Kiều hối gửi về nước chiếm gần 1/10 GDP
Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ 2 với chủ đề “Tầm nhìn đến năm 2020 – Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hội nhập và phát triển cùng đất nước” chính thức khai mạc vào sáng nay 27.9 tại TP.HCM.
Đến tham dự hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh, Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Trung ương Mặt trận Tổ quốc VN Huỳnh Đảm, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh và gần 1.000 kiều bào ở khắp nơi trên thế giới.
Toàn cảnh khai mạc hội nghị – Ảnh: Diệp Đức Minh
Theo Bộ Ngoại giao, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục tăng về số lượng và mở rộng địa bàn cư trú. Đến nay có hơn 4,5 triệu người Việt Nam đang sinh sống, lao động, học tập tại 103 quốc gia và vùng lãnh thổ. Cộng đồng ngày càng ổn định, hòa nhập vào xã hội sở tại, có tiềm lực đáng kể về kinh tế, tri thức. Vai trò quan trọng của kiều bào trong ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế và đặc biệt là ngoại giao văn hóa ngày càng được khẳng định.
Những năm gần đây, thêm nhiều tổ chức, hội mới được thành lập, nội dung sinh hoạt phong phú, đáp ứng nhu cầu tập hợp cộng đồng. Trong bối cảnh kinh tế thế giới khó khăn, nhiều kiều bào ở Mỹ, Pháp, Đức và đặc biệt là ở các quốc gia Đông Âu đã chọn giải pháp về Việt Nam đầu tư, kinh doanh.
Hằng năm có khoảng 500.000 lượt kiều bào về nước, trong đó có không ít chuyên gia, trí thức về làm việc và nhiều người về tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh. Hiện có trên 3.500 doanh nghiệp trong nước được thành lập hoặc góp vốn của kiều bào với tổng số vốn đăng ký khoảng 8,4 tỉ USD.
Video đang HOT
Các kiều bào trao đổi bên lề hội nghị – Ảnh: Diệp Đức Minh
Kiều hối gửi về nước tăng trung bình 10-15%/năm, năm 2011 đạt trên 9 tỉ USD, chiếm gần 1/10 GDP, đưa Việt Nam trở thành một trong số 10 quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất.
Trong sáu tháng đầu năm 2012, lượng kiều hối đạt khoảng 6,4 tỉ USD.
Bộ Ngoại giao nhìn nhận: Đa số kiều bào mang trong mình tinh thần tự tôn dân tộc, hướng về cội nguồn, hoan nghênh chính sách đại đoàn kết, ủng hộ sự nghiệp đổi mới, ngày càng tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, từ thiện nhân đạo hướng về quê hương.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển và hội nhập, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đang phải đối mặt với nhiều thách thức như cuộc sống của kiều bào ở không ít nơi còn gặp khó khăn, địa vị pháp lý còn thấp việc một số nước siết chặt quy chế cư trú và kinh doanh làm cho bà con gặp nhiều khó khăn trong làm ăn và hợp pháp hoá giấy tờ.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban bí thư Lê Hồng Anh đã yêu cầu hội nghị lần này cần đánh giá một cách đầy đủ và sát thực hơn về tình hình và xu hướng phát triển của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, về hiệu quả của các chủ trương, chính sách đối với kiều bào, đặc biệt là từ sau hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ nhất vào năm 2009, nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu, xác định chiến lược xây dựng cộng đồng tham gia với Đảng và Nhà nước về các chủ trương, chính sách liên quan đến công tác này, từ đó xây dựng các chương trình, đề án vận động cộng đồng trước mắt và lâu dài…
Theo TNO
'Cần lập phương án di dân khi phát hiện khả năng vỡ đập'
Lo ngại trước tình hình động đất bất thường xảy ra ở thủy điện Sông Tranh 2, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam vừa đề xuất Chính phủ giải pháp ứng phó nhằm bảo đảm an toàn tính mạng người dân khu vực này.
Trao đổi với VnExpress.net chiều 18/9, GS Vũ Trọng Hồng, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam cho biết, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam vừa gửi văn bản đề xuất Chính phủ về giải pháp ứng phó động đất nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân sinh sống ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2.
Vai trái của đập thủy điện Sông Tranh 2 bị sạt lở nặng do động đất dồn dập, chủ đầu tư phải dùng rọ đá làm bờ kè bảo vệ dọc hai bên tuyến đường từ huyện Bắc Trà My đi Nam Trà My. Ảnh: Trí Tín.
Trong văn bản này, các chuyên gia khẳng định đập thủy điện Sông Tranh 2 chưa đạt yêu cầu. Do vậy, mùa mưa lũ năm nay, khi cho tích nước cần có quy trình chặt chẽ để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân ở vùng hạ du. Trong quá trình tích nước phải luôn theo dõi ứng suất thân đập, nếu ứng suất này vượt quá giới hạn thì phải xả bớt nước.
"Cần xây dựng phương án di dân khi phát hiện đập có khả năng bị vỡ. Lập mạng lưới cảnh báo cho người dân, đo vẽ bản đồ theo giả định vỡ đập, đánh dấu các khu có cao trình an toàn để người dân có thể di dời trong tình huống xấu xảy ra", GS Hồng đề xuất.
Các chuyên gia cho rằng, hiện tượng động đất kích thích là hiện tượng mới ở Việt Nam, chưa có một tiêu chuẩn kỹ thuật nào về vấn đề này. Chính phủ cần giao cho một bộ (ngành) lập tiêu chuẩn để đánh giá đập thuỷ điện Sông Tranh 2 có an toàn hay không. Đập này được đặt trên một nền nằm trong khu vực có những đới đứt gãy hoạt động. Việc xuất hiện động đất kích thích có thể là dấu hiệu của sự hoạt động trở lại của đới đứt gãy. Nếu việc khoan phụt của thiết kế không giải quyết được tận gốc vấn đề này thì đập khó đảm bảo an toàn.
Các chuyên gia Viện Vật lý địa cầu và Viện Địa chất kiểm tra vết nứt tại một trường học ở huyện Bắc Trà My do động đất gây ra. Ảnh: Trí Tín.
Ngay khi đi vào tích nước, đập đã có hiện tượng thấm quá mức cho phép. Hiện nay đã dược xử lý ở bề mặt đập bằng cách dán màng keo ngăn nước ở thượng lưu. Còn các lỗ hổng trong thân đập do thấm gây ra cần được đánh giá trước khi cho phép tích nước. Do vậy, việc lấy mẫu thân đập vừa qua ở lúc chưa tích nước để kiểm tra về cường độ là chưa bảo đảm thân đập đã ổn định, cần tiếp tục theo dõi ứng suất trong thân đập khi tích nước.
Rạng sáng nay, chính quyền địa phương cùng người dân đã ghi nhận ba trận động đất khiến người dân lại bỏ chạy ra khỏi nhà. Tuy nhiên do động đất dưới 2 độ ritcher nên các Trạm địa chấn của Viện Vật lý địa cầu đặt ở Bình Định, Huế không thể ghi nhận được. Như vậy, trong vòng một tháng qua tại khu vực này đã xảy ra đến 20 trận động đất.
Trước tình hình động đất xảy ra dồn dập, GS Cao Đình Triều, Viện Vật lý Địa cầu khuyến cáo, trong quá trình tích nước hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 cần theo dõi sát sao diễn biến của động đất. Nếu các trận động đất nhỏ xảy ra liên tiếp kèm theo mực nước hồ dâng cao, trận động đất mạnh hơn có thể xảy ra sau đó. Khi ấy cần quan tâm gia cố, chống rò rỉ nước cho đập thủy điện.
Động đất xảy ra dồn dập khiến người dân ở huyện Bắc Trà My và nhiều địa phương sống lân cận thủy điện Sông Tranh 2 hoang mang, sợ hãi. Ảnh: Trí Tín.
Chiều 18/9, Thường trực Hội đồng khoa học thuộc Viện khoa học và công nghệ Việt Nam tổ chức cuộc họp khẩn, lấy ý kiến đoàn khảo sát, các chuyên gia Viện Vật lý Địa cầu, Viện Địa Chất... để tổng hợp ý kiến nhằm đưa ra kết luận cuối cùng về tình hình động đất thủy điện Sông Tranh 2. Văn bản kết luận này sẽ báo cáo Thủ tướng xem xét trước khi quyết định cho phép Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tích nước trở lại hồ chứa thủy điện này.
Hiện tại, tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo các địa phương triển khai tập huấn ứng phó động đất cho người dân đồng thời khảo sát những vị trí đồi cao, xây dựng phương án diễn tập sơ tán, di dời dân, chủ động phòng tránh trong tình huống xấu nhất là vỡ đập thủy điện Sông Tranh 2.
Theo VNE
Dự án di dân nhà máy điện hạt nhân gặp khó khăn UBND tỉnh Ninh Thuận vừa có văn bản gửi Bộ Công thương, báo cáo tình hình thực hiện và đề xuất tiến độ triển khai Dự án di dân tái định cư điện hạt nhân (ĐHN) tại Ninh Thuận. Theo đó, tỉnh đang gặp một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án. Đó là: Việc di dân, tái...