Kinh dị ‘hàm răng biết bơi’ 358 triệu tuổi: Một miếng cắn bay 23 kg thịt
Một nghiên cứu mới đã hoàn thiện chân dung kinh dị của quái vật sinh sống vào cuối kỷ Devon (khoảng 382 đến 358 triệu năm trước), cho thấy nó là một hàm răng biết bơi khổng lồ được gắn lên một thân hình nhỏ hơn tưởng tượng.
Theo Science Alert, tất cả những gì được tìm thấy của quái vật “bọc thép” kỷ Devon này chỉ bao gồm phần “áo giáp” siêu cứng bọc quanh đầu của chúng, do đó việc tái hiện toàn bộ cơ thể ban đầu đã có chút sai lệch.
Đó là nhóm cá cổ đại thuộc chi Dunklosteus, bao gồm các loài thủy quái khổng lồ với bộ hàm và khoang miệng rộng đáng sợ. Các nghiên cứu trước đây dựa trên các phân này và chỉ ra chúng có thể đạt độ dài lên tới 10 m.
Chiếc đầu khổng lồ của thủy quái kỷ Devon với hàm răng đáng sợ – Ảnh: THE NEW YORK TIMES
Tuy nhiên nhóm nghiên cứu dẫn dầu bởi nhà cổ sinh vật học Russell Engelman từ Trường Đại học Case Western Reserve (Ohio – Mỹ), cho thấy một vẻ ngoài hoàn toàn khác của sinh vật.
Video đang HOT
Cho dù sở hữu những cái miệng có thể cắn bay 22,9 kg thịt chỉ trong một cú đớp, nhưng thân hình của chúng lại nhỏ bé bất thường, với con lớn nhất chỉ khoảng 4 m.
Như vậy, cơ thể của chúng còn mất cân đối hơn cả cá mập ngày nay, vốn đã nổi tiếng với cái đầu cùng bộ hàm to khỏe vượt trội so với thân hình.
Mô hình tính toán mới dựa trên 4 hóa thạch Dunklosteus, một số hóa thạch các cá “họ hàng” cùng thời với chúng và cả hàng trăm loài cá còn sống ngày nay, cũng như các yếu tố từ môi trường sống, nguồn thức ăn… của thời đại mà chúng tồn tại, vốn rất khác biệt so với bây giờ.
“Có thể chính xác hơn khi mô tả nó là sự kết hợp giữa cá mập, cá mú, cá rắn viper, cá ngừ và cá piraiba” – tiến sĩ Engelman nói.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Peerj Life & Environment.
Ngư long cổ xưa nhất thế giới hiện ra ở Bắc Cực sau 250 triệu năm
Phát hiện quý giá về quái vật biển 'ngư long' ở Hệ tầng Vikinghgda trên đảo Spitsbergen ở Bắc Cực đã khiến sách giáo khoa, giáo trình cổ sinh vật học phải viết lại.
Theo Sci-News, nhóm nghiên cứu cổ sinh vật học từ Đại học Uppsala (Thụy Điển) và Trường Đại học Oslo (Na Uy) đã nghiên cứu mẫu vật gồm những đốt sống được bảo quản tốt của một con ichthyosaur, tức "thằn lằn cá" hay "ngư long", có niên đại chỉ 2 triệu năm sau sự kiện tuyệt chủng hàng loạt cuối kỷ Nhị Điệp (Permi).
Sự kiện tuyệt chủng hàng loạt cuối kỷ Nhị Điệp xảy ra từ 252 triệu năm trước, tàn phá hệ sinh thái biển và mở đường cho cái gọi là "Thời đại Khủng long", với những con khủng long sơ khai nhất ra đời vài chục triệu năm sau đó trong kỷ Tam Điệp.
Ảnh đồ họa mô tả ngư long cổ đại - Ảnh: Esther van Hulsen
Tuy nhiên hóa thạch ngư long 250 triệu tuổi mà các nhà khoa học tìm thấy lại cho thấy đó là một sinh vật với cơ thể đã tiến hóa đầy đủ các đặc trưng của giống loài, với thân hình thon dài, đầu tương đối nhỏ, mõm dài, tứ chi hình chân chèo và đuôi giống đuôi cá heo.
Nhà cổ sinh vật học Benjamin Kear của Đại học Uppsala cho biết: "Theo sách giáo khoa, các loài bò sát trên cạn có chân đi bộ đã xâm chiếm môi trường nông ven biển để tận dụng các hốc sinh thái mà động vật ăn thịt biển bỏ lại do sự kiện thảm khốc. Theo thời gian, những loài bò sát lưỡng cư ban đầu này bơi lội hiệu quả hơn và cuối cùng biến đổi các chi của chúng thành chân chèo, phát triển hình dạng cơ thể giống cá".
Để hợp lý với giả thuyết "sách giáo khoa" đó, ngư long phải xuất hiện rất lâu sau sự kiện tuyệt chủng cuối kỷ Nhị Điệp. Nếu may mắn tìm được một loài tiền thân của ngư long 250 triệu tuổi, lẽ ra đó phải là một sinh vật còn mang đặc điểm chủ yếu của bò sát trên cạn và sống lưỡng cư, bởi 2 triệu năm là quá ngắn cho một sự thay đổi hoàn toàn.
Thế nhưng mẫu vật ở đảo Spitsbergen là một con ngư long hoàn hảo, điều giúp các nhà nghiên cứu kết luận rằng dòng họ quái vật biển này đã bắt đầu tiến hóa từ rất lâu trước đại tuyệt chủng và vẫn sống sót sau sự kiện.
"Các đốt sống giống hệt với các loài ngư long có cơ thể lớn hơn và trẻ hơn nhiều về mặt địa chất, thậm chí còn bảo tồn cấu trúc vi mô trong xương cho thấy các dấu hiệu thích nghi của sự phát triển nhanh, trao đổi chất cao và lối sống hoàn toàn ở đại dương" - tiến sĩ Kear nói thêm.
Thử nghiệm địa hóa môi trường xung quanh vị trí hóa thạch được tìm thấy đã giúp khẳng định tuổi của hóa thạch và buộc giới cổ sinh vật học phải sửa đổi các sách giáo khoa, giáo trình liên quan đến ngư long.
Điều này cũng ảnh hưởng sâu sắc đến mô hình phát triển của Thời đại Khủng long nói chung, khi chỉ ra phiên bản dưới nước của khủng long có nguồn gốc cổ đại hơn ít nhất hàng chục triệu năm so với niên đại ban đầu. Nguồn gốc của ngư long cũng phải được tính toán lại.
Các nhà khoa học vẫn hy vọng một ngày nào đó có thể tìm được mẫu vật ngư long cổ xưa hơn nữa - ví dụ một mẫu vật thuộc kỷ Nhị Điệp - để hiểu thêm về loài quái vật biển đã trường tồn cho đến khi tiểu hành tinh giết khủng long Chicxulub xuất hiện 66 triệu năm trước.
Nghiên cứu công bố trên tạp chí khoa học Current Biology.
Top động vật có lực cắn mạnh nhất hành tinh: Số 10 gây sốc! Tính cả đang sống và đã tuyệt chủng, những loài động vật có lực cắn mạnh nhất thế giới sau đây sẽ khiến bạn phải run rẩy. 1. Trong số động vật đã tuyệt chủng, lực cắn của khủng long bạo chúa (Tyrannosaurus rex) xếp hàng đầu (35.000 N) khi chúng sống trên Trái Đất từ 66 đến 68 triệu năm trước. 2....