Kim Jong-un: Không để thể thao thành trò chơi chính trị
“Thể dục thể thao thiêng liêng không thể trở thành trò chơi cho các thế lực chính trị không trong sạch”, ông Kim Jong-un khẳng định
Nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un.
China News ngày 20/7 đưa tin, nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un đã trực tiếp xem đội tuyển bóng đá nam quốc gia Bắc Triều Tiên tập luyện chuẩn bị cho Á Vận Hội lần thứ 17.
Trong trận đá giao hữu này, đội tuyển nam quốc gia Bắc Triều Tiên đã thắng áp đảo đội Chim Nhạn với tỉ số 12:0.
Sau trận đấu, ông Kim Jong-un tỏ ra hài lòng trước kỹ thuật, tinh thần thi đấu và ý chí ngoan cường của đội tuyển quốc gia Bắc Triều Tiên và chụp ảnh lưu niệm cùng đoàn.
Video đang HOT
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un nhận xét, đội tuyển quốc gia bóng đá nam Bắc Triều Tiên đã chuẩn bị huấn luyện tốt, người dân Bắc Triều Tiên rất trong đợi kết quả của đoàn trong kỳ Á Vận Hội lần này.
Kim Jong-un nói, đoàn vận động viên Bắc Triều Tiên tham dự Á Vận Hội lần thứ 17 sẽ cải thiện quan hệ Nam – Bắc, là cơ hội để xóa tan nghi kị giữa 2 miền.
“Thể dục thể thao thiêng liêng không thể trở thành trò chơi cho các thế lực chính trị không trong sạch”, ông Kim Jong-un khẳng định, đó là lập trường, nguyên tắc của Bình Nhưỡng.
Theo Giáo Dục
Trung Quốc nói Mỹ chính trị hóa thương vụ tên lửa với Thổ Nhĩ Kỳ
Trung Quốc đã tìm cách xóa bỏ lo ngại của Mỹ về việc Thổ Nhĩ Kỳ quyết định cùng hợp tác sản xuất hệ thống phòng thủ tên lửa với công ty Trung Quốc, khi tuyên bố trong ngày 8.10 rằng Washington và các nước khác đang chính trị hóa một cách không cần thiết một phi vụ thương mại thuần túy.
Logo của CPMIEC, tập đoàn quốc phòng Trung Quốc được Thổ Nhĩ Kỳ chọn để cùng sản xuất một hệ thống phòng thủ tên lửa - Ảnh: Reuters
Cả Mỹ và NATO đã cùng bày tỏ lo ngại về thương vụ trị giá 3,4 tỉ USD này, cho rằng hệ thống phòng thủ tên lửa nói trên sẽ không tương thích với hệ thống của các đồng minh khác của Thổ Nhĩ Kỳ, một trong 28 thành viên của NATO.
Một số quan chức NATO cho rằng việc tích hợp một hệ thống Trung Quốc vào hệ thống phòng thủ của NATO sẽ làm phát sinh những quan ngại về an ninh điện tử và việc NATO phải trao đổi thông số kỹ thuật với công ty Trung Quốc.
Tuy nhiên, Phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh của Bộ Ngoại giao Trung Quốc trấn an rằng không có gì phải lo ngại, đặc biệt là khi Bắc Kinh có những quy định rất nghiêm ngặt về xuất khẩu vũ khí để đảm bảo rằng việc buôn bán này không ảnh hưởng đến hòa bình khu vực hoặc thế giới.
"Sự hợp tác giữa công ty Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ chỉ đơn giản là hợp tác quân sự giữa hai quốc gia", Reuters dẫn lời bà Hoa phát biểu tại Bắc Kinh.
"Chúng tôi hy vọng rằng tất cả các bên liên quan sẽ có thể nhìn nhận một cách khách quan và lý trí về sự hợp tác này, và cũng đừng nên chính trị hóa sự cạnh tranh thương mại đơn thuần", Phát ngôn viên Trung Quốc nói thêm.
Thổ Nhĩ Kỳ đã cho biết nhiều khả năng sẽ thông qua thương vụ nói trên, mặc dù đến giờ nước này vẫn chưa có quyết định cuối cùng.
Hồi tháng 9, Bộ quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết cơ quan này đánh giá cao hệ thống tên lửa FD-2000 của Tập đoàn CPMIEC (Trung Quốc) hơn là hệ thống của các hãng Nga, Mỹ và châu Âu, được cho là đắt tiền hơn.
Mỹ đã ban hành lệnh cấm vận đối với CPMIEC vào tháng 2 vì cho rằng tập đoàn này đã vi phạm Thỏa thuận không phổ biến vũ khí với Iran, Syria và CHDCND Triều Tiên.
Thổ Nhĩ Kỳ thì nói rằng quyết định lựa chọn công ty Trung Quốc của nước này không hề có động cơ chính trị.
Thành viên NATO này cũng cho biết thêm rằng đề nghị của phía Trung Quốc đáp ứng được các yêu cầu về giá cả, cũng như yêu cầu phải thiết lập phần lớn các công đoạn sản xuất tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo TNO