Kinh doanh online, hướng đi bền vững bất chấp biến động cho doanh nghiệp trong thập kỉ mới
Trong bối cảnh cả thế giới đang phải làm quen với “bình thường mới”, liệu kinh doanh online có phải con tàu Noah cho các doanh nghiệp ra khơi và bứt phá khi thập kỉ mới đã sang trang?
Những mảng sáng trong bức tranh kinh tế buồn 2020
Năm 2020, cú sốc mang tên COVID-19 đã làm đảo lộn cuộc sống và khiến nền kinh tế toàn cầu chao đảo. 12.000 tỷ USD là mức thiệt hại mà nền kinh tế thế giới phải gánh chịu, đây là mức tổn thất lớn chưa từng có kể từ Chiến tranh Thế giới thứ II. Thương mại toàn cầu đình trệ, làn sóng doanh nghiệp phá sản lan khắp thế giới, khoảng 35% số doanh nghiệp toàn cầu bên bờ vực phá sản và hàng trăm triệu người mất việc do COVID-19.
Việt Nam và những con số biết nói của kinh doanh số
Nhìn lại năm 2020, ngay cả trong thời điểm Covid làm tê liệt gần như toàn bộ nền kinh tế cả nước, kinh doanh online vẫn duy trì con số tăng trưởng đáng ngưỡng mộ. Chỉ riêng doanh thu từ việc mua sắm trực tuyến đã tăng từ 20-30% so với cùng kì năm ngoái. Thậm chí, một số sàn thương mại điện tử lớn như Tiki đã phát sinh thêm từ 3.000-4.000 đơn hàng/phút. Saigon Co.op có mức giao dịch trực tuyến gấp 10 lần so với ngày thường
Nhờ sự chuyển mình mạnh mẽ của thị trường bán lẻ tiêu dùng từ kênh truyền thống sang kênh trực tuyến, doanh thu bán lẻ hàng hóa vẫn duy trì được mức tăng 6,8%, chiếm 79% tổng mức; bù đắp cho sự sụt giảm mạnh của tiêu dùng du lịch lữ hành (giảm 68,2%), lưu trú (giảm 5,4%). Năm 2021, bán lẻ tiếp tục được bình chọn là ngành sẽ có sức bật cao nhất, trong xu hướng chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ như một hành động bắt buộc.
Chính phủ cũng có Quyết định 749 đặt ra mục tiêu tham vọng đảm bảo kinh tế số đạt 20% GDP trong 2025 – thể hiện niềm tin với ngành kinh tế số. Đặc biệt, với việc Chính phủ phê duyệt kế hoạch phát triển thương mại điện tử quốc gia, với mục tiêu đạt 55% dân số mua sắm trực tuyến và doanh thu đạt 35 tỷ đô vào năm 2025; kinh doanh online đang chứng minh bản thân là xu thế trọng tâm của nền kinh tế Việt.
Kinh doanh online, không chỉ phao cứu sinh nhất thời
Theo Tổng cục Thống kê, mua sắm trực tuyến không chỉ phổ biến trong năm đại dịch 2020 mà còn trở thành xu hướng mới trong tương lai không xa.
Với việc Covid-19 ở thời điểm hiện tại vẫn đang hoành hành trên thế giới và được nhiều chuyên gia dự đoán sẽ còn tác động không chỉ trong ngắn hạn mà còn dài hạn, thì khối lượng chuyển dịch mô hình kinh doanh online chắc chắn sẽ còn tăng cao trong nhiều năm tới. Về dài hạn có thể nhận thấy rằng, đầu tư cho kênh online là đầu tư cho tương lai khi những nguy cơ như Covid 19 có thể xuất hiện bất kì lúc nào, và thành quả sẽ không chỉ dừng lại là thu hồi vốn
Tuy đời sống và nền kinh tế Việt Nam đã tạm thời được bình ổn, tuy nhiên trước tình hình Covid vẫn đang hoành hành trên toàn thế giới và đang rình rập quay trở lại nước ta bất kì lúc nào, doanh nghiệp cần coi việc chuyển đổi số từ kênh truyền thống sang kênh online là một nước đi đầu tư lâu dài để đảm bảo sự phát triển bền vững.
Video đang HOT
Đóng sẵn “con tàu Noah” để đứng vững và xuyên qua mọi cơn bão
Bước sang năm 2021, dự đoán xu hướng lớn nhất của các nhà bán lẻ chính là chuyển đổi mạnh mẽ sang bán hàng đa kênh, đẩy mạnh bán hàng online bên cạnh tối ưu hóa kênh bán hàng truyền thống. Không chỉ đầu tư cho kênh bán hàng, nhà bán lẻ cần tập trung phân bổ ngân sách marketing, tiếp thị, quảng cáo để đáp ứng được tiêu chí chuyển đổi số với hiệu quả cao và chi phí phù hợp
Để làm được điều này, các doanh nghiệp cần ngay lập tức trang bị cho mình bộ “vũ khí” bán hàng online, đảm bảo phát triển bền vững trước những thách thức bất ngờ ập đến:
Một cửa hàng số chất lượng
Website – Nơi khách hàng online có thể dễ dàng tìm kiếm và mua sắm bất cứ sản phẩm/dịch vụ nào mọi lúc mọi nơi bất chấp những rào cản vật lý về lệnh giãn cách và cách ly xã hội có thể xảy ra một lần nữa.
Nhân viên bán hàng tận tụy 24/7
Chatbot – Đảm bảo việc tư vấn chốt đơn luôn được tiến hành 24/7, ngay cả khi thiếu hụt hoặc tinh giản nhân sự nếu dịch bùng phát trở lại.
Quản lý đa năng
CRM – Hỗ trợ doanh nghiệp xử lý mọi công việc: Bảo mật và lưu trữ data khách hàng; Tự động phân việc cho nhân viên; Theo dõi và đánh giá kết quả làm việc từ xa của nhân viên nếu diễn ra tình trạng làm việc online tại nhà.
Doanh nghiệp bạn đã sẵn sàng cho công cuộc “đóng tàu” giúp chinh phục mọi cơn bão bất ngờ?
Thời điểm nào doanh nghiệp nên nâng cấp hạ tầng IT?
Nâng cấp hạ tầng IT để phục vụ chuyển đổi số là việc sớm muộn mà mỗi doanh nghiệp phải thực hiện. Vậy đối với mỗi doanh nghiệp, thời điểm nào sẽ là thời điểm thích hợp để nâng cấp cơ sở hạ tầng?
Khoa học ngày càng tiến bộ, kéo theo đó là sự ra đời của nhiều công nghệ mới hiện đại hơn, hoàn hảo hơn. Nhưng chạy đua công nghệ chưa bao giờ là bài toán dễ dàng đối với các doanh nghiệp. Công nghệ thay đổi liên tục càng khiến cho việc cập nhật để duy trì sự đồng bộ với những phát triển mới nhất khó khăn hơn.
Công nghệ mới cung cấp các phương tiện tối ưu hơn hoặc tiết kiệm chi phí hơn mang lại nhiều lợi ích cho mục tiêu kinh doanh hơn. Tuy nhiên, công nghệ mới cũng kéo theo những thách thức mới về cơ sở hạ tầng. Vậy thời điểm nào doanh nghiệp nên nâng cấp hạ tầng?
Cùng xem xét câu hỏi trên với hai loại doanh nghiệp sau:
Đối với doanh nghiệp đã kinh doanh
1. Khi doanh nghiệp có sự phát triển tốt, cần mở rộng dịch vụ/ứng dụng
Mở rộng dịch vụ/ứng dụng là một việc rất tốt cho doanh nghiệp. Đi kèm với mở rộng là hàng loạt các vấn đề nảy sinh: tăng nhân viên dẫn đến chi phí quản lý đầu tư, đào tạo tăng, tăng ứng dụng/dịch vụ dẫn đến chi phí quản lý, hoạt động... tăng. Tất cả những gia tăng trên đều gây nên những áp lực lên cơ sở hạ tầng. Khi cơ sở hạ tầng càng áp lực thì hoạt động của hệ thống càng đi xuống. Điều này gây nên rất nhiều thất thoát cho doanh nghiệp. Nếu không nâng cấp cơ sở hạ tầng thì mở rộng dịch vụ thì việc tốt trở thành việc gây ảnh hưởng xấu cho doanh nghiệp.
2. Khi mô hình kinh doanh mở rộng qua hình thức online
Kinh doanh online đang dần thay thế mô hình kinh doanh truyền thống. Và mô hình kinh doanh này đang cho thấy hiệu quả vượt trội sau đại dịch Covid 19. Nhiều doanh nghiệp mở rộng mô hình kinh doanh theo hình thức online kéo theo việc hình thành các website, ứng dụng di động. Đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu khá tốn kém.
Hiện nay, người dân có xu hướng mua hàng online nhiều hơn khiến lưu lượng truy cập tăng lên. Theo Iprice, vào quý 3 năm 2020, website của Shopee VN có hơn 63 triệu lượt truy cập trung bình hàng tháng. Lượt truy cập tăng mà cơ sở hạ tầng không nâng cấp thì gây nên rất nhiều rủi ro cho hệ thống (sập, tắc nghẽn... hệ thống).
3. Khi triển khai sản phẩm mới (sản phẩm online)
Khi triển khai một sản phẩm, tổ chức, doanh nghiệp có thể gặp vấn đề không tương thích, không đồng bộ, vượt quá khả năng của hệ thống cũ. Và mặc dù với hệ thống cũ, doanh nghiệp của bạn vẫn hoạt động ổn định thì điều đó không đồng nghĩa khi triển khai sản phẩm mới, hệ thống vẫn hoạt động bình thường. Khi điều đó xảy ra, nhóm CNTT phải đưa ra các giải pháp nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Đối với các Start-up
1. Khi hạ tầng ban đầu ko thể đáp ứng được tốc độ phát triển của startup
Một đặc tính của startup là phát triển với tốc độ cực kỳ nhanh chóng. Hệ quả của nó là hệ thống ban đầu không thể đáp ứng được. Vì startup phải cập nhật mọi xu thế, áp dụng những công nghệ mới nhất thì mới thu hút được đầu tư, thu hút được khách hàng. Điều này làm căng thẳng cơ sở hạ tầng công nghệ, dẫn đến tăng chi phí.
2. Khi cần tối ưu chi phí khởi tạo và duy trì hạ tầng
Xây dựng lại cơ sở hạ tầng mới đòi hỏi chi phí rất tốn kém, đặc biệt không phù hợp với sự "chuyển mình" liên tục của các công ty startup. Một giải pháp thay thế là nâng cấp cơ sở hạ tầng. Việc nâng cấp vẫn đảm bảo hệ thống cũ hoạt động ổn định, và đảm bảo khả năng xây dựng của các tính năng mới mà chi phí cho việc nâng cấp thấp hơn so với chi phí xây dựng lại từ đầu.
3. Trước mỗi đợt đẩy mạnh sản phẩm ra thị trường
Chiếm lĩnh thị trường là mong muốn của tất cả các doanh nghiệp. Và đối với doanh nghiệp công nghệ, việc ra mắt sớm và chiếm lĩnh thị trường là yếu tố sống còn. Với mỗi đợt đẩy mạnh sản phẩm ra thị trường thì đồng nghĩa với việc lượt truy cập sẽ tăng đột biến yêu cầu hệ thống phải đáp ứng được. Cả nhân viên và khách hàng đều không sẵn sàng chấp nhận những lỗi công nghệ trong môi trường định hướng công nghệ ngày nay. Quan điểm chung đối với công nghệ là nó phải phục vụ nhu cầu của người dùng một cách trực quan và thành thạo. Nâng cấp có thể là cách tốt nhất để duy trì hoạt động.
Nâng cấp hạ tầng trên thực tế không phải là một nhiệm vụ khó khăn hay "ngoài tầm với" như nhiều người vẫn nghĩ. Việc triển khai một hạ tầng số trên nền tảng điện tám đám mây giúp 'tự động hóa' nhiều khâu cài đặt tay thủ công tốn kém thời gian, nhân lực có thể chỉ mất từ vài phút đến vài tiếng cho một quy trình chạy xuyên suốt thời gian dài. Chưa kể, với các giải pháp dạng ảo hóa như vậy, doanh nghiệp không cần phải tốn chi phí đầu tư cho mua sắm thiết bị từ đầu, chi phí bảo hành đắt đỏ, chi phí mua mới thiết bị phục vụ nâng cấp dù không dùng hết...
Ví dụ máy chủ ảo BizFly Cloud Server khởi tạo chỉ từ 45 giây, cài đặt và cấu hình chỉ từ 1 phút, tích hợp thêm các tiện ích, giải pháp như Pre-built App ( 50 ứng dụng có sẵn), VPN (Kết nối mạng riêng ảo), Call Center (Giải pháp tổng đài văn phòng) Load Balancer (Cân bằng tải cho cụm máy ảo), CDN (tăng tốc độ tải web tới 16 lần)... chỉ từ vài cú click.
BizFly Cloud - Nhà cung cấp đa dịch vụ đám mây được vận hành bởi VCCorp - Công ty tiên phong trong lĩnh vực truyền thông và công nghệ tại Việt Nam, sở hữu gần 20 sản phẩm hạ tầng IT phục vụ chuyển đổi số đáp ứng các tiêu chí phục vụ Chính phủ điện tử/Chính quyền điện tử.
Hiện là đối tác uy tín của nhiều đơn vị lớn như VTV, Vingroup, Đất Xanh Miền Bắc, Thu Cúc, Ahamove, Sapo, Ivy Moda, VNtrip...
Gỡ rối những khó khăn khi kinh doanh online dịp mùa sale cuối năm Trước những thách thức sau đại dịch và bắt kịp mùa sale cuối năm, các chủ shop online cần áp dụng chuyển đổi số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội mới. Đại dịch Covid đã bao phủ một màu đen lên kết quả kinh doanh trong năm nay. Tăng trưởng Quý I năm 2020 của Việt Nam...