Kinh doanh du lịch thời 4.0: Doanh nghiệp phải tìm hướng đi mới
Xu hướng du lịch và hành vi của du khách hiện nay đã bước sang giai đoạn khách du lịch kết nối với sản phẩm. Họ chủ động cho chuyến đi du lịch từ khâu tìm hiểu điểm đến, đặt dịch vụ… Một giai đoạn mới của kinh doanh du lịch đã được bắt đầu.
Theo Báo cáo Chỉ số Thương Mại Điện Tử 2019 của Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam, tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử năm 2018 cao hơn 30% và sẽ tiếp tục duy trì tốc độ này trong những năm tới, quy mô giao dịch khoảng 8 tỷ USD. Bán lẻ trực tuyến và du lịch trực tuyến chiếm tỷ trọng cao nhất trong toàn bộ thị trường thương mại điện tử Việt Nam.
Trong khi đó, báo cáo Google và Temasek cho thấy, quy mô du lịch trực tuyến Việt Nam năm 2018 đạt 3,5 tỷ USD (tăng trưởng 15%), dự kiến 2025 con số này sẽ lên tới 9 tỷ USD. Đặt vé máy bay, phòng khách sạn, tour du lịch và các dịch vụ hỗ trợ du lịch khác trên môi trường trực tuyến ngày càng tăng trưởng nhanh và thuận lợi cho người tiêu dùng.
Tại Ngày du lịch trực tuyến 2019 diễn ra mới đây, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình cho biết: Hiện nay, thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam cũng nhận thức được tầm quan trọng của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với đất nước. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng nền tảng du lịch trực tuyến và công nghệ thông tin vào các hoạt động du lịch và đạt được hiệu quả tương đối tốt.
Phát triển du lịch trực tuyến và nền tảng kỹ thuật số là cơ hội tăng trưởng du lịch. Nền tảng kỹ thuật số điểm đến giúp cung cấp nhanh và nhiều thông tin, cung cấp các dịch vụ đa dạng, hấp dẫn thu hút du khách. Ngoài ra, phát triển du lịch trực tuyến làm tăng GDP và việc làm. Du lịch trực tuyến còn tạo cơ hội để cho tất cả mọi người có thể tham gia, người làm ra dịch vụ có thể bán được nhiều sản phẩm hơn và người sử dụng có thể tận dụng được các dịch vụ tốt hơn.
Dẫn báo cáo của Tổ chức Du lịch Thế giới, ông Hưng cho biết: Xu hướng du lịch và hành vi của du khách hiện nay đã bước sang giai đoạn khách du lịch kết nối với sản phẩm. Họ chủ động cho chuyến đi du lịch từ khâu tìm hiểu điểm đến, đặt dịch vụ… Những nhận xét, đánh giá từ chính trải nghiệm của họ được lan rộng nhanh và được những du khách khác tin tưởng hơn. Một giai đoạn mới của kinh doanh du lịch đã được bắt đầu.
Kể về một trải nghiệm trong chuyến du lịch Thái Lan vừa thực hiện, ông Nguyễn Thanh Hưng, Chủ tịch của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam VECOM nói: “Tôi đã đi du lịch Thái Lan vài lần, nhưng đây là lần đầu tiên tôi trải nghiệm theo tour của một công ty lữ hành chuyên cung cấp các dịch vụ trực tuyến”.
Ông Hưng cho biết trong đoàn du lịch có 20 người thì có 6 người là nông dân của tỉnh Kiên Giang.
Video đang HOT
“Tôi có hỏi các bác đăng ký tour này thế nào? Những người này giơ điện thoại di động lên và nói dễ lắm, chúng tôi ở Kiên Giang đặt tour, đặt xe từ Rạch Giá lên TP.HCM, 7h sáng có mặt ở sân bay Tân Sơn Nhất để đi. Trong thời gian du lịch ở Thái Lan, tôi có để ý, những bác nông dân này còn dùng điện thoại nhiều hơn tôi”, ông Hưng chia sẻ.
Theo Chủ tịch VECOM, đây là ví dụ tiêu biểu cho sự thay đổi của xu hướng phát triển trong ngành du lịch hiện nay.
Cùng chung quan điểm, ông Vũ Thế Bình – Phó Chủ tịch Hiệp hội du lịch Việt Nam nhấn mạnh, xu hướng du lịch trực tuyến ngày càng phát triển chóng mặt. Tới nay chỉ khoảng 30% khách hàng chọn tour du lịch truyền thống, bởi cách mạng 4.0 đã đưa du lịch phát triển theo xu hướng mới.
Khách hàng bây giờ chỉ cần thông qua một cú nhấp chuột là có thể đặt phòng, đặt vé máy bay, đặt tour. Tại thời điểm này, theo nhận định của nhiều chuyên gia du lịch thì chỉ có 30% người đi du lịch đặt tour còn lại có tới 70% khách đi du lịch theo kiểu tự túc, nghĩa là họ tự đặt phòng, tự thanh toán phương tiện đi lại, đặt vé các khu giải trí… Xu hướng mới này buộc các công ty du lịch cũng phải thay đổi cách kinh doanh từ việc bán tour tại văn phòng hay phải đi đến tận nơi thì bây giờ sẽ thông qua các trang web.
Trên góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Bình Long, Giám đốc Ban Công nghệ Thông tin Vietravel cho rằng, với việc ứng dụng công nghệ vào du lịch, thời gian qua Vietravel đã ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng về lượng khách đặt dịch vụ trực tuyến. Để đạt được mục tiêu doanh thu 2019 tăng 40%, việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh là xu hướng tất yếu. Ứng dụng công nghệ tạo ra nhiều cơ hội tối ưu hóa hiệu quả công tác xúc tiến quảng bá và mở rộng thị trường, đẩy mạnh phát triển du lịch trực tuyến và thương mại điện tử. Đồng thời, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới hấp dẫn hơn, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và xây dựng thương hiệu du lịch.
Hiện hàng triệu người Việt sử dụng các ứng dụng du lịch hàng tháng, nhưng hơn 80% là các ứng dụng nước ngoài như Booking, Agoda, TripAdvisor… Ông Ngô Minh Đức, CEO của Gotadi, nhận định: Ứng dụng đặt các dịch vụ du lịch thừa nhận doanh nghiệp Việt khó cạnh tranh với các thương hiệu lớn trên thế giới.
Theo ông Phạm Hải Văn, đại diện Haravan, startup cung cấp giải pháp bán hàng đa kênh, các doanh nghiệp phải tìm mọi cách để cung cấp dịch vụ online, bởi 60% khách du lịch hiện sử dụng Google Map để tra cứu thông tin về điểm đến, ăn uống, lưu trú. Nếu một khách sạn, homestay không xuất hiện trên mạng là điểm trừ lớn khi không thu hút được khách đến lần tiếp theo, quan trọng hơn là không có thông tin khách hàng.
Tại sự kiện , các chuyên gia đều có chung nhận định, nếu doanh nghiệp chưa nắm bắt tốt xu hướng, hành vi của du khách, điều này sẽ làm ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động kinh doanh du lịch của doanh nghiệp. Nội dung đa chiều, tăng tính tương tác, cập nhật theo thời gian thực và kết hợp con người với công nghệ là những xu hướng công nghệ mà doanh nghiệp cần quan tâm để thích ứng với sự sự thay đổi của thị hiếu khách hàng.
Theo Doanh Nghiệp
Mặt trái của mạng xã hội, chính là mặt phải của báo chính thống
Để có thể đi đến vấn đề lớn trong câu chuyện hôm nay, chúng ta cần hiểu được mạng xã hội.
Thay vì bĩu môi hay chê bai mạng xã hội, cũng như tạo cho bản thân mình đứng cao trên mạng xã hội theo kiểu 'ta hàn lâm hơn', 'ta tử tế hơn', thì chúng ta cần phải hiểu vì sao mạng xã hội có thể thống trị thế giới truyền thông vào thời điểm này?
Vì sao mạng xã hội thống trị?
Vào một ngày của tháng 2 năm 2004 tại một căn phòng ký túc xá của đại học Harvard nổi tiếng, một cậu sinh viên năm hai đã lập ra trang mạng có tên TheFacebook.com. Tên của chàng sinh viên ấy là Mark Zuchkerberg. Đó chính là điểm khởi đầu của mạng xã hội lớn nhất hành tinh về sau. Ngày đó Mark lập ra mạng xã hội cho nhu cầu giao lưu với các sinh viên trong trường. Nhưng ngay lập tức mạng xã hội nhận được sự ủng hộ rộng rãi trong cộng đồng khi chỉ trong vòng một tháng, nửa số sinh viên Harvard đã đăng ký thành viên của TheFacebook.
Mark Zuchkerberg đồng sáng lập facebook, mạng xã hội có ảnh hưởng lớn nhất ở thời điểm hiện tại
Và đến tháng thứ ba thì website mở rộng sang các trường đại học khác như Yale, Columbia và Standford. Nhận thấy tiềm năng của TheFacebook.com, Mark đã cùng với những người bạn học của mình quyết định phát triển trang mạng xã hội theo hướng kinh doanh. Tính từ lúc đó, facebook là không thể ngăn chặn. Năm 2014, tròn 10 năm sau khi ra đời, facebook có đến 1,23 tỷ lượt truy cập mỗi tháng. Và trong thống kê gần nhất vào tháng 04/2019, con số ấy đã là 2,3 tỷ - có nghĩa là 1/4 thế giới dùng facebook. Riêng Việt Nam là gần 60 triệu người dùng. Nếu ta xem facebook là một quốc gia, thì dân số của quốc gia ấy là lớn nhất thế giới.
Tại sao facebook có thể thống trị đến mức độ đó? Bởi vì facebook có đủ thiên thời, địa lợi, nhân hòa để tạo nên chiến thắng.
"Thiên thời" đó là khi ra đời trang mạng xã hội của mình thì Mark Zuchkerberg là kẻ đi trước và không gặp vấn đề cạnh tranh. Cùng với đó lại là sự nổi lên của công nghệ thông tin, của toàn cầu hóa và Internet. Trên Internet thì dù bạn là ai, và dù bạn ở đâu, chỉ cần một cú click chuột và bạn sẽ đến với nhau. Facebook ra đời, đẩy mạnh sự kết nối, tạo ra một giao diện dễ gần, dễ dùng. "Địa lợi" ở đâu? Chúng ở trong những chiếc điện thoại. Sự bùng nổ của facebook trùng với thời điểm smartphone nở rộ. Nhờ những chiếc điện thoại thông minh này mà facebook có thêm được nhiều người dùng bởi tính tiện lợi của chúng. Thống kê cho thấy trong 1,23 tỷ lượt truy cập mỗi tháng đến với facebook năm 2014, thì 1 tỷ trong số đó đến từ thiết bị di động.
Và cuối cùng là "nhân hòa", đây cũng là lý do mà mạng xã hội này đang trên đường đánh bại các tờ báo truyền thống, từ báo giấy đến báo điện tử. Facebook cho chúng ta thõa mãn cái tôi của bản thân bằng news feed (dòng thời gian) và status (trạng thái chia sẻ). Khi bạn chia sẻ cảm nghĩ của mình về một vấn đề xã hội thì bạn đã chính là một nhà báo, và trang cá nhân của bạn chính là một tờ báo thu nhỏ. Đấy chính là điểm lợi hại của facebook.
Tờ báo ấy vốn dĩ chưa chắc đã nuôi sống được bạn, nhưng nó có thể cho bạn một thứ doping tinh thần, một sự thỏa mãn trong thoáng chốc liên quan đến quyền cơ bản của con người, đó là quyền được tôn trọng, được lắng nghe. Bây giờ, nếu như có một vụ án gây xôn xao dư luận xảy ra, hay một phát ngôn không chuẩn mực của người nổi tiếng, hay một trận bóng đá có hàng tỷ người xem ..v.v... thường thì chúng ta sẽ đọc báo xem báo viết gì. Nhưng giờ với mạng xã hội trong tay, chúng ta sẽ được quyền nêu ý kiến về những chủ đề ấy. Và nếu may mắn khi đó là một góc nhìn hay, thì bạn sẽ được nhiều likes, được nhiều chia sẻ (share), và được biết tới. Cuộc sống luôn luôn vận động, và facebook cho chúng ta những cái "trend" (trào lưu) để ta không thể rời bỏ được nó.
Quy mô khổng lồ, sức hấp dẫn của facebook đã chỉ ra cho người làm báo biết rằng phải sống chung với lũ, chứ không thể đứng biệt lập. Vấn đề là, sống như thế nào cho tốt?
'Gương mặt" trắng đen
Facebook như đã nói ở phần trên, cái lợi hại của nó là quá dễ dàng nêu ý kiến, và đó cũng chính là cái điểm bất cập chết người khiến nó mất uy tín. Từ dễ dàng mà đi đến dễ dãi, cuối cùng mà sinh ra tin giả, fake news. Một người phụ nữ đăng tin dịch Ebola đến Việt Nam, một người đàn ông nói máy bay rơi ở Nội Bài. Hay chiều 5/6/2019, Công an TP Quy Nhơn đã cho điều tra 2 chủ tài khoản Facebook trong việc tung tin về các vụ bắt cóc không có thật ở khu vực Vườn Bông (P.Lê Hồng Phong, TP Quy Nhơn). Chưa kể song song với tin giả là những thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân một người khác. Đấy rõ ràng là những việc làm có tính nguy hại đến cộng đồng.
Nếu ta xem facebook là một quốc gia, thì dân số của quốc gia ấy là lớn nhất thế giới.
Người làm báo chính thống thì tránh xa được điều ấy, do luôn phải đi qua từng lớp kiểm thông tin và đòi hỏi sự kỹ càng, chuyên sâu. Điều đó có nghĩa là, làm báo bây giờ để nhanh thì không thể theo kịp mạng xã hội, thì cái ta cần đó phải là thông tin đúng, và thông tin sâu. Một sự kiên xảy ra, mạng xã hội sẽ báo cho chúng ta biết đó là chuyện gì, có ai tham gia. Báo giấy xuất hiện sau một ngày phải biết lùi lại, nghiền ngẫm để đưa những tin chuyên sâu và lắng đọng. Tạo ra những góc nhìn có tính nhân văn, tính cảnh báo mà mạng xã hội không có được. Viết cái mà mạng xã hội không có, chính là cách sống chung cùng mạng xã hội. Tốc độ là của người, còn chất lượng là của tôi.
Để có thể đưa được thông tin đúng cho mọi người, nhưng lại phải sống với mạng xã hội để lấy thông tin mà người đọc quan tâm là điều không hề đơn giản. Tuy vậy không phải là không thể. Chúng ta chỉ có thể làm được điều đó khi có một trái tim nóng và một bộ não lạnh. Ta cần một trái tim đẹp để biết đưa thông tin hướng thiện, điều tốt cho cộng đồng, chứ không phải chạy theo "trend" bất chấp tốt xấu. Nhưng ta cần một bộ não lí trí để phân tích, để tư duy thẩm định hòng lọc ra thông tin đúng hay sai, để quyết định phải viết về chuyện đó, hay quyết định đợi thêm một thời gian cho có nhiều thông tin.
Xã hội luôn đổi thay, và con người phải thay đổi để tồn tại. Hãy học từ chính Facebook, điều đã giúp mạng xã hội này bành trướng đó chính là việc thay đổi, thay đổi liên tục.
Theo Thời Đại
Gmail thêm tính năng Dynamic Email, tương tác với các website ngay trong email mà không cần mở web Từ ngày 2/7, Google sẽ triển khai tính năng Dynamic Email đến mọi người dùng Gmail. Dynamic Email là tính năng dựa trên động cơ AMP (Accelerated Mobile Pages) vốn được Google xây dựng để cho phép các trang web được tải về nhanh hơn. Nếu Gmail có tính năng Dynamic Email, các email sẽ có khả năng tương tác nhiều hơn. Người...