Kim ngạch xuất khẩu rau quả lần đầu “vượt mặt” dầu thô hơn 2.400 tỷ đồng
Lần đầu tiên, xuất khẩu rau quả của Việt Nam có kim ngạch “vượt mặt” dầu thô, mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Việt Nam trong nhiều năm qua. Đây là thông tin đáng chú ý trong báo cáo tình hình xuất khẩu các mặt hàng 9 tháng đầu năm vừa được Tổng cục Hải quan công bố.
Xuất khẩu rau quả đã vượt qua kim ngạch của xuất khẩu Dầu thô, than đá
Theo đó, trong 9 tháng qua, mặt hàng rau quả xuất khẩu của Việt Nam đạt 1,81 tỷ USD, tăng 31,8% về giá trị so với cùng kỳ. Trong khi đó, so với xuất khẩu dầu thô, 9 tháng qua chỉ đạt 1,7 tỷ USD, giảm 43% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, giá trị xuất khẩu rau quả 9 tháng đầu năm nay đã vượt giá trị xuất khẩu dầu thô 110 triệu USD (2.420 tỷ đồng). Trong khi đó, so với cùng kỳ này năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu rau quả chỉ đạt 1,38 tỷ USD, kém hơn 1,6 tỷ USD so với giá trị xuất khẩu dầu thô.
Như vậy, biến động giá dầu đã và đang ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến cân đối thương mại của Việt Nam.
Video đang HOT
Trong bối cảnh này, theo chuyên gia kinh tế, TS. Vũ Đình Ánh, việc đẩy mạnh khai thác thêm 1 triệu tấn dầu thô để bù cho thiếu hụt ngân sách cần được nghiên cứu lại bởi không thể cứ hụt thu ngân sách là nghĩ đến chuyện khai thác dầu thô.
Ông Ánh cho rằng, đây là thói quen và tiền lệ khiến chúng ta không cân đối được thu và cải cách việc chi thường xuyên. Bên cạnh đó, việc tăng khai thác dầu thô khi ngân sách thiếu hụt sẽ khiến cho việc dự toán chi ngân sách không được điều chỉnh so với dự toán đề ra.
Xuất khẩu rau quả 9 tháng cũng được xem là một trong những mặt hàng có giá trị kim ngạch cao trong nhóm ngành hàng sản xuất nông nghiệp, cao hơn giá trị kim ngạch xuất khẩu gạo (1,72 tỷ USD) và thuộc nhóm 5 mặt hàng nông nghiệp có giá trị kim ngạch xuất khẩu cao nhất cả nước chỉ đứng sau thủy sản, cà phê, hạt tiêu…
Về thị trường, rau quả Việt Nam chủ yếu được xuất sang Trung Quốc, với kim ngạch đạt 1,3 tỷ USD (chiếm gần 80% tổng giá trị xuất khẩu), các thị trường khác như Nhật Bản chỉ đạt hơn 56 triệu USD, Hàn Quốc là 65 triệu USD và Hoa Kỳ là gần 60 triệu USD…
Đáng chú ý, mặt hàng rau của quả hiện cũng vượt qua một số mặt hàng xuất khẩu chiến lược và truyền thống của Việt Nam là xuất khẩu than (chỉ đạt 73 triệu USD) và nguyên liệu ngành dệt may, da giày (1,1 tỷ USD)…
Nguyễn Tuyền
Theo Dantri
Xuất khẩu rau quả dự kiến đạt 2,5 tỷ USD
Dự báo năm 2016, kim ngạch xuất khẩu (XK) rau quả sẽ cán mức 2,5 - 2,6 tỷ USD, có thể lần đầu vượt qua kim ngạch xuất khẩu lúa gạo. Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, dự báo năm 2016 là năm đầu tiên, tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng rau quả cả năm có khả năng vượt tổng giá trị xuất khẩu gạo.
XK rau quả tăng trưởng mạnh là nhờ nhiều thị trường có yêu cầu cao về tiêu chuẩn sản phẩm đã, đang và sẽ tiếp tục mở rộng cửa cho trái cây Việt Nam. Cụ thể, thanh long, chôm chôm, nhãn, vải thiều đã được phép XK sang thị trường Mỹ (5 tháng đầu năm XK khoảng 2.000 tấn, tăng 200% so với cùng kỳ 2015).
Xoài Việt Nam đã xuất khẩu sang Australia. Ảnh: I.T
Trước đó, ngày 4.8, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đăng công báo Liên bang đề xuất ý kiến công chúng, đóng góp và bổ sung, sửa đổi các quy định để cho phép xoài tươi Việt Nam được nhập khẩu vào Mỹ, động thái này ví như tấm giấy thông hành, là bước đệm quan trọng để xoài tươi thâm nhập vào thị trường đầy tiềm năng này.
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, hiện các loại rau quả của Việt Nam đã có mặt tại hơn 60 nước và vùng lãnh thổ. Tính tới hết tháng 8, xuất khẩu rau quả đạt trên 1,5 tỷ USD, tăng mạnh gần 130% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng trưởng có giá trị lớn nhất trong tất cả các mặt hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu trong 8 tháng qua.
Trái vải và xoài của Việt Nam cũng đã thâm nhập vào thị trường Australia. Dự kiến cuối năm nay, Australia sẽ hoàn tất thủ tục cho phép NK thêm thanh long của Việt Nam. Bên cạnh đó, nhiều loại trái cây của Việt Nam cũng đã thâm nhập được vào Đài Loan, Hàn Quốc, New Zealand...
Đại diện các doanh nghiệp ở ĐBSCL cho biết, nhu cầu rau quả nhiệt đới trên thế giới lúc nào cũng lớn và là cơ hội để rau quả Việt Nam tiếp cận được nhiều thị trường mới. Trong những năm qua, các doanh nghiệp đã liên tục mở thêm nhiều thị trường mới. Người nông dân cũng tích cực mở rộng các diện tích rau quả đạt các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP...
Việc kiểm soát tồn dư thuốc bảo vệ thực vật sẽ giúp giữ thị trường trong nước và XK, đại diện Cục Bảo vệ thực vật khẳng định, thời gian qua, đã có rất nhiều sản phẩm rau quả sau khi kiểm soát tốt dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đã tìm được thị trường XK có giá trị gia tăng cao, ổn định. Như xoài Cát Chu, nhờ được kiểm soát chặt chẽ từ khâu trồng đến thu hoạch, đã được thị trường Nhật Bản đón nhận khá tốt và có ngay các đơn hàng tiếp theo.
Đối với thị trường rất lớn của rau quả Việt Nam là Trung Quốc thì gần đây một số doanh nghiệp Trung Quốc đã yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả Việt nam phải cung cấp các chức từ xác nhận doanh nghiệp nằm trong danh sách đã được Bộ NNPTNT đăng ký gửi cho Trung Quốc mới được thông quan.
Theo Danviet
Trung Quốc nhập khẩu khoảng 70% rau quả của Việt Nam Trong số các thị trường nhập rau quả Việt Nam, Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất, chiếm đến 70% với kim ngạch xuất khẩu đạt 1,09 tỷ USD, tăng 27,9% so với cùng kỳ năm ngoái. (Ảnh minh hoạ). Theo báo cáo cập nhật từ Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại (Bộ Công Thương), 8 tháng đầu năm...