Kiều bào hiến kế để TPHCM mang Tết ấm no cho người dân
“Tết là dịp quan trọng cho tất cả mọi người. Thành phố cần có những món quà chăm lo cho người dân các tỉnh đã tới làm việc, đóng góp cho thành phố”, GS Hà Tôn Vinh, chuyên gia tại Mỹ, góp ý.
Chiều 14/12, UBND TPHCM tổ chức hội nghị gặp gỡ kiều bào và người Việt Nam ở nước ngoài nhằm lắng nghe những đóng góp, ý kiến cho sự phát triển của địa phương. Hội nghị có chủ đề: “TPHCM trở lại bình thường mới hậu Covid-19, vấn đề và kiến nghị”.
“Việc TPHCM trở lại bình thường mới khi dịch Covid-19 chưa được dập tắt hoàn toàn, dự kiến phải đối diện nhiều vấn đề. Đây là thời điểm thử thách bản lĩnh, sự sáng tạo và năng lực thích ứng của tất cả chúng ta”, ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, phát biểu khai mạc buổi làm việc.
Ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, phát biểu khai mạc hội nghị (Ảnh: HMC).
Lãnh đạo UBND TPHCM cho biết, thành phố sẽ lắng nghe các ý kiến đóng góp của đội ngũ chuyên gia, tri thức, doanh nhân, kiều bào để chung tay phục hồi, phát triển thành phố một cách bền vững, toàn diện. Các ý kiến đóng góp tại hội nghị sẽ được chính quyền thành phố ghi nhận, cùng các sở, ngành nghiên cứu, lên kế hoạch triển khai có hiệu quả.
Một đồng đầu tư cho thuốc, tiết kiệm 10 đồng ngân sách
Phát biểu đầu tiên tại hội nghị, GS Hà Tôn Vinh, chuyên gia tài chính quốc tế tại Mỹ, đã góp ý cho TPHCM những biện pháp, phương án phát triển cho quãng thời gian trước mắt và lâu dài. Vấn đề đầu tiên ông nói đến là việc thành phố cần có cách làm giúp người dân an tâm và có một cái Tết hạnh phúc và ấm no.
“Tết là một dịp quan trọng cho tất cả mọi người. Thành phố cần có những món quà chăm lo cho người dân các tỉnh đã tới làm việc, đóng góp cho thành phố”, GS Hà Tôn Vinh nhìn nhận.
Video đang HOT
Cụ thể, chuyên gia tài chính quốc tế hiến kế, TPHCM có thể cung cấp các chuyến xe buýt công cộng để đưa người lao động, dân ngoại tỉnh về quê ăn Tết và đón họ trở lại. Hành động này vừa là dịp để lãnh đạo thành phố thể hiện sự quan tâm đối với người dân ngoại tỉnh, vừa đảm bảo để họ quay lại thành phố làm việc sau Tết.
Chuyên gia góp ý, TPHCM cần tổ chức các chuyến xe đưa người lao động về quê (Ảnh: P.N.).
“Trong tháng 7 và tháng 8, những hình ảnh buồn về việc người dân nối đuôi nhau về quê tự phát mang lại cho chúng ta nhiều suy nghĩ. Phương án tổ chức đưa người dân về quê dịp Tết sẽ khiến người dân ngoại tỉnh có thêm nhiều thiện cảm đối với thành phố”, GS Hà Tôn Vinh chia sẻ.
Ngoài ra, vị GS cũng đề xuất thành phố khuyến khích các doanh nghiệp thưởng ít nhất một tháng lương đối với công nhân, người lao động để bù vào sự mất mát của họ trong đợt bùng phát dịch vừa qua.
Đối với công tác phòng, chống dịch, bên cạnh chương trình tiêm chủng toàn dân và người lao động, TPHCM nên cung cấp các loại thuốc đặc trị Covid-19 cho người có nhu cầu. Điều này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho thành phố cả trước mắt và lâu dài.
“Một đồng tiền đầu tư cho thuốc đặc trị lúc này sẽ tiết kiệm được 10 đồng chi phí điều trị bằng ngân sách. Việc cấp thuốc cho người dân còn giúp các bệnh viện, cơ sở y tế tránh khỏi tình trạng quá tải”, ông Hà Tôn Vinh nhấn mạnh.
TPHCM cần chấp nhận sự thay đổi
GS. TS Vũ Minh Khương, Giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Singapore), nêu quan điểm, đại dịch Covid-19 khiến các mô hình, giá trị vốn cần xem xét lại, TPHCM cũng như nhiều nền kinh tế trên thế giới cần chấp nhận sự thay đổi để hướng tới tương lai.
Để từng bước thực hiện sự thay đổi đó, GS Vũ Minh Khương đưa ra 3 bài học thành phố cần xem xét, nhận thực rõ gồm khả năng đột phá, mức độ cộng hưởng và thu hút kiến thức.
Kiều bào cho rằng, TPHCM cần sự đột phá lớn để tránh đứt gãy kinh tế (Ảnh: Hữu Khoa).
Vị chuyên gia phân tích, việc đứt gãy sự phát triển xuất hiện khi các mô hình cũ, cách làm của khoảng thời gian trước dần tạo ra ít giá trị hơn hoặc không còn tạo ra giá trị. Để tránh tình trạng đó xảy ra, TPHCM cần có sự đột phá lớn.
“Khi chuẩn bị cho thời kỳ mới, chúng ta luôn bị lấn cấn bởi những tư duy cũ. Kinh nghiệm của tôi là các thành phố càng thành công trong quá khứ như TPHCM sẽ càng bị tư duy cũ lấn át nặng nề, rào cản về sự ngại thay đổi sẽ là khó khăn”, ông Vũ Minh Khương chỉ rõ.
Giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu hiến kế, thời gian tới, TPHCM cần nâng tầng quản trị với chiến lược nắm bắt cuộc cách mạng công nghệ. Ông cho rằng, chiến lược phát triển bền vững trong thời đại số sẽ là bước đi đầu tiên, mang tính quyết định để TPHCM khai thác hiệu quả các động lực vốn có.
Đối với vấn đề cộng hưởng, TPHCM có thể tính phương án xin phép Trung ương để xúc tiến cùng 6 tỉnh, thành lân cận gồm Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Tây Ninh để hình thành khu kinh tế cộng hưởng.
Cuối cùng, vị chuyên gia cho rằng, TPHCM cần xúc tiến để xây dựng thành phố Thủ Đức thành đô thị Việt Nam vào năm 2045. Trong đó, thành phố trực thuộc TPHCM cần được định hướng trở thành đặc khu tri thức, là cột ăng ten thu hút tinh hoa, kiến thức nhân loại và tạo nền tảng tương tác để các chuyên gia đóng góp tâm huyết và góp sức cho sự phát triển.
Giao hàng sau 18h, nhiều tài xế AhaMove bị phạt
Một số tài xế hãng xe ôm công nghệ AhaMove vẫn ra đường hoạt động sau 18h và bị lực lượng chức năng quận Phú Nhuận (TP.HCM) lập biên bản xử phạt.
Lúc 18h ngày 27/7, khi TP.HCM bắt đầu khung giờ hạn chế người dân ra đường, một số tài xế hãng xe ôm công nghệ AhaMove vẫn hoạt động nên bị tổ công tác UBND quận Phú Nhuận lập biên bản.
Tài xế T.V.H. (23 tuổi, quê Cà mau) chạy xe máy chở thực phẩm qua chốt kiểm dịch trên đường Hoàng Minh Giám, phường 9 (quận Phú Nhuận), bị lực lượng chức năng dừng phương tiện.
Một số tài xế hãng xe ôm AhaMove bị xử phạt 2 triệu đồng. Ảnh: An Huy.
Tài xế H. cho biết đang vận chuyển thực phẩm từ quận 12 sang quận Tân Bình giao cho khách. Công ty thông báo trên ứng dụng rằng theo công văn 2490, tài xế được phép hoạt động giao hàng thiết yếu từ 18h đến 6h sáng hôm sau nên anh vẫn đi giao hàng.
"Công ty thông báo được hoạt động trong khung giờ trên nên chúng tôi vẫn đi giao hàng vì nghĩ các ngành chức năng cho phép. Bị lập biên bản, tôi rất bất ngờ. Tôi có liên hệ lên tổng đài hỏi nhưng chưa kết nối được", tài xế H. nói.
Bên cạnh đó, anh N.H.S. (29 tuổi, ngụ huyện Bình Chánh) tài xế hãng AhaMove trên đường trở về nhà sau 18h cũng bị tổ công tác UBND quận Phú Nhuận lập biên bản.
Tài xế S. cho biết anh làm việc theo thông báo của lãnh đạo công ty, được hoạt động từ 18h đến 6h sáng hôm sau.
Một tài xế khác của hãng xe ôm công nghệ này trên đường đi rút tiền sau 18h cũng bị lực lượng chức năng quận Phú Nhuận xử phạt 2 triệu đồng.
Một cán bộ UBND phường 9 (Phú Nhuận) cho biết theo công văn 2490, tất cả hãng xe ôm công nghệ bị bắt buộc dừng hoạt động từ 18h đến 6h sáng hôm sau. UBND phường 9 lập quyết định xử phạt dựa trên công văn UBND TP.HCM chỉ đạo.
"5 mục trên công văn 2490 của UBND TP đều không có chỉ đạo cho phép tài xế hãng xe ôm công nghệ được phép hoạt động. Chúng tôi chưa xác định lãnh đạo hãng xe ôm này dựa vào đâu để thông báo đến các tài xế được hoạt động thời gian trên", cán bộ UBND phường 9 cho biết.
Cháy rừng phòng hộ kéo dài 4 thôn tại vùng biển Thừa Thiên - Huế Một vụ cháy rừng phòng hộ ven biển thuộc xã Điền Hòa (H.Phong Điền, Thừa Thiên - Huế) xảy ra dữ dội từ trưa tới chiều 27.7 mới được không chế Người dân tham gia đạp lửa. ẢNH: AN NHƯ Tối 27.7, ông Nguyễn Đình Bách, Chủ tịch UBND H.Phong Điền (Thừa Thiên - Huế), cho biết lực lượng PCCC và cứu hộ...