Kienlongbank: 25 năm đồng hành cùng bà con vùng sông nước Cửu Long
Kienlongbank được thành lập năm 1995 tại Kiên Giang, với vốn điều lệ khoảng 1,2 tỷ đồng nhằm mục tiêu hỗ trợ người dân tìm nguồn vốn để phục vụ sản xuất, tránh việc vay vốn bên ngoài vớilãi suất cao.
Tính đến tháng 10/2020, Kienlongbank hiện có 134 chi nhánh, phòng Giao dịch tại 28 tỉnh, thành trên cả nước
Ngày 27/10/2020, Ngân hàng TMCP Kiên Long – Kienlongbank kỷ niệm 25 năm Ngày thành lập (27/10/1995 – 27/10/2020), tiếp tục khẳng định một thương hiệu với tầm nhìn trở thành thương hiệu Xanh và phát triển bền vững trong ngành ngân hàng tại Việt Nam.
Đánh giá chặng đường phát triển 25 năm của Kienlongbank, bà Trần Tuấn Anh – Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Kienlongbank cho biết: “Sự thành công của Kienlongbank xuất phát từ nhiều khía cạnh. Trên hết, tôi cho rằng kết quả ngày hôm nay là một quá trình dài của sự quyết tâm, nỗ lực không ngừng nghỉ, tình yêu nghề của các thế hệ lãnh đạo, cán bộ nhân viên, cộng tác viên để cống hiến và xây dựng nên Kienlongbank”.
Theo bà Tuấn Anh, thương hiệu Kienlongbank đã được khẳng định trên thị trường tài chính với vị trí Top 100 công ty đại chúng lớn nhất Việt Nam do Forbes Việt Nam công bố năm 2019; Huân chương lao động hạng Ba; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Bằng khen của Ngân hàng Nhà nước… và nhiều giải thưởng cao quý khác.
Kienlongbank được thành lập năm 1995 tại tỉnh Kiên Giang, với vốn điều lệ ban đầu khoảng 1,2 tỷ đồng với mục tiêu hỗ trợ người dân nơi đây tìm nguồn vốn để phục vụ sản xuất, tránh việc vay vốn bên ngoài với lãi suất cao.
Thương hiệu Kienlongbank đã được khẳng định trên thị trường tài chính với vị trí Top 100 công ty đại chúng lớn nhất Việt Nam do Forbes Việt Nam công bố năm 2019
Video đang HOT
Trải qua các giai đoạn tái cơ cấu của ngành ngân hàng Việt Nam, Kienlongbank là một trong 12 ngân hàng TMCP nông thôn đã chuyển đổi thành ngân hàng TMCP đô thị và phát triển ổn định, bền vững đến ngày hôm nay. Là ngân hàng thuộc nhóm “tự tái cơ cấu”, Kienlongbank luôn duy trì tốt các chỉ tiêu về an toàn hoạt động và tuân thủ các quy định của pháp luật và của Ngân hàng Nhà nước.
Tính đến tháng 10/2020, Kienlongbank hiện có 134 chi nhánh, phòng Giao dịch tại 28 tỉnh, thành trên cả nước, với vốn điều lệ 3.237 tỷ đồng (tăng gấp 2.600 lần so với năm 1995), tổng tài sản đạt 55.425 tỷ đồng (tính đến ngày 30/6/2020) và hơn 5.000 cán bộ, nhân viên, cộng tác viên trên toàn hệ thống.
Trong hoạt động kinh doanh, Kienlongbank hướng đến sự hoàn thiện và đa dạng hóa các dịch vụ tài chính và các chuẩn mực theo thông lệ quốc tế, hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, tăng cường hợp tác với những đối tác có thương hiệu và uy tín trên thị trường để đem đến những sản phẩm, dịch vụ chất lượng tối ưu, nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
Năm 2020, Kienlongbank đặt mục tiêu đảm bảo các chỉ số kinh doanh đều tăng trưởng ổn định, lợi nhuận hợp lý
Song song đó, Kienlongbank còn đồng hành với Ngân hàng Nhà nước, chính quyền địa phương trong việc chủ động tham gia các dự án, chương trình an sinh xã hội, hoạt động thiện nguyện đúng với tinh thần “Sẵn lòng chia sẻ” của ngân hàng.
Năm 2020, Kienlongbank đặt mục tiêu đảm bảo các chỉ số kinh doanh đều tăng trưởng ổn định, lợi nhuận hợp lý và đảm bảo an toàn trong các mặt hoạt động.
Nợ xấu của các ngân hàng tiếp tục tăng
Trong quý III/2020, nợ xấu của các ngân hàng tiếp tục tăng mạnh, chất lượng tín dụng của các ngân hàng đang đi xuống.
Hình ảnh tại Ngân hàng Sacombank. Ảnh: QH.
Một mùa báo cáo nữa lại đến đi kèm với những con số "đa sắc" mà các doanh nghiệp công bố. Các ngân hàng mới đây cũng đã công bố báo cáo tài chính quý III/2020. Theo số liệu được trình bày trên báo cáo tài chính, phần lớn dư nợ cho vay của các ngân hàng đều có sự tăng trưởng so với hồi đầu năm 2020.
Tiêu biểu như Vietcombank, tại thời điểm 30.9 tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng này là hơn 783.757 tỉ đồng, tăng 6,7% so với đầu năm 2020. Hay như TPBank cũng ghi nhận mức tăng hơn 15,4% về dư nợ cho vay, đạt hơn 110.340 tỉ đồng tại thời điểm cuối quý III/2020.
Tuy nhiên, một điểm đáng chú ý là nợ xấu (bao gồm nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 - nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn) của các ngân hàng có xu hướng tăng.
Nguồn: NCĐT.
Trong 5 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính quý III/2020 được Nhịp Cầu Đầu Tư tổng hợp, thì có tới 5/5 ngân hàng có tỉ lệ nợ xấu tăng trong quý III/2020.
Nổi trội nhất là KienLongBank khi tỉ lệ nợ xấu của Ngân hàng này tăng tới 5,61 điểm % so với đầu năm 2020. Tại thời điểm 30.9.2020, tổng nợ xấu (nợ nhóm 3,4,5) của KienLongBank là hơn 2.240 tỉ đồng, tỉ lệ nợ xấu cuối kỳ là 6,63%. Trong khi đó, hồi đồi năm 2020, tỉ lệ nợ xấu của KienLongBank chỉ ở mức 1,02%. Một điểm đáng chú ý trong cơ cấu nhóm nợ của KienLongBank hồi cuối quý III/2020, nợ có khả năng mất vốn của Ngân hàng này lên tới 2.133 tỉ đồng, gấp hơn 8 lần đầu năm 2020.
Trong số nợ có khả năng mất vốn của KienLongBank tại thời điểm 30.9.2020 đã bao gồm gần 1.883 tỉ đồng dư nợ các khoản cho vay đối với một nhóm khách hàng với tài sản đảm bảo là cổ phiếu của một ngân hàng khác được phân loại nhóm 5 theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Xét về nợ xấu, VPBank cũng là ngân hàng có tỉ lệ nợ xấu ở mức cao. Thời điểm 30.9.2020, tỉ lệ nợ xấu của VPBank là 3,65%, cao thứ 2 trong 5 ngân hàng được chúng tôi tổng hợp. Nhìn về tổng quan, tuy tỉ lệ nợ xấu của VPBank chỉ tăng nhẹ 0,23 điểm % trong quý III/2020, nhưng tỉ lệ của Ngân hàng này luôn duy trì ở mức cao. Hồi đầu năm 2020, tỉ lệ này là hơn 3,42%.
Vietcombank cũng có tỉ lệ nợ xấu tăng 0,22 điểm % trong quý III/2020. Tuy nhiên, tại thời điểm 30.9 nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) của Vietcombank đã giảm 26% so với đầu năm 2020, ghi nhận hơn 3.362 tỉ đồng tại thời điểm 30.9.2020.
Còn đối với TPBank, Ngân hàng có tăng trưởng dư nợ cho vay vượt trội, nợ nghi ngờ (nhóm 4) tăng mạnh nhất, ghi nhận mức tăng 82% so với đầu năm 2020, tương đương hơn 555,2 tỉ đồng tại thời điểm cuối quý III/2020. Nợ nhóm 3, nhóm 5 của TPBank cũng tăng lần lượt 76% và 27% so với thời điểm đầu năm 2020.
Theo Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam, mặc dù Việt Nam đang trong giai đoạn dân số vàng, nhưng đóng góp từ tiêu dùng của hơn 90 triệu người dân và đầu tư từ khu vực tư nhân trong nước lại không có gì nổi bật trong quý III. Điều này đã được tái khẳng định bởi tăng trưởng tín dụng yếu.
Cụ thể, tính đến ngày 14.9, dư nợ tín dụng chỉ tăng 4,81% so với đầu năm, chỉ bằng một nửa so với mức 9,4% cuối tháng 9.2019 và dường như đã chậm lại trong 2 tháng qua.Trong khi đó, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn thanh toán do COVID-19 đã tăng nhanh gấp 5 lần, từ 62.800 tỉ đồng vào cuối tháng 4 lên 321.000 tỉ đồng vào cuối tháng 9. Khi tử số cao hơn mẫu số, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trên tổng số các khoản nợ tăng từ 0,8% lên 3,7%, cho thấy chất lượng tín dụng chung đang đi xuống.
Theo lý thuyết, khi nợ xấu tăng, ngân hàng phải bỏ thêm nhiều khoản chi phí liên quan đến việc giải quyết các khoản nợ xấu này, bao gồm: chi phí để tăng cường giám sát những khách hàng vay quá hạn và các tài sản thế chấp của họ, chi phí phân tích và thỏa thuận với khách hàng về các khoản vay này, chi phí duy trì và xử lý tài sản đảm bảo,... Rất nhiều chi phí được phát sinh liên quan đến nợ xấu, điều này sẽ đẩy chi phí chung tăng cao, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng.
9 tháng, Kienlongbank mới hoàn thành 19% kế hoạch lợi nhuận, tỷ lệ nợ xấu lên 6,63%/cho vay Lũy kế 9 tháng đầu năm, ngân hàng đạt lợi nhuận 144,5 tỷ đồng, giảm 38,7% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, Kienlongbank mới chỉ hoàn thành 19,3% kế hoạch lợi nhuận của cả năm. Ảnh minh họa. Ngân hàng TMCP Kiên Long - Kienlongbank (mã KLB) vừa công bố BCTC hợp nhất quý III/2020 với phần lớn các...