Kinh Bắc (KBC) tiếp tục huy động 200 tỷ đồng qua trái phiếu
Số tiền thu được Kinh Bắc dự chi tăng quy mô vốn hoạt động của Công ty và/hoặc đầu tư vào các chương trình, dự án.
Tổng Công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc – CTCP (KBC) vừa thông qua phương án phát hành 200 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ. Chi tiết, trái phiếu phát hành đợt này có mệnh giá 100.000 đồng; tổng số lượng phát hành là 2 triệu trái phiếu.
Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có bảo đảm và không phải là nợ thứ cấp có kì hạn tối đa 18 tháng kể từ ngày phát hành.
Theo dự kiến, lãi suất đối với 2 kỳ tính lãi đầu tiên là 10,5%/năm; đối với mỗi kỳ tính lãi tiếp theo là 3,8%/năm lãi suất tham chiếu.
Số tiền thu được Kinh Bắc dự chi tăng quy mô vốn hoạt động của Công ty và/hoặc đầu tư vào các chương trình, dự án.
Trước đó vào cuối tháng 6, Kinh Bắc cũng đã phát hành 200 tỷ đồng trái phiếu với tổng số lượng phát hành 2 triệu trái phiếu, mệnh giá cũng là 100.000 đồng. Số trái phiếu này có kì hạn 2 năm; lãi suất trả định kì 6 tháng/lần; hai kì thanh toán lãi đầu tiên áp dụng 10,5%. Đây là trái phiếu không chuyển đổi, có đảm bảo và không kèm chứng quyền, được phát hành cho tổ chức tài chính trong nước. Tài sản đảm bảo là cổ phần của Kinh Bắc tại CTCP Khu Công nghiệp Sài Gòn – Hà Nội (SHP).
Video đang HOT
Từ đầu năm đến nay, nhiều doanh nghiệp tiến hành huy động nguồn vốn qua trái phiếu, nổi bật có nhóm bất động sản để đầu tư cho dự án. Thống kê thị trường trái phiếu 8 tháng đầu năm của Chứng khoán SSI cho thấy, chu thê phat hanh trái phiếu doanh nghiệp lơn nhât vân la cac NHTM vơi tông gia tri phat hanh la 56.060 ty đông (chiêm 47,9%); xếp thứ hai là cac doanh nghiẹp Bât đọng san phat hanh 36.946 ty đông (chiêm 31,5%); cac doanh nghiẹp phat triên ha tâng phat hanh 9.207 ty đông (chiêm 7,9%); cac đinh chê tai chinh phi ngan hang phat hanh 4.423 ty đông (chiêm 3,8%); con lai la cac doanh nghiẹp khac.
Trong đó, co 44 doanh nghiẹp bất động sản chao ban trai phiêu qua 139 đơt chao ban vơi 47.8 nghin ty TP BĐS đuơc chao ban nhung chi co 36.146 ty trai phiêu BĐS đuơc phat hanh thành công, tuong đuong ty lẹ 77,3% – mưc thâp nhât trong cac nhom.
Túc Mạch
Theo Trí thức trẻ
Gỡ nút thắt "có tiền không tiêu được"
Với hàng loạt quy định mới như phân cấp mạnh mẽ cho địa phương, bộ ngành quyết định vốn đầu tư; thay đổi khái niệm "vốn đầu tư công"..., Luật Đầu tư công sửa đổi kỳ vọng chấm dứt tình trạng giải ngân chậm, dự án kéo dài.
Luật Đầu tư công sửa đổi sẽ chấm dứt tình trạng tiền đọng ở kho bạc không tiêu được phải gửi ngân hàng (Ảnh: minh hoạ)
Tiền sẽ không còn "đọng" ở kho bạc
Tiến độ giải ngân đầu tư công chậm chưa được như kỳ vọng khiến tiền huy động về không ra khỏi kho bạc. Theo Công ty Chứng khoán SSI, đến hết ngày 31/3/2019, số tiền được kho bạc nhà nước đọng tại các ngân hàng thương mại khi lượng trái phiếu kho bạc (TPKB) phát hành mới quý 1/2019 là 69.469 tỷ đồng. Cập nhật số liệu về lượng vốn đầu tư công được giải ngân cho thấy, cùng hết quý 1/2019, có khoảng 49.800 tỷ đồng được giải ngân, còn "dôi" khoảng 19.669 tỷ đồng.
Trong khi đó, cập nhật một số liệu khác từ SSI cho thấy, đến cuối năm 2018, chỉ tính riêng lượng vốn Kho bạc Nhà nước (KBNN) gửi tại Vietcombank, BIDV và Vietinbank đã lên đến trên 216.700 tỷ đồng. Nếu cộng cả số "dôi" trên, tức là tiền vốn KBNN đang gửi 3 ngân hàng thương mại trên đã lên tới 235.669 tỷ đồng.
Báo cáo của KBNN cho thấy, đến ngày 31/1/2019, vốn đầu tư thuộc kế hoạch năm 2018 giải ngân ước đạt 342.177 tỷ đồng, bằng 85% kế hoạch. Tiến độ giải ngân đầu tư công chậm, chưa được như kỳ vọng khiến KBNN phải tiếp tục đem tiền chưa tiêu được gửi ngân hàng. Tuy nhiên, trên thực tế, kể từ ngày gọi thầu phát hành trái phiếu, số tiền thu về này đã được tính lãi và khoản tiền lãi này sẽ tiếp tục được cộng dồn sau đó tính vào trong phần nợ quốc gia.
Theo đại diện Bộ KH&ĐT, tốc độ giải ngân đầu tư công cả năm chỉ đạt khoảng 80% do giải ngân đầu tư công cho dự án được phép kéo dài 2 năm. Chính quy định này khiến người thực hiện ì trệ giải ngân. Lí do tiếp theo từ tâm lý nhà thầu. DN muốn dồn vào cuối năm để làm thủ tục giải ngân toàn bộ khối lượng công việc đã thực hiện.
"Tâm lý của người Việt là trước tết âm lịch có một khoản tiền lớn để trả cho đơn vị cung cấp vật tư, trả cho người lao động. Tâm lý quyết toán công nợ trước "tối 30" góp phần khiến tốc độ giải ngân đầu tư công các tháng đầu năm chậm", ông Trần Quốc Phương, Vụ trưởng Tổng hợp kinh tế quốc dân (Bộ KH&ĐT) cho biết.
Về tình trạng những tháng đầu năm, vốn đầu tư công giải ngân chậm, chỉ đạt 20-30% số lượng cả năm.
"Trên thực tế, thời gian qua, mỗi địa phương chỉ có 1 dự án trái phiếu Chính phủ. Nếu dự án gặp khó khăn hay chậm tiến độ, tiền nằm ở kho bạc, không lưu thông được. Đây chính là nút thắt gây ra tình trạng có tiền nhưng không tiêu được", đại diện Bộ KH&ĐT cho biết.
Để giải quyết thực trạng này, Luật Đầu tư công sửa đổi quy định, vốn đầu tư công gồm tất cả nguồn tiền trong nước (từ trái phiếu, ngân sách, tiền thu từ sổ xố, tiền bán đất...). Khi dự án gặp điểm nghẽn không giải ngân được, cơ quan chức năng chuyển vốn sang dự án khác giải ngân tốt, góp phần đảm bảo tốc độ giải ngân vốn đầu tư công.
Luân chuyển vốn từ nơi thừa sang thiếu
Một trong điểm nổi bật của Luật Đầu tư công sửa đổi nhằm giúp vốn đầu tư công hiệu quả là sự phân cấp mạnh mẽ cho địa phương, bộ ngành trong quyết định phân bổ vốn đầu tư công. Trước đây, địa phương muốn luân chuyển vốn từ dự án A sang dự án B, phải gửi công văn lên trung ương xin ý kiến, phải mất hàng tháng mới có kết quả. Trong Luật Đầu tư công sửa đổi, với sự phân cấp mạnh mẽ, thủ trưởng cơ quan, đơn vị (như Chủ tịch UBND tỉnh) được quyết định luân chuyển vốn của các dự án trực thuộc.
"Chủ tịch UBND tỉnh có thể quyết định luân chuyển vốn từ dự án A sang dự án B nhanh chóng trong vòng 1 tuần và chịu trách nhiệm về quyết định này. Thủ trưởng đơn vị được luân chuyển vốn giữa các dự án, sao cho cuối năm giải ngân hết số vốn được giao. Nếu cuối năm không giải ngân hết vốn sẽ bị thu hồi", đại diện Ban soạn thảo Luật Đầu tư công sửa đổi cho biết.
Theo Luật Đầu tư công sửa đổi, việc luân chuyển vốn giữa các dự án trong một đơn vị không ảnh hưởng đến kế hoạch vốn trung hạn. Đồng thời khắc phục được tâm lý lo "mất" nguồn vốn đã được giao của các ban quản lý dự án (QLDA).
"Trước đây, Ban QLDA rất lo sợ việc "mất vốn" đã được cấp. Vì vậy, ban QLDA giữ khư khư, không cho chuyển đi đâu dù tiền đó không tiêu được. Bây giờ, không còn tình trạng này. Vì chủ tịch UBND tỉnh sẽ quyết định chuyển vốn từ dự án gặp trục trặc, khó giải ngân sang DA giải ngân tốt và năm sau sẽ cấp bù số tiền đã luân chuyển", ông Phương cho biết.
Đến cuối năm 2018, chỉ tính riêng lượng vốn kho bạc nhà nước gửi tại Vietcombank, BIDV và Vietinbank đã lên đến trên 216.700 tỷ đồng. Theo Luật Đầu tư công sửa đổi, việc luân chuyển vốn giữa các dự án trong một đơn vị không ảnh hưởng đến kế hoạch vốn trung hạn. Đồng thời khắc phục tâm lý lo "mất" nguồn vốn đã được giao của các Ban quản lý dự án (QLDA).
Theo tienphong.vn
Lợi tức trái phiếu Chính phủ tăng trở lại, REE dẫn đầu phát hành TPDN trong quý 1/2019 Theo báo cáo của khối phân tích khách hàng cá nhân CTCP Chứng khoán SSI (SSI Retail Research), có 9.103 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành trong Q1.2019, cao hơn nhiều so với cùng kỳ 2018 là 2.816 tỷ đồng. Trong đo, đang chu y la 2.318 ty đông trai phiêu cua REE, ky han 10 nam vơi lai suât...