Kiều hối tăng, chủ yếu chảy vào sản xuất kinh doanh
Nếu doanh số kiều hối về TP.HCM 8 tháng đầu năm nay đạt 3,5 tỷ USD, thì đến hết tháng 9 đã tăng 700 triệu USD so tháng trước.
Bất chấp lo ngại ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, lượng kiều hối đổ về thành phố trong 9 tháng năm 2020 đã tăng 6% so với cùng kỳ.
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM cho biết: trái với dự đoán hồi nửa đầu năm về việc kiều hối có thể sẽ sụt giảm mạnh do tác động của dịch COVID-19. Với tình hình kiều hối vẫn được gửi về khá ổn định trong vài tháng trở lại đây dự kiến, cả năm nay kiều hối đổ về địa bàn thành phố ước sẽ đạt khoảng 5,5 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2019.
Kiều hối chuyển về Việt Nam chủ yếu đến từ các quốc gia như Mỹ, Anh, Canada, Đức, Pháp, Australia và các thị trường xuất khẩu lao động như Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc… Lĩnh vực thu hút kiều hối lớn nhất vẫn là sản xuất, kinh doanh, gửi tiết kiệm sau đó mới đến bất động sản…
Nhờ chính sách điều hành tỷ giá linh hoạt, ổn định của Ngân hàng Nhà nước cộng với kinh tế vĩ mô của Việt Nam ổn định, nguồn dự trữ ngoại hối dồi dào đã khiến tâm lý tích trữ ngoại hối trong dân giảm mạnh. Thực tế cho thấy trong vòng 3 năm trở lại đây, những ai nắm giữ USD thì rõ ràng lỗ nặng so với gửi tiết kiệm bằng tiền đồng bởi tỉ giá trong vòng 3 năm qua ít biến động và gần như đi ngang.
Trong khi chỉ số USD Index theo dõi sức mạnh của đồng đô la so với các loại tiền tệ lớn khác liên tục biến động, thì giá USD/VND vẫn giữ ổn định. Hiện giá VND/USD niêm yết tại Vietcombank ở mức 23.060 – 23.270 VND/USD, gần như không thay đổi trong suốt 2 tuần trở lại đây.
DN rất khó tiếp cận các nguồn vốn
Gần 200 DN thuộc nhiều lĩnh vực và 17 tổ chức tài chính trong và ngoài nước đã tham dự hội thảo "Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn đầu tư phục hồi sản xuất, kinh doanh hậu Covid-19" do Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức.
Theo điều tra PCI 2019 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện với sự hỗ trợ của USAID, có tới 35% DN cho rằng khó khăn lớn nhất là tiếp cận nguồn vốn. Có một tỷ lệ lớn DN khó tiếp cận nguồn vốn vay chính thống, chỉ có thể tiếp cận những khoản vay ngắn hạn. Tỷ lệ DN tiếp cận được khoản vay trung và dài hạn rất hạn chế.
Các DN nhỏ hay siêu nhỏ thường phải chịu chi phí vay đắt đỏ hơn so các DN vừa và lớn. Đáng lưu ý là DN sẽ không thể vay vốn nếu không có tài sản thế chấp dù có ý tưởng, kế hoạch kinh doanh tốt, bài bản.
Để gỡ khó cho DN, ông Bùi Hữu Thêm, Phó Tổng Thư ký Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TPHCM kiến nghị, hiện nay, rất cần vai trò hỗ trợ từ nhà nước, làm "bà đỡ" cho các DN trong quá trình tiếp cận các nguồn vốn. Với những DN có tài sản thế chấp để vay vốn nhưng vẫn bị vướng thủ tục, nhà nước có thể đứng ra bảo lãnh hoặc hợp thức hóa để đưa vào thế chấp.
Còn với DN có dự án tốt, nhất là các DN khởi nghiệp thì nhà nước có thể kết nối với ngân hàng để thẩm định các dự án tiềm năng nhằm giúp DN nhanh chóng có được nguồn vốn đưa vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đây cũng là cách để TPHCM tạo ra hệ sinh thái khởi nghiệp nhanh và bền vững".
Xoay chuyển tình thế, giữ việc làm cho người lao động Dịch bệnh COVID-19 khiến nhiều ngành nghề gặp khó khăn, rơi vào khủng hoảng. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp phải phá sản. Doanh nghiệp hoạt động khó khăn khiến người lao động mất việc làm. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp dệt may trong nước đã tìm ra những hướng đi mới, giúp duy trì hoạt động sản xuất và đảm bảo...