Kim cương rơi xuống Sahara sinh ra từ 2 hành tinh đâm sầm vào nhau
Các nhà khoa học Đức đã tìm thấy những viên kim cương ngoài hành tinh lớn nhất từ trước đến nay, nằm trong một thên thạch rơi xuống sa mạc Sahara.
Kích thước của nó chỉ vài phần mười milimet, nhưng đã là vượt trội hẳn so với các viên kim cương ngoài hành tinh khác – phần lớn có kích cỡ chỉ vài nanomet (1 nanomet bằng 1 phần triệu milimet).
Loại kim cương đặc biệt này không được hình thành từ lớp phủ sâu như kim cương ở Trái Đất mà ra đời trong một vụ “đối đầu” giữa 2 hành tinh, theo nghiên cứu dẫn đầu bởi Đại học Geothe (Đức), có sự phối hợp của nhiều nhà khoa học từ Ý, Mỹ, Nga, Ả Rập Saudi, Thụy Sĩ, Sudan.
Bản đồ quang phổ của thiên thạch bí ẩn rơi xuống Sahara cho thấy màu đỏ của kim cương và màu xanh của than chì – Ảnh: CYRENA GOODRICH
Video đang HOT
Thiên thạch mang theo những viên kim cương này đã đáp xuống sa mạc Sahara, trên địa phận của Morocco và Sudan. Đó là loại thiên thạch hiếm được gọi là “ureilite”. Nếu như đa phần thiên thạch là mảnh vỡ của các tiểu hành tinh, thì ureilite là mảnh vỡ của một hành tinh thực thụ.
Phân tích cho thấy kim cương đã hình thành dưới một áp suất xung kích cực lớn, khi một tiểu hành tinh khổng lồ, hoặc thậm chí là cả một hành tinh khác đâm sầm vào cơ thể “mẹ” của tảng ureilite. Tác động này thường gây ra sự hủy diệt hoàn toàn của hành tinh nhỏ hơn.
Các bằng chứng thể hiện trong lớp londsdalite, vốn đã được tìm thấy trong các viên kim cương nano ngoài hành tinh khác. Đó là một dạng thức biến đổi của kim cương chỉ xảy ra dưới áp suất rất cao và đột ngột. Các khoáng chất khác trong toàn bộ thiên thạch cũng đem đến nhiều dấu hiệu về áp suất sốc mà chúng từng chịu đựng.
Các nhà khoa học tin rằng các tảng ureilite phải có nguồn gốc từ chính Hệ Mặt Trời của chúng ta. Điều này có nghĩa vào buổi sơ khai, Hệ Mặt Trời là một thế giới nguy hiểm hơn tưởng tượng với nhiều vụ va chạm đáng sợ. Trước đó, có nhiều bằng chứng cho thấy Trái Đất sơ khai từng trải qua kiểu va chạm đó: hành tinh Theia cỡ Sao Hỏa đã đâm sầm vào, giải phóng một khối lượng mảnh vỡ khổng lồ vào quỹ đạo Trái Đất, tụ lại thành mặt trăng.
Dấu vết kinh ngạc về hành tinh cỡ Sao Hỏa đâm vào Trái Đất
Huyền thoại về hành tinh Theia đâm vào Trái Đất, sinh ra đứa con chung là mặt trăng đã được hiện thực hóa sau nghiên cứu gây kinh ngạc của NASA.
Từ khá lâu, Theia được biết đến như là "hành tinh giả thuyết", một hình thức lập luận dựa trên vài bằng chứng gián tiếp về cách mà mặt trăng của Trái Đất ra đời. Theo đó, Theia, kích thước bằng Sao Hỏa, đã lao trực diện vào trái đất 4,4 tỉ năm trước, nhiều đá bụi văng ra đã đi vào quỹ đạo Trái Đất và hình thành mặt trăng.
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi NASA đã kiểm tra đá mặt trăng do các phi hành gia trên tàu Apollo mang về hơn 50 năm trước. Các kỹ thuật hiện đại đã giúp vén những bức màn bí ẩn mà nửa thế kỷ trước khoa học bó tay.
Ảnh đồ họa mô tả vụ va chạm huyền thoại giữa Trái Đất (hành tinh lớn hơn) và Theia to bằng Sao Hỏa - ảnh: JPL Caltech/NASA
Giả thuyết về Theia được đưa ra sau khi người ta phát hiện vật liệu tạo nên Trái Đất và mặt trăng tương đồng đến bất ngờ. Nghiên cứu mới này lại chỉ ra thứ khác biệt, nhưng vẫn củng cố cho giả thuyết: mặt trăng có nồng độ clo "nặng" cao hơn Trái Đất, nơi chủ yếu sở hữu clo "nhẹ". "Nặng" và "nhẹ" là để chỉ các đồng vị clo với số lượng neutron khác nhau trong hạt nhân.
Theo NASA, ngay sau va chạm, Trái Đất may mắn giữ được quỹ đạo và độ ổn định, trong khi Theia vỡ hoàn toàn và hợp thành Trái Đất ngày nay. Một số mảnh của cả 2 hành tinh tạo thành mặt trăng. Cả 2 vật thể - Trái Đất và mặt trăng, khi đó còn là 2 khối đá tan nát sau va chạm - đều sở hữu cả clo nhẹ và nặng. Thế nhưng khi lực hấp dẫn mạnh hơn của Trái Đất tác động lên mặt trăng, kéo clo nhẹ về phía mình, để lại cho mặt trăng toàn clo nặng.
Quá trình ấy đã minh chứng tuổi đời thực sự của mặt trăng, cách nó chia sẻ nguyên liệu hành tinh với Trái Đất và cách Trái Đất "bắt nạt" nó thuở chưa hoàn toàn định hình.
Theo nhà khoa học hành tinh Justin Simon, thành viên nhóm nghiên cứu, các phát hiện mới đã lấp đầy khoảng trống trong giả thuyết Theia: Vì sao mặt trăng rất giống nhưng vẫn có chút ít khác biệt về thành phần so với Trái Đất? Có thể nói, Theia đã trở nên rất hiện thực. Ở các "hệ mặt trời" khác, các nhà khoa học cũng từng ghi nhận vụ va chạm giữa các hành tinh có kích cỡ không chênh lệch mấy giống như cặp đôi Trái Đất - Theia.
Trong thần thoại Hy Lạp, Theia chính là tên một vị thần Titan (những vị thần khổng lồ của thế giới sơ khai) đã sinh ra nữ thần mặt trăng Selene.
Một số ngoại hành tinh có thể chứa đầy đá quý Kim cương có thể hiếm trên Trái đất, nhưng vũ trụ rộng lớn hơn dường như không hề thiếu chúng. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Bang Arizona và Đại học Chicago mới có một nghiên cứu về ngoại hành tinh giàu carbon và phát hiện ra rằng, một số thế giới khác chúng ta được tạo thành từ kim cương và...