Kim loại màu Thái Nguyên – Vimico (TMG): “Nội chiến” vì bất đồng dự án
Thu nhập trên mỗi cổ phần năm 2018 đạt 8.225 đồng, song gần 3 quý của năm 2019 đã trôi qua, các cổ đông, nhất là cổ đông nhỏ lẻ của Công ty cổ phần Kim loại màu Thái Nguyên – Vimico (TMC, mã chứng khoán TMG) vẫn phải dài cổ chờ cổ tức.
Nghị quyết ại hội đồng thường niên năm 2018 của TMC đã phê duyệt mức cổ tức dự kiến là 80% và theo quy định của pháp luật, Hội đồng quản trị có quyền tạm ứng cổ tức tối đa 80%, nhưng đến nay, TMC chưa thực hiện việc chi trả cổ tức.
2019 là năm quan trọng đối với TMC khi nhiệm kỳ Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát cũ kết thúc, cổ đông phải bầu ban lãnh đạo doanh nghiệp và thông qua chiến lược phát triển giai đoạn mới.
Tuy nhiên, cả 2 lần, cuộc họp ại hội đồng cổ đông 2019 của TMC diễn ra vào các ngày 24/4 và 10/7 đều bị dừng ngay từ đầu, vì cổ đông bỏ phiếu không tán thành bất cứ nội dung nào. Việc quyết định chia cổ tức năm 2018 do đó cũng lỡ dở và các cổ đông chỉ còn biết chờ đợi trong bức xúc.
Cổ đông phản ánh thiệt hại
Cổ đông Nguyễn ức Tự của TMC cho biết, những nguyên nhân chính dẫn đến việc tổ chức ại hội đồng cổ đông năm 2019 không thành công như sau:
Thứ nhất, Hội đồng quản trị TMC vi phạm nghị quyết ại hội đồng cổ đông thường niên 2018 đã được thông qua, phê duyệt mức cổ tức dự kiến 80% (8.000 đồng/cổ phần).
Lợi nhuận trên mỗi cổ phần năm 2018 đạt 8.225 đồng, song tại cuộc họp ại hội đồng cổ đông năm 2019 lần 1, Hội đồng quản trị Công ty lại trình phương án chi trả cổ tức là 50% và giữ lại hơn 44 tỷ đồng lợi nhuận.
Thứ hai, năm 2019, Công ty đưa vào chương trình xin ý kiến ại hội cổ đông về việc tiếp tục đầu tư dự án nâng công suất nhà máy kẽm điện phân từ 10.000 tấn kẽm kim loại/năm lên 15.000 tấn kẽm kim loại/năm, mặc dù nhiều năm trước, ại hội cổ đông thường niên đã không thông qua nội dung này.
Một số cổ đông cho rằng, dự án nâng công suất nhà máy kẽm được Tổng công ty Khoáng sản TKV – CTCP (sở hữu 51% vốn tại TMC) phê duyệt trước đây lên sản lượng 15.000 tấn kẽm kim loại/năm ngay khi nhà máy có sản lượng 10.000 tấn kẽm kim loại/năm mới hoàn thành đưa vào sử dụng.
iều đó đồng nghĩa với việc phần lớn các thiết bị của dây chuyền 10.000 tấn sẽ phải thay thế, mặc dù thiết bị chưa đủ khấu hao, gây lãng phí đầu tư.
Video đang HOT
Mặt khác, toàn bộ nguyên liệu chính đầu vào phần dùng cho tăng sản lượng lên 15.000 tấn kẽm kim loại/năm, Vimico phải mua từ thị trường trôi nổi bên ngoài.
Bản thân Công ty hiện không đủ nguyên liệu để sản xuất, một phần nguyên liệu hiện phục vụ cho sản xuất đang phải mua ngoài và nguồn nguyên liệu hiện nay cũng như sắp tới còn vướng mắc nhiều trong việc gia hạn cấp phép các mỏ mới.
Việc tăng quy mô sản xuất lên 50% có nhiều rủi ro, vì nguyên liệu chính đầu vào không có.
Cổ đông phản ánh, dự án được phê duyệt, thẩm định với công nghệ lạc hậu, luôn phải thay đổi, điều chỉnh, rất nhiều thiết bị mua về không dùng được, gây lãng phí, thất thoát.
Tổng mức đầu tư đã phải điều chỉnh lên gấp vài lần, tới hàng trăm tỷ đồng, mà hiệu quả không rõ ràng.
Cụ thể, dự án nhà máy kẽm mở rộng được triển khai từ năm 2010 và đến năm 2013 thì dừng lại, vì tổng mức đầu tư không được phê duyệt do điều chỉnh quá cao, vốn dự toán được điều chỉnh nhiều lần, tăng hơn 3 lần so với dự toán phê duyệt lần đầu, thiết bị sau đó không được bảo quản tốt nên tự xuống cấp trầm trọng, một số thiết bị không đạt chất lượng để nghiệm thu.
ến cuộc họp ại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017, Tổng công ty Khoáng sản TKV – CTCP đề xuất triển khai tiếp dự án, lúc đó rất nhiều thiết bị đã xuống cấp và lỗi công nghệ trầm trọng.
Cổ đông lo ngại, việc đầu tư sẽ làm gia tăng thêm các khoản chi phí phát sinh sửa chữa những phần thiết bị đã xuống cấp trầm trọng từ những năm trước.
“Có hay không việc cổ đông Tổng công ty Khoáng sản TKV – CTCP chèn ép các cổ đông khác bằng biện pháp xây dựng phương án không chia cổ tức theo nghị quyết ại hội đồng cổ đông trước đó đã phê chuẩn để các cổ đông khác buộc phải thông qua dự án nâng công suất mở rộng nhà máy kẽm?”, ông Tự nêu vấn đề.
Tổng công ty Khoáng sản TKV – CTCP nói gì?
Ông ào Minh Sơn, Chủ tịch TMC, đồng thời là Phó tổng giám đốc Tổng công ty Khoáng sản TKV – CTCP đã có buổi làm việc với Báo ầu tư Chứng khoán về những vấn đề cổ đông kiến nghị.
Về mức chia cổ tức năm 2018 với tỷ lệ 50%, ông Sơn cho biết, phần lợi nhuận còn lại để tái đầu tư phát triển Công ty. Khoản tiền 44 tỷ đồng trích lại để đầu tư phát triển Công ty và làm công tác phát triển tài nguyên.
Hiện nay, Công ty đang triển khai 2 dự án, rất cần vốn để đầu tư là: ề án thăm dò, nâng cấp, bổ sung mỏ kẽm, chì Chợ iền, huyện Chợ ồn, tỉnh Bắc Cạn, với giá trị dự toán phê duyệt 21,7 tỷ đồng;
Công trình đầu tư xây dựng, khai thác mỏ thiếc gốc tiểu khu phía Nam, khu Tây Núi Pháo, xã Hà Thượng, huyện ại Từ, tỉnh Thái Nguyên, với giá trị dự toán phê duyệt 115,8 tỷ đồng.
Với dự án cải tạo nâng cao chất lượng Nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên, dự án được phê duyệt tại Quyết định số 1025/Q-TKS ngày 21/8/2012, với tổng mức đầu tư là 313 tỷ đồng, đã đầu tư xong phần công nghệ hòa tách và điện phân kẽm, các hạng mục đầu tư cơ bản đã được huy động vào sản xuất, công xuất của nhà máy năm 2018 là 11.400 tấn/năm (công suất của nhà máy là 10.000 tấn/năm).
Giá trị đầu tư dự án là 143,49 tỷ đồng; giá trị các hạng mục huy động vào sản xuất, tăng tài sản 86,8 tỷ đồng; giá trị tài sản đã khấu hao 50,5 tỷ đồng.
Ông Sơn cho biết, việc điều chỉnh dự án để đảm bảo môi trường sản xuất của nhà máy, thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, đúng các quy định của nhà nước về môi trường (sau khi sửa đổi, bổ sung), đồng thời tăng năng lực sản xuất.
Trước lo ngại của cổ đông về nguồn nguyên liệu sử dụng cho dự án, Chủ tịch Vimico cho hay, nguyên liệu sẽ được mua ngoài từ các đơn vị sản xuất trong nước như Công ty Khoáng sản Bắc Cạn 10.000 tấn/năm, Công ty Khoáng sản Việt 12.000 tấn/năm, Công ty Hoàng Nam (Bắc Cạn), Công ty Doanh Trí (Thái Nguyên)… TMC đã làm việc và các đơn vị này cam kết bán tinh quặng cho Công ty.
“ây là dự án đã được phê duyệt và thực hiện từ trước khi cổ phần hóa Công ty. Theo quy định của Chính phủ, khi cổ phần hóa Công ty, nhà đầu tư phải có trách nhiệm kế thừa tài sản, dự án…
Tuy nhiên, Hội đồng quản trị Công ty đã 2 lần (năm 2016 và 2017) trình ra ại hội đồng cổ đông nhưng không được các cổ đông ngoài nhà nước chiếm 35% biểu quyết thông qua”, ông Sơn nói.
Tại ại hội đồng cổ đông năm 2019 tổ chức lần 2 ngày 10/7, nhóm cổ đông chiếm 35% cổ phần của TMC tiếp tục thể hiện thái độ kiên quyết phản đối dự án với lo ngại đầu tư dự án theo kiểu “bán bia, kèm lạc” như trên (vừa xử lý môi trường, vừa nâng công suất nhà máy), có thể tiềm ẩn rủi ro lớn về hiệu quả.
Bất đồng không được giải quyết khiến đại hội tiếp tục bị dừng ngay sau khi khai mạc ít phút. Từ đó đến nay, cổ đông chưa biết đến bao giờ Công ty mới tổ chức đại hội lần 3 để thông qua các vấn đề quan trọng như cổ tức, kế hoạch sản xuất – kinh doanh…
Báo ầu tư Chứng khoán sẽ tiếp tục phản ánh về vụ việc này.
Thủy Nguyễn – Phương Anh
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Cổ phiếu giảm 20% từ đỉnh, cao su Đồng Phú (DPR) tạm ứng tiếp 10% cổ tức bằng tiền đợt 2/2018
Tính cả đợt này cổ đông của DPR sẽ nhận 50% cổ tức bằng tiền cho năm 2018 và hoàn mục tiêu chi trả cổ tức cho năm 2018 mà trước đó ĐHCĐ đã giao phó.
Ngày 25/9 tới đây CTCP Cao su Đồng Phú (mã chứng khoán DPR) sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện chi tạm ứng cổ tức đợt 2/2018 bằng tiền tỷ lệ 10%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận về 1.000 đồng. Thời gian thanh toán 18/10/2019.
Như vậy Cao su Đồng Phú sẽ chi khoảng 40 tỷ đồng tạm ứng cổ tức đợt này cho cổ đông.
Trước đó hồi cuối năm 2018 Cao su Đồng Phú cũng đã tạm ứng cổ tức đợt 1/2018 bằng tiền mặt tỷ lệ 40%. Tính cả đợt này cổ đông của DPR sẽ nhận 50% cổ tức bằng tiền cho năm 2018 và hoàn mục tiêu chi trả cổ tức cho năm 2018 mà trước đó ĐHCĐ đã giao phó.
Lũy kế cả năm 2018 doanh thu thuần đạt 1.030 tỷ đồng, đi ngang so với mức doanh thu 1.070 tỷ đồng năm 2017. Lợi nhuận sau thuế thu về 235 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2017 và vượt 14% mục tiêu kế hoạch lợi nhuận năm đã đề ra.
Kết quả kinh doanh 8 thang đâu năm 2019, Cao su Đồng Phú ghi nhân san lương cao su khai thac đat 5.045,5 tân/12.300 tân (41% kê hoach), san lương cao su thu mua đat 1.501,8 tân/3.000 tân (50% kê hoach) va san lương tiêu thu đat 5.805,6 tân/15.000 tân (37,5% kê hoach). Theo đo, DPR ghi nhân tông doanh thu hơn 343 ty đông va tông lơi nhuân gân 121 ty đông trong 8 thang đâu năm 2019, lần lượt hoàn thành 47% kế hoạch doanh thu và 53% kế hoạch lợi nhuận mà ĐHCĐ đã giao phó. Kế hoạch cổ tức năm 2019 tối thiểu 50%/mệnh giá.
Ban HĐQT Cao su Đồng Phú đồng thời thông qua viêc thanh lâp chi nhanh Chê biên gô - CTCP Cao su Đông Phu co diên tich khu vưc dư kiên la 4,5 ha vơi vôn đâu tư 60 ty đông, thành lập dư an Nông nghiêp ưng dung Công nghê cao vơi quy mô dự kiến hơn 496 ha.
Trên thi trương, gia cô phiêu DPR đa sut giam tư mưc đinh 47.200 đông/cp ghi nhân hôi đâu thang 8/2019. Kết thúc phiên giao dịch 20/9 cô phiêu nay đang đươc giao dich vơi mưc gia 37.700 đông/cp, tương ứng giảm 20% trong vòng 1 tháng rưỡi.
Minh Quang
Theo Nhịp Sống Việt
Bến xe Miền Tây trả thêm cổ tức 200% bằng tiền Tổng tỷ lệ trong hai đợt chi trả cổ tức năm 2018 là 400%, tương đương cổ đông sở hữu mỗi cổ phần nhận được 40.000 đồng cổ tức. Phương án này đã được Bến xe miền Tây thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2019. CTCP Bến xe miền Tây (WCS - sàn HNX) vừa thông báo ngày chốt danh sách cổ...