà máy Samsung Huệ Châu 17 năm, cho biết hệ thống đèn chiếu sáng ở đây từng được tô điểm với những biển hiệu quảng cáo bắt mắt của Samsung. Bây giờ tất cả đều biến mất. Chưa hết, số nhân viên tại nhà máy đã giảm từ 9.000 người năm 2013, thời điểm Samsung đứng đầu Trung Quốc về thị phần smartphone với 20%, xuống còn 4.000 người.
Năm ngoái, thị phần smartphone Samsung tại Trung Quốc sụt giảm xuống còn 1% trước sự cạnh tranh gay gắt từ các thương hiệu nội địa như Huawei, Xiaomi và OPPO.
Giá thuê một phòng đơn đã giảm từ 500 Yuan (khoảng 1.6 triệu đồng) xuống chỉ còn 200 Yuan hoặc 300 Yuan mà vẫn không thấy công nhân nào đến thuê, một chủ nhà cho biết
Một ông chủ nhà trọ là dân địa phương chia sẻ: "Tháng trước tôi nghe nói vài trăm công nhân đã nhận được khoản tiền bồi thường khoảng từ 10.000 Yuan (khoảng 33.5 triệu đồng) cho tới hơn 100.000 Yuan (335.8 triệu đồng), tùy theo số năm làm việc, và đã rời Samsung".
Samsung Trung Quốc từ chối bình luận bất kể cả truyền thông Trung Quốc và Hàn Quốc tuần trước đều đưa tin việc công ty này cắt giảm hoạt động sản xuất và sa thải bớt công nhân tại nhà máy ở Huệ Châu.
Theo Thế Giới Di Động
Huawei dự định đầu tư 800 triệu USD vào Brazil để đón đầu mạng 5G Huawei của Trung Quốc dự định đầu tư 800 triệu USD trong 3 năm tới để xây một nhà máy sản xuất linh kiện điện thoại và truyền thông tại bang Đông Nam Brazil. Báo chí Brazil ra ngày 9/8 dẫn lời Thống đốc bang Sao Paulo Joao Doria cho biết tập đoàn công nghệ truyền thông Huawei của Trung Quốc dự định...