Kiến trúc sư Hà Nội chia sẻ 4 điều cần lưu ý khi thiết kế “tam giác công năng” trong bếp để bạn có thể sở hữu một căn bếp hoàn hảo
Đối với kiến trúc sư Trần Anh Tùng, một căn bếp đẹp không chỉ hài hòa về mặt thẩm mỹ, cân bằng với diện tích tổng thể mà cần tiện lợi về mặt công năng.
Kiến trúc sư Trần Anh Tùng là một trong những kiến trúc sư trẻ đã thiết kế nên nhiều công trình nhà ở đẹp làm hài lòng khách hàng nhờ tâm huyết cũng như năng lực thực sự của mình.
Trong quá trình phát triển bản thân cũng như xây dựng thương hiệu, kiến trúc sư Trần Anh Tùng không ngừng học hỏi nâng cao năng lực chuyên môn để tạo nên những công trình hoàn thiện, nâng cao chất lượng sống, chất lượng về thẩm mỹ dành cho người sử dụng.
Với nhiều kinh nghiệm thiết kế nhà, đặc biệt chú trọng đến khu vực bếp, nơi chủ nhà dành phần lớn thời gian để sinh hoạt, kiến trúc sư Trần Anh Tùng cho rằng, khi thiết kế khu vực nấu nướng cần đảm bảo tam giác công năng mang lại nhiều thuận tiện cho người sử dụng. Bên cạnh đó là một loạt các yếu tố quan trọng làm nên một căn bếp đẹp về thẩm mỹ và nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
Kiến trúc sư Tùng và cộng sự trong công trình căn hộ mới hoàn thiện.
Tam giác công năng là gì?
Tam giác công năng ở đây hiểu nôm na là 3 thứ: Kho/lưu trữ (như tủ lạnh, tủ kho) – Rửa/sơ chế (chậu rửa, bàn sơ chế) – Chế biến (Bếp từ hút mùi, lò nướng, lò vi sóng). Tam giác công năng nên được đảm bảo chặt chẽ và mang tính thuận tiện cho quy trình nấu nướng.
Ví dụ: Lấy đồ tủ lạnh, mang sang rửa, chặt thái, mang sang bếp từ để nấu. Các hệ bổ trợ cho khu vực trên thường gồm giá để bát đĩa cho khu rửa, ngăn đựng dao thớt gần khu sơ chế, ngăn kéo xoong nồi gần bếp từ tiện nấu nướng,…
Máy rửa bát thường nằm ngay sát chậu rửa để đi chung đường nước, và bên cạnh máy rửa bát nên có ngăn kéo đựng bát đĩa để tiện việc lấy bát ra xếp vào đó luôn.
Căn bếp cần đảm bảo tam giác công năng thuận tiện.
Mọi thao tác trong bếp đều dễ dàng cho người sử dụng.
1. Vị trí đường thoát nước
Video đang HOT
Vị trí đường thoát nước nằm về vấn đề kỹ thuật, nhưng gần như là thứ rất khó thay đổi. Nếu dịch theo trục thẳng trong tủ có thể giấu dưới chân tủ, còn nếu đổi sang hướng khác (không có chỗ che) thì cần nâng sàn (dễ gây nguy hiểm khi bưng bê, 1 bậc đơn sẽ nguy hiểm hơn tam cấp vì ta thường hay quên) hoặc khoan rút lõi.
2. Vật liệu hoàn thiện bếp
Nên dùng những vật liệu dễ làm sạch, bền với nhiệt độ và nước, chống bám vân tay. Tủ bếp dưới có thể cân nhắc dùng thùng tủ bằng ván nhựa (picomat hoặc tương đương), tủ trên vẫn khuyên dùng MFC/MDF vì độ chắc chắn và ăn vít tốt hơn nhựa nhiều, giá thành lại rẻ hơn.
Nếu dùng gỗ tự nhiên nên cân nhắc các loại gỗ mềm, ít co ngót (do bếp là khu vực nhiệt độ của máy móc khá cao, lại nhiều hơi nước).
Chú ý vật liệu bếp.
Nên chọn vật liệu bền đẹp và dễ làm sạch.
3. Thiết bị bếp
Ngoài các thiết bị chính như bếp từ, hút mùi, tủ lạnh, chậu rửa ra, tất các các loại thiết bị còn lại nếu cần dùng, các bạn liệt kê hết ra, mẫu mã chủng loại, để tính đưa vào tủ. Tùy nhu cầu vì nhiều nhà mua lò nướng bánh xong không dùng cũng rất phí.
Lọc nước nếu dùng thì lắp dưới chậu rửa, còn hệ thống lọc tổng thì khá cồng kềnh, có khi phải dành 1 khoang 1m5×80cm nếu muốn sử dụng hệ này.
Một lưu ý nhỏ cho chậu rửa bát là tùy vào cách bạn muốn dùng chậu gì (âm bàn hay nổi vành) mà khi chọn phải lưu ý chọn cả chậu lẫn đá.
Nếu chậu rửa nổi vành thì đơn giản, nhưng chậu âm bàn nhớ chọn đá nhân tạo loại cứng (vicostone càng tốt nếu lực còn) và khoang chậu rửa để rộng 90cm (thay vì có thể co vào 80cm) cho thợ gắn chậu rửa còn có chỗ thao tác.
Các thiết bị bếp cũng cần lưu ý đặc biệt.
Cần liệt kê các thiết bị bếp trước khi thiết kế khu vực này.
4. Tool – phụ kiện
Phụ kiện bao gồm những thứ không thấy ngay, ví dụ tay nâng, giá bát nâng hạ, bản lề. Các bạn không nên mua hàng rẻ, rất nhanh gãy và bung.
Giá thìa dĩa dao thớt (thường gắn cánh tủ bếp dưới); giá xoong nồi bát đĩa (thường gắn ngăn kéo rộng 700-800-900mm, nhiều nhà để dưới bếp từ để tiện sấy); thùng rác gắn cánh (tùy nhu cầu); bộ ray tủ kho để đồ khô (tủ đồ khô thường cao như tủ lạnh, cánh gỗ, gắn bộ ray vào, khoảng 8-12 tầng); mấy bộ chia ngăn nhỏ, để đựng thìa dĩa xếp khá đẹp trong ngăn kéo mà giá cũng không quá cao.
Mấy phụ kiện như thùng gạo gắn cánh, giá xoay góc thì anh Tùng khuyên là không nên dùng, cách rách, chưa tối ưu và nhất là cái giá xoay góc còn èo uột mong manh.
Phụ kiện cần sử dụng loại tốt.
Căn bếp là nơi giữ lửa yêu thương.
Căn bếp được xem là trái tim của ngôi nhà. Một căn nhà đẹp chắc chắn điều kiện cần có chính là một căn bếp đẹp, dễ sử dụng, thuận tiện trong sinh hoạt, mang lại những cảm hứng cho việc nấu nướng cũng như nâng cao giá trị cho căn nhà. Vì thế, hãy luôn giữ bếp tràn đầy yêu thương với lửa ấm và niềm vui hạnh phúc nhờ thiết kế đúng, trúng, đủ.
Ý tưởng thiết kế nhà bếp có bố cục khoa học, đẹp mắt
Thiết kế nhà bếp có bố cục thông minh sẽ truyền cảm hứng nấu nướng cho bạn và các thành viên trong gia đình.
Thiết kế khu vực lưu trữ vật dụng lớn
Với các thiết bị lớn và cồng kềnh như: Lò vi sóng, lò nướng, máy xay sinh tố, máy ép,... bạn nên cất gọn chúng vào một nơi. Bởi việc trưng bày toàn bộ các thiết bị này trên mặt bếp sẽ khiến căn phòng trở nên lộn xộn, rối mắt.
Vì vậy, bạn nên thiết kế một khu vực chuyên lưu trữ các vật dụng làm bếp, đó có thể là hệ thống kệ, giá trong tủ bếp. Đây là giải pháp phù hợp và có tính bền vững. Vì vậy, hãy ghi lại mẹo này khi bạn bắt đầu lên kế hoạch thiết kế, sắp xếp bố cục nhà bếp.
Cần có những không gian lưu trữ thiết bị làm bếp cồng kềnh. (Đồ họa: Trang Thiều)
Bài trí kệ, ngăn lưu trữ theo chiều dọc
Mẹo hay trong thiết kế nhà bếp là bài trí ngăn kéo lớn để chứa đồ phía dưới. Tuy nhiên, chúng không phải là ý tưởng hoàn hảo cho tủ bếp trên của bạn. Vì vậy, xu hướng thiết kế hiện đại là bài trí kệ, ngăn lưu trữ theo chiều dọc, giúp bạn bảo quản được nhiều thiết bị làm bếp cồng kềnh hoặc những vật dụng số lượng lớn như bát, đĩa, hộp đựng bánh,...
Đây chính là mẹo thiết kế nhà bếp khoa học, tinh tế, giúp bạn thuận tiện trong việc nấu nướng cho cả gia đình.
Lưu trữ dọc ngày càng phổ biến trong thiết kế nhà bếp. (Đồ họa: Trang Thiều)
Thiết kế ngăn kéo ở bên trái và bên phải của dãy
Thực tế cho thấy, ngăn kéo là một ý tưởng thiết thực dành cho dụng cụ nấu nướng. Với hệ ngăn kéo được thiết kế thông minh, bạn sẽ tiết kiệm thời gian trong việc cất trữ và tìm vật dụng khi cần.
Mặt khác, chúng còn góp phần tạo nên tính thẩm mỹ cho tổng thể không gian bếp. Mẹo dành cho bạn khi thiết kế ngăn kéo là lấy khu vực đặt bếp nấu làm trung tâm, rồi thiết kế các ngăn kéo ở bên trái và bên phải của khu trung tâm đó.
Thiết kế ngăn kéo đựng dụng cụ nấu ăn và gia vị
Bạn hãy trang bị các ngăn kéo trên cùng với kích thước phù hợp để đựng dụng cụ nấu nướng và đồ khô. Đồng thời, chọn ngăn kéo trên cùng để đựng gia vị để tránh ẩm ướt và tìm kiếm dễ dàng.
Ý tưởng thiết kế này giúp không gian nhà bếp của bạn trở nên khoa học, sạch sẽ và đảm bảo tính cơ động khi bạn cần đến chúng.
Hệ thống kệ, tủ, ngăn chứa gia vị và dụng cụ làm bếp. (Đồ họa: Trang Thiều)
Để thùng rác và dao gần bồn rửa
Nếu có thể bạn hãy đặt vị trí thùng rác tái chế gần bồn rửa hoặc máy rửa bát của bạn. Điều này giúp bạn hạn chế làm rơi vãi đồ thừa và đảm bảo vệ sinh trong căn bếp.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên cất dao trong ngăn kéo trên cùng gần thùng rác và bồn rửa. Bởi, khoảng cách khi dao phải di chuyển để sử dụng, làm sạch và cất trữ càng ít, bạn và những người xung quanh càng an toàn.
13 mẫu nhà bếp với điểm nhấn màu xanh ấn tượng - gam màu tượng trưng cho sức sống mạnh mẽ và mới mẻ Tạm biệt những gam màu be, trắng, kem của những năm trước, 2020 chính là năm bùng nổ của gam màu xanh - và dự kiến vẫn sẽ còn tiếp tục trong những năm tới. Màu xanh lơ, xanh da trời, xanh xám, xanh hoàng gia, lam khổng tước, xanh thẫm, cho đến màu xanh nước biển và xanh mòng két. Loạt thiết...