Kiev và Moskva phản ứng với kế hoạch hòa bình Ukraine do phe ông Trump đưa ra
Trong khi Cố vấn Tổng thống Ukraine nói Kiev nói mọi kế hoạch chấm dứt chiến tranh với Liên bang Nga đều phải dựa trên luật pháp quốc tế và hòa bình phải công bằng, người phát ngôn Điện Kremlin cho rằng kế hoạch giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine cần tính đến thực tế trên chiến trường.
Cố vấn Tổng thống Ukraine, ông Mykhailo Podolyak. Ảnh cắt từ clip của Reuters
Trước đó, trong một diễn biến liên quan vào ngày 25/6, Keith Kellogg và Fred Fleitz – hai cố vấn chủ chốt của ông Trump đã trình bày bản kế hoạch chấm dứt chiến tranh ở Ukraine trong trường hợp cựu Tổng thống Mỹ giành thắng lợi trong cuộc chạy đua trở lại Nhà Trắng.
Kế hoạch này bao gồm việc tuyên bố với Ukraine rằng họ sẽ chỉ nhận thêm vũ khí của Mỹ nếu tham gia đàm phán hòa bình và cảnh báo Liên bang Nga rằng bất kỳ sự từ chối đàm phán nào sẽ dẫn đến việc Washington tăng cường hỗ trợ cho Kiev.
Theo kế hoạch, sẽ có một lệnh ngừng bắn giữa Liên bang Nga và Ukraine dựa trên các chiến tuyến hiện hành trong các cuộc đàm phán hòa bình.
Đây có thể coi là kế hoạch chi tiết nhất từ trước đến nay từ các cộng sự của cựu Tổng thống Mỹ sau nhiều lần ông Trump tuyên bố có thể chấm dứt xung đột Nga – Ukraine trong vòng 24 giờ nếu tái đắc cử.
Bình luận với hãng tin Reuters hôm 25/6 về kế hoạch hòa bình nêu trên do chiến dịch vận động tranh cử của cựu Tổng thống Mỹ đưa ra, Cố vấn của Tổng thống Ukraine, ông Mykhailo Podolyak nói rằng cuộc chiến ở nước này không thể kết thúc nếu không buộc Moskva phải chịu trách nhiệm.
Video đang HOT
Ông Podolyak cho rằng việc đóng băng chiến tranh ở tiền tuyến hiện tại, nơi đang diễn ra giao tranh, sẽ là điều “kỳ lạ” vì chính các lực lượng Liên bang Nga đang ở trên lãnh thổ của Ukraine.
Ông Podolyak cũng nhắc lại lập trường của Ukraine, bác bỏ những điều kiện ngừng bắn mà Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin đưa ra.
Cố vấn Tổng thống Ukraine cho rằng những điều kiện đó là điều vô lý, đồng thời nhấn mạnh trong cuộc trả lời phỏng vấn trực tuyến với Reuters rằng mọi kế hoạch chấm dứt chiến tranh với Liên bang Nga đều phải dựa trên luật pháp quốc tế và hòa bình phải công bằng.
Về phía Liên bang Nga, ngày 25/6, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với Reuters rằng kế hoạch do các cố vấn của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất nhằm giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine cần tính đến tình hình thực tế trên chiến trường và Moskva vẫn sẵn sàng đàm phán với Ukraine.
Ông Peskov nói: “Tổng thống Putin đã nhiều lần nói rằng Nga đã và vẫn sẵn sàng đàm phán, có tính đến tình hình thực tế trên thực địa. Chúng tôi vẫn sẵn sàng đàm phán và để đánh giá kế hoạch (đàm phán), trước tiên chúng tôi phải nắm rõ kế hoạch đó”.
Ông Peskov cho biết thêm Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin gần đây đã đưa ra một sáng kiến hòa bình, nhưng đáng tiếc là sáng kiến này không được phương Tây cũng như chính người Ukraine chấp nhận.
Trước đó, khi phát biểu với các quan chức cấp cao ở Bộ Ngoại giao Liên bang Nga vào hôm 14/6, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin đã đưa ra những điều kiện cho một kế hoạch hoà bình với Ukraine.
Theo kế hoạch này, Liên bang Nga sẽ ngừng bắn và tham gia đàm phán hòa bình nếu Ukraine từ bỏ tham vọng gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và rút lực lượng khỏi 4 khu vực của Ukraine mà Moskva đã tuyên bố chủ quyền.
Bốn khu vực này bao gồm Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng, Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR) tự xưng, các tỉnh Kherson và Zaporizhzhia, đã được sáp nhập vào Liên bang Nga năm 2022 sau khi kết quả trưng cầu dân ý ở những nơi này cho thấy đa số cử tri đồng ý sáp nhập.
Người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov. Ảnh cắt từ clip của Reuters
Ngay trong ngày 14/6, trả lời kênh truyền hình Sky TG24 khi đang tới miền Nam Italy tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã bác bỏ đề xuất của ông Putin, cho rằng những điều kiện mà nhà lãnh đạo Liên bang Nga đưa ra là những lời tối hậu thư và “chúng không khác gì những tối hậu thư trước đó cả”.
Về phần mình, tại Hội nghị hòa bình cho Ukraine diễn ra ở Thụy Sĩ hôm 16/6, Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba thừa nhận Kiev muốn Moskva ngồi vào bàn đàm phán khi Ukraine ở vị thế thương lượng mạnh mẽ hơn.
Trong khi đó, cựu Tổng thống Liên bang Nga Dmitry Medvedev lại cho rằng Ukraine đang mắc sai lầm lớn khi từ chối xem xét đề nghị mở các cuộc đàm phán hòa bình của Moskva vì vị thế đàm phán của nước này sẽ chỉ xấu đi cùng với thời gian.
Đài RT cho biết khi phát biểu với các phóng viên hôm 18/6, theo giờ địa phương, ông Medvedev, hiện giữ chức phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga, nói rằng Ukraine đang “đưa cuộc thảo luận trở lại điểm xuất phát” bằng cách bác bỏ các sáng kiến hòa bình.
“Họ không nên làm điều đó. Nó sẽ trở nên tồi tệ hơn”, cựu Tổng thống Liên bang Nga cảnh báo.
Tuy nhiên, ông Medvedev cho rằng Kiev vẫn còn thời gian để chấp nhận lời đề nghị nhưng cánh cửa cơ hội này sẽ không kéo dài.
Theo chính trị gia này, nếu Ukraine không đồng ý với các điều khoản mà Tổng thống Putin đưa ra thì điều này sẽ dẫn đến một kịch bản mà trong đó “các hành động tấn công của Liên bang Nga sẽ tiếp tục”.
Tổng thống Ukraine hoãn mọi lịch công du nước ngoài trước đà tiến của lực lượng Nga
Động thái diễn ra sau khi lực lượng Moskva giành quyền kiểm soát một số khu định cư ở vùng Kharkiv (còn lại là Kharkov) trong những ngày gần đây.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Viết trên trang cá nhân Facebook ngày 15/5, Thư ký báo chí của Tổng thống Ukraine, ông Sergey Nikiforov cho biết Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã hoãn các chuyến công du nước ngoài dự kiến diễn ra vào cuối tuần này. Nhà lãnh đạo Ukraine đã chỉ thị rằng tất cả các lịch trình quốc tế liên quan đến ông dự kiến diễn ra trong những ngày tới sẽ bị hoãn lại và lịch sẽ được sắp xếp lại sau. Trước đó, theo kế hoạch ban đầu, Tổng thống Zelensky sẽ tới Tây Ban Nha vào ngày 17/5 và gặp Vua Felipe. Sau đó, ông sẽ đến thăm Bồ Đào Nha để chuẩn bị ký kết thỏa thuận hợp tác an ninh song phương với Lisbon.
Thư ký báo chí Nikiforov không nêu lý do các chuyến công du của Tổng thống Zelensky bị hoãn. Thông báo được đưa ra trong bối cảnh Nga đang tấn công khu vực biên giới Kharkiv. Ngày 15/5, Bộ Quốc phòng Nga báo cáo đạt được một bước tiến ở khu vực Kharkiv của Ukraine. Cụ thể, quân đội Nga đã giành quyền kiểm soát các làng Glubokoye và Lukyantsy gần biên giới Ukraine-Nga.
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov thừa nhận Kiev đang phải đối mặt với tình thế cực kỳ khó khăn khi quân đội nước này đang cố gắng giữ vững vị trí và bị quân Nga áp đảo về hỏa lực. Trong bối cảnh đó, ông kêu gọi các đối tác ủng hộ Ukraine tăng cường cung cấp đạn dược.
Các quan chức Ukraine từ lâu đã cảnh báo họ chưa sẵn sàng đẩy lùi một cuộc tấn công lớn của Nga và lo ngại về sự chậm trễ trong việc vận chuyển vũ khí của phương Tây.
Hồi tháng 4, người đứng đầu cơ quan tình báo quân sự Kiev Kirill Budanov cảnh báo Ukraine sẽ gặp khó khăn nghiêm trọng vào giữa tháng 5 và đầu tháng 6.
Lực lượng Ukraine đã sử dụng Kharkiv và vùng lãnh thổ xung quanh trong nhiều tháng để tiến hành các cuộc tấn công xuyên biên giới vào Belgorod. Khoảng cách gần khiến quân đội Ukraine thường xuyên pháo kích vào thành phố Nga bằng nhiều hệ thống phóng tên lửa.
Báo New York Times của Mỹ ngày 12/5 cảnh báo mối đe doạ để mất Kharkiv và khả năng người dân phải rời bỏ nơi này có thể làm mất tinh thần của người Ukraine và các đồng minh. Tờ báo cho biết diễn biến này có thể khiến nhiều người nghĩ rằng sau hai năm với hàng trăm nghìn người thương vong và thiệt hại hàng tỷ USD, cuộc xung đột không có nhiều thay đổi. Do đó, Kiev có thể bị áp lực phải đàm phán một thỏa thuận ngừng bắn với Nga.
Thụy Sĩ thông tin về các đoàn nước ngoài dự hội nghị hòa bình Ukraine Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, ngày 15/5, Tổng thống Thụy Sĩ Viola Amherd cho biết nước này đã nhận được hơn 50 xác nhận từ khoảng 160 phái đoàn được Bern mời tham gia hội nghị hòa bình Ukraine vào tháng tới. Binh sĩ Ukraine tại vùng giao tranh với lực lượng Nga ở thủ đô Kiev. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Phát...