Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 3 tháng giảm 0,69%
Theo Tổng cục Hải quan chiều 30/3, so với cùng kỳ năm trước, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 3 tháng đầu năm nay ước tính đạt 115,34 tỷ USD, giảm 0,69%, trong đó xuất khẩu ước đạt 59,07 tỷ USD, tăng 0,5% và nhập khẩu ước tính đạt 56,26 tỷ USD, giảm 1,9%.
Giá trị xuất khẩu hàng dệt may trong 3 tháng đầu năm nay giảm 8,9% so với cùng kỳ năm trước. Ảnh: TTXVN.
Trong tháng 3/2020, tổng trị giá xuất nhập khẩu (XNK) hàng hoá của Việt Nam ước đạt 39 tỷ USD, giảm 1,1% so với tháng trước; trong đó tổng trị giá xuất khẩu ước đạt 20 tỷ USD, giảm 4,1% và tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 19 tỷ USD, tăng 2,3%. Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam tháng 3/2020 ước tính thặng dư 1 tỷ USD. Qua đó, nâng mức thặng dư của Việt nam đến hết tháng 3 năm 2020 đạt 2,8 tỷ USD.
Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu như dầu thô tháng 3/2020 ước tính đạt 141 triệu USD, giảm 20,8% so với tháng trước. Lượng xuất khẩu dầu thô 3 tháng/2020 ước đạt 1,2 triệu tấn, trị giá ước đạt 532 triệu USD, tăng 11,6% về lượng nhưng giảm 8% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Trị giá xuất khẩu tháng 3/2020 đối với gỗ và sản phẩm gỗ ước tính 900 triệu USD, tăng 20,6% so với tháng trước. Tổng kim ngạch xuất khẩu 3 tháng/2020 ước đạt 2,47 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong tháng 3, trị giá xuất khẩu giày dép ước tính đạt 1100 triệu USD, giảm 19,1% so với tháng trước. Tổng kim ngạch xuất khẩu trong 3 tháng ước đạt 3,85 tỷ USD, giảm 1,9% so với cùng kỳ năm trước.
Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của cả nước là dệt may ước tính tháng 3/2020 đạt 1,8 tỷ USD, giảm 19,4% so với tháng trước. Tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may trong 3 tháng đầu năm nay ước đạt 6,49 tỷ USD, giảm 8,9% so cùng kỳ năm trước.
Xăng dầu các loại nhập khẩu tháng 3/2020 ước tính 500.000 tấn, giảm 16,6% so với tháng trước và trị giá là 234 triệu USD, giảm 26,1% so với tháng trước. Như vậy, lượng xăng dầu nhập khẩu 3 tháng đầu năm nay ước tính đạt 1,85 triệu tấn, trị giá ước đạt 1,018 tỷ USD, giảm 10,8% về lượng và giảm 17,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Ước tính nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện trong tháng 3/2020 là 4,5 tỷ USD, tăng 1% so với tháng trước. Ước tính đến hết tháng 3/2020, nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của cả nước là 13,18 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.
Để tạo thuận lợi, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, thực hiện Chỉ thị 11/CT-TTg ngày 04/03, Tổng cục Hải quan không tổ chức kiểm tra định kỳ trong năm 2020 đối với các doanh nghiệp không có dấu hiệu vi phạm nhưng cũng không để doanh nghiệp lợi dụng chủ trương này để vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan đã có một số công văn gửi các Cục Hải quan tỉnh, thành phố triển khai các giải pháp tăng cường công tác phòng, chống dịch, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới.
Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo Cục Hải quan các tỉnh, thành phố cần nắm chắc nguồn thu, nhất là tình hình xuất khẩu, nhập khẩu với các nước Liên minh Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc; bám sát tình hình hoạt động XNK của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn quản lý, nhất là các doanh nghiệp có XNK với các quốc gia trên, tình hình xuất khẩu hàng nông sản… nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị để kịp thời có báo cáo, phản ảnh phục vụ công tác điều hành ngân sách Nhà nước.
Theo Tổng cục Hải quan, các cửa khẩu miền Trung và miền Tây Nam Bộ, lượng hàng hóa ùn ứ do thực hiện biện pháp cách ly 14 ngày đối với người điều khiển phương tiện vận tải khi đi qua biên giới (các lái xe khi vận chuyển hàng hóa từ Lào, Campuchia về Việt Nam phải đưa vào các khu vực cách ly) nên dẫn đến tình trạng ách tắc hàng hóa tại cửa khẩu, tương tự như đã xảy ra tại các cửa khẩu thuộc các tỉnh biên giới phía Bắc vào thời điểm đầu tháng 2/2020.
Các cửa khẩu biên giới phía Bắc bị ùn ứ hàng hóa đặc biệt là các cửa khẩu của Lạng Sơn (ngày 23/3 tồn 1277 xe chủ yếu là nông sản, hoa quả) và Lào Cai (tồn 172 xe, chủ yếu là nông sản, hoa quả). Việc tồn nhiều xe hàng xuất khẩu là do: Việt Nam và Trung Quốc tăng cường siết chặt công tác kiểm dịch y tế dẫn đến thời gian làm thủ tục thông quan hàng hóa tăng. Do lượng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đang vào chính vụ, lượng hàng hóa dồn đến cửa khẩu nhiều hơn so với năng lực xuất khẩu. Thời gian xuất khẩu chỉ giới hạn thực hiện trong giờ hành chính, năng lực bốc xếp hàng hóa hạn chế.
Video đang HOT
Trước tình hình này, Cục Hải quan Lạng Sơn đã đàm phán với Hải quan Hà Nam Ninh khu vực Trung Quốc về việc xuất nhập khẩu tại đường bộ Cửa khẩu Bình Nghi và phương án đưa lao động Việt Nam qua bốc xếp hàng hóa sang tải tại bãi xe Trung Quốc nhằm nâng cao năng lực thông quan nhưng vẫn đảm bảo phòng chống dịch bệnh.
Lào Cai phối hợp với Trung Quốc thực hiện giải pháp cho lái xe, người giao hàng Trung Quốc sang Việt Nam chở hàng đến khu vực giao hàng tại cửa khẩu, không đi sâu vào nội địa, người điều khiển phương tiện phải mặc đồ bảo hộ, đeo khẩu trang phòng dịch.
Số thu ngân sách Nhà nước (NSNN) từ hoạt động XNK ngày 1/3 đến ngày 29/3 đạt 24.261 tỷ đồng, lũy kế cả năm đến ngày 29/3 đạt 75.185 tỷ đồng bằng 22,2% dự toán, bằng 21,2% chỉ tiêu phấn đấu. Trên cơ sở số thu những ngày đầu tháng 3 và ước kim ngạch XNK trong tháng 3 cũng như tình hình kinh tế nói chung hiện nay, ước thu tháng 3/2020 đạt 26.076 tỷ đồng. Tổng thu NSNN 3 tháng đầu năm 2020 ước đạt 77.000 tỷ đồng, bằng 22,78% dự toán, bằng 21,69% chỉ tiêu phấn đấu, giảm 8,7% so với cùng kỳ năm ngoái (84.336 tỷ đồng).
Minh Phương
3 quốc gia có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất với Việt Nam bùng phát dịch do virus: Nhà đầu tư phải làm gì?
Theo đánh giá của BSC, trong tất cả các kịch bản tích cực và tiêu cực, dịch bùng phát ở Hàn Quốc và Trung Quốc sẽ làm GDP của Việt Nam giảm hơn 1%.
CTCP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC) vừa ra báo cáo thứ ba cập nhật tác động của dịch cúm do chủng mới Corona (Sars-Covid-19) gây ra sau khi Hàn Quốc, Iran và các nước Châu Âu ghi nhận nhiều ca nhiễm mới.
Mặc dù số ca mắc bệnh mới giảm dần ở Trung Quốc, nhưng diễn biến mới của Covid-19 đang lây lo ngại trên toàn thế giới khi Hàn Quốc ghi nhận hơn 1.100 người nhiễm bệnh, Italia có 322 trường hợp.
Nguồn: Báo cáo BSC
Đánh giá tác động đến nền kinh tế Việt Nam, BSC đưa ra số liệu cho thấy 3 thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản chiếm khoảng 1/3 giá trị xuất khẩu và 2/3 giá trị nhập khẩu của Việt Nam năm 2019, tương đương 81,5 tỷ USD giá trị xuất khẩu và 141,91 tỷ USD giá trị nhập khẩu.
Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam 2019 (nguồn: BSC)
Số liệu thống kê của BSC cho thấy, 6 quốc gia/vùng lãnh thổ chiếm bình quân 79% tổng vốn đăng ký FDI vào Việt Nam 3 năm qua là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kong, Singapore và Đài Loan (Trung Quốc) đều bị nhiễm dịch Covid-19. Hoạt động đầu tư mới và giải ngân có nguy cơ chậm lại cùng với diễn biến dịch bệnh.
6 quốc gia rót vốn FDI nhiều nhất vào Việt Nam (nguồn: BSC)
Trung Quốc và Hàn Quốc cũng chiếm hơn nửa lượng khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam năm 2019. Dịch bệnh xảy ra sẽ tác động đến các ngành bao gồm hàng không, du lịch, giải trí, tiêu dùng...
Trong nguy có cơ
Theo đánh giá của BSC, trong tất cả các kịch bản tích cực và tiêu cực, dịch bùng phát ở Hàn Quốc và Trung Quốc cũng sẽ làm GDP của Việt Nam giảm hơn 1%.
Ở kịch bản tích cực, nếu nCoV được kiểm soát trong 3 tháng, dịch sẽ làm GDP Việt Nam giảm nhiều nhất 1,05% trong khi ở kịch bản tiêu cực là nCoV được kiểm soát trong 6 tháng sẽ làm GDP giảm nhiều nhất 1,15%. Trong khi đó, 2 kịch bản của Bộ Kế hoạch và đầu tư là giảm 0,55% và 0,84%.
Tuy nhiên quan điểm của BSC cho rằng dịch bệnh thực ra giống đầu tư ở chỗ đều là cuộc chiến lâu dài. Mặc dù dịch bệnh sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế nhưng vẫn không đảo ngược xu hướng Việt Nam là điểm đến của đầu tư FDI.
Các quốc gia sẽ sử dụng chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để thúc đẩy kinh tế hồi phục, bao gồm các biện pháp nới lỏng tiền tệ như giảm lãi suất, giảm dự trữ bắt buộc, giảm phí với các dịch vụ tài chính; bên cạnh việc giảm thuế, tăng chi tiêu công, các gói xây dựng hạ tầng...
Dự báo đỉnh dịch sẽ đạt 89.000 ca nhiễm
Nhà đầu tư phải làm gì?
Thị trường chứng khoán toàn Châu Á bị ảnh hưởng bởi tác động của dịch bệnh, tuy nhiên tại thị trường Việt Nam, ngành ngân hàng đang có diễn biến khá tốt. PE của Vn-Index đã giảm về mức thấp so với trung bình 5 năm, tương đương khoảng 14 lần, xét về dài hạn là cơ hội đầu tư tốt.
Cập nhật về một số ngành trước dịch bệnh bùng phát ở Hàn Quốc, BSC đưa ra con số lượng khách qua các cảng hàng không giảm 11,6% trong tháng 2, trong đó khách quốc tế giảm 29,8% và khách nội địa giảm 0,7%. Các hãng hàng không Việt vận chuyển giảm 13,% trong đó khách quốc tế giảm 39,5% và khách nội địa giảm 0,7% so với cùng kỳ năm trước.
Với ngành cảng biển và vận tải biển, sản lượng thông cảng tại cụm cảng Hải Phòng trong tháng 2 giảm so với cùng kỳ do hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc bị gián đoạn, lượng hàng xuất nhập khẩu sang Trung Quốc ước giảm 30-40% so với cùng kỳ năm trước. Các doanh nghiệp vận tải hàng rời phải thay đổi lịch trình, một số không cập cảng Trung Quốc mà chịu thêm chi phí để quá cảnh sang nước khác để đảm bảo chất lượng nhân lực. Lượng hàng cũng chứng kiến sự sụt giảm (hàng sang Trung Quốc giảm 30% yoy).
Nhu cầu dầu ở mức thấp khiến giá cước thuê tàu chở dầu quốc tế đang có xu hướng giảm từ đầu năm tới nay (-9% ở mức 24,500 USD/ngày). BSC lo ngại một số doanh nghiệp có tàu cho thuê chạy quốc tế như PVT sẽ không ký lại được giá cước cao như kỳ vọng 25 - 26.000 USD/ngày.
Châu Cao
Theo Trí thức trẻ
MB hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trở lại vòng sản xuất Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, MB đã đưa ra nhiều giải pháp thiết thực để hỗ trợ các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ vượt qua khó khăn, sớm hoạt động sôi động trở lại. Ngay trong tháng 2, MB đã cung cấp gói tín dụng ưu đãi 10.000 tỷ (gồm 7.000 tỷ ngắn hạn và 3.000 tỷ trung dài hạn)...