Kiều bào muốn được hiến pháp bảo hộ
Chiều 17.1, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đại diện người Việt Nam định cư ở nước ngoài vềnội dung sửa đổi Hiến pháp 1992.
Theo ông Nguyễn Hoài Bắc, Chủ tịch HĐQT Trường trung cấp nghề Việt Nam – Canada, dự thảo hiến pháp đã quy định rõ: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam, nhưng nếu chỉ định nghĩa một câu đơn giản là “một bộ phận không thể tách rời” thì chưa đủ. Cần quy định thêm: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư trực tiếp tại Việt Nam được hưởng các quyền lợi như công dân Việt Nam.
Đại diện Hội Người Việt Nam tại Mỹ, ông Tài Phương, so sánh thêm: Nhiều doanh nghiệp nước ngoài ký kết hợp đồng làm ăn tại Việt Nam có thể có giá trị nhỏ hơn hợp đồng của bà con kiều bào mình nhưng nếu có chuyện gì xảy ra, doanh nghiệp nước ngoài được bảo hộ bởi các cơ quan đại diện ngoại giao của nước họ, còn kiều bào ta thì không.
Ông Phương kiến nghị: Hiến pháp sửa đổi lần này nên quy định Nhà nước bảo hộ người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia vào phát triển khoa học công nghệ, đầu tư và phát triển đất nước.
Bà Phan Bích Thiện, Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ VN làm việc tại Hungary, đánh giá ở nội dung về quyền bầu cử của công dân (như công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bỏ phiếu bầu, 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào cơ quan dân cử…) chưa cụ thể hóa quyền bầu cử và ứng cử của công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài. Ngoài ra, theo bà Thiện, phải hiến định quyền phúc quyết của nhân dân về hiến pháp trong lần sửa đổi hiến pháp này, thay vì quy định quyền quyết định trưng cầu dân ý về hiến pháp hay không thuộc về QH như dự thảo.
Ông Lê Văn Tâm, đại diện cho Việt kiều tại Nhật Bản, đề nghị điều 69 cần bổ sung thêm quy định: Nghiêm cấm những hành động vi phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.
Video đang HOT
Theo TNO
'Lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp phải thực chất'
"Lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp không phải mang tính hình thức mà là hoạt động pháp lý nhằm mang đến kết quả thực chất về thực thi quyền làm chủ của nhân dân", Trưởng ban Tuyên giáo TƯ Đinh Thế Huynh phát biểu.
Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc triển khai lấy ý kiến người dân về sửa đổi Hiến pháp 1992 sáng 8/1, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng (Chủ tịch Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp) khẳng định, nhân dân có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp - một công việc hệ trọng của quốc gia. Trong lịch sử lập hiến, việc xây dựng, ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp đều tiến hành tổ chức lấy ý kiến nhân dân.
"Điều này trước hết xuất phát từ tư tưởng Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Hiến pháp cần thể hiện ý chí, nguyện vọng của toàn thể nhân dân", ông Hùng nói.
Chủ tịch Quốc hội: "Nhân dân có vai trò rất quan trọng trong xây dựn và sửa đổi Hiến pháp". Ảnh: TTXVN.
Theo Chủ tịch Ủy ban sửa đổi, lấy ý kiến là cách thức dân chủ, tạo điều kiện cho người dân có thể thể hiện các quan điểm, chính kiến về toàn bộ bản Hiến pháp nói chung cũng như đối với từng điều khoản cụ thể. Để việc lấy ý kiến có ý nghĩa thực chất, quá trình này phải được tiến hành thận trọng, khoa học, công khai, dân chủ. Đặc biệt, ý kiến phải được tổng hợp đầy đủ, chính xác, phải được trân trọng lắng nghe, nghiên cứu tiếp thu nghiêm túc.
Nhắc lại ý nghĩa, tầm quan trọng của Hiến pháp năm 1992, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu khẳng định, bản Hiến pháp đã tạo cơ sở chính trị - pháp lý quan trọng cho việc thực hiện công cuộc đổi mới. Trước tình hình mới của đất nước và quốc tế, việc sửa đổi Hiến pháp 1992 nhằm bảo đảm đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân...
Trưởng ban Tuyên giáo trung ương Đinh Thế Huynh thì khẳng định, việc lấy ý kiến là đợt sinh hoạt chính trị, pháp lý sâu rộng với yêu cầu cao về tính dân chủ và thực chất. Do đó, công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền cần làm rõ nhận thức việc sửa đổi Hiến pháp là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân.
"Công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền phải làm cho mọi người nhận thức được rõ việc lấy ý kiến không phải là một việc mang tính hình thức, mà là hoạt động pháp lý nhằm mang đến kết quả thực chất về thực thi quyền làm chủ của nhân dân", Trưởng ban Tuyên giáo yêu cầu.
Cũng vì thế, theo ông Huynh, công tác tư tưởng, tuyên truyền phải làm cho người dân tin tưởng những ý kiến góp ý được trân trọng, nghiên cứu và tiếp thu. Còn người dân nhận thức được đây là quyền chính đáng và nghĩa vụ công dân của mình.
"Đối với các ý kiến góp ý được chọn đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, cần bảo đảm khách quan, mang tính tiêu biểu và tính xây dựng. Cần tránh khuynh hướng thông tin phiến diện, thiên lệch, không chuẩn xác, chân thực", ông Huynh nhấn mạnh.
Sau hội nghị, các bộ, ngành, địa phương sẽ triển khai lấy ý kiến. Ảnh:TTXVN.
Liên quan tới tiến độ đợt lấy ý kiến, ông Phan Trung Lý, Trưởng ban Biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 cho biết, trong tháng 2 sẽ tổ chức một số hội nghị lấy ý kiến chậm nhất đến ngày hết tháng 3, Thường vụ Quốc hội Chính phủ TAND tối cao Viện KSND tối cao Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận gửi báo cáo tổng hợp ý kiến đến Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
"Chậm nhất đến ngày 20/4, Ban biên tập trình dự thảo báo cáo kết quả lấy ý kiến và dự kiến những vấn đề cần giải trình, tiếp thu ý kiến của nhân dân để chỉnh lý, trình Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp xem xét, quyết định", ông Lý cho hay.
Theo đại diện một số tỉnh, thành, đến nay các tỉnh đã nhận được chỉ đạo của Quốc hội và Bộ Chính trị về triển khai lấy ý kiến. Trong thời gian tới, các tỉnh sẽ lần lượt triển khai các hội nghị cán bộ chủ chốt thực hiện kế hoạch. Phó chủ tịch HĐND TP HCM Trương Thị Ánh đề nghị, để đảm bảo quyền góp ý cho người dân, thay vì tổng họp báo cáo gửi về ngày 15/3 nên chia làm 2 đợt: 15/3 và 5/4. Cả hai đợt đều được báo cáo tổng hợp có ý kiến như nhau.
Đồng ý với đề xuất này nhưng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng "chốt" đợt hai vào 31/3 để đảm bảo tiến độ của đợt lấy ý kiến.
Theo Thường trực Ban bí thư Lê Hồng Anh, thời gian lấy ý kiến không nhiều trong khi khối lượng công việc còn nhiều nên đòi hỏi Ủy ban sửa đổi Hiến pháp, các lãnh đạo cấp ủy đảng, địa phương phải khẩn trương triển khai ngay trước và sau Tết Nguyên đán.
Theo Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp, Hiến pháp là văn bản chính trị - pháp lý, là đạo luật cơ bản, luật gốc của nhà nước. Hiến pháp phản ánh ý chí, lợi ích của toàn dân tộc. Thông qua Hiến pháp, tư tưởng quyền lực thuộc về nhân dân được khẳng định nhân dân trao quyền cho các cơ quan nhà nước, bảo đảm tính hợp pháp cao nhất của việc thực hiện quyền lực nhà nước. Từ khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, nay là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời đến nay đã có 4 bản Hiến pháp, Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992.
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được chỉnh lý đã được công bố để lấy ý kiến trên trang thông tin điện tử http://duthaoonline.quochoi.vn.
Nội dung lấy ý kiến là toàn bộ Dự thảo Hiến pháp sửa đổi năm 1992, bao gồm: lời nói đầu chế độ chính trị quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường bảo vệ tổ quốc bộ máy nhà nước hiệu lực của Hiến pháp và quy trình sửa đổi Hiến pháp kỹ thuật trình bày các quy định của Hiến pháp.
Theo VNE
Không có điều gì cấm kỵ khi góp ý sửa Hiến pháp Bản dự thảo Hiến pháp với các nội dung được sửa đổi toàn diện được công bố ngày 2/1 tới và lấy ý kiến góp ý của người dân đến 31/3. Chủ nhiệm UB Pháp luật của QH Phan Trung Lý cho biết không có điều gì cấm kỵ khi người dân góp ý. Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý chủ...