Kiên trì mục tiêu cải cách thủ tục hành chính thuế
Theo kết quả báo cáo chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính 2020 (APCI 2020), do Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ công bố mới đây, nhóm thủ tục hành chính thuế tăng 5,5 điểm lên đến 94,7 và chỉ cách 5,3 điểm so với thực tiễn tốt nhất (100 điểm).
Theo đó, nhóm này trở thành nhóm liên tiếp dẫn đầu trong những năm qua về cải cách thủ tục hành chính với chi phí tuân thủ trung bình liên tục giảm, chỉ còn 3,8 giờ và 11,6 nghìn đồng chi phí trực tiếp cho mỗi thủ tục hành chính.
Qua khảo sát của báo cáo APCI 2020, nhóm này được thực hiện trên 3 thủ tục hành chính: Hoàn thành nghĩa vụ trước khi giải thể đối với doanh nghiệp; khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp; khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
Hoạt động nghiệp vụ tại Cục Thuế Hà Nội. Ảnh minh họa: TTXVN phát
Giảm mạnh các chi phí tuân thủ
Những năm gần đây, ngành Thuế luôn dẫn đầu trong cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện thủ tục hành chính, nhằm đơn giản hóa quy trình, rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục. Tổng cục Thuế cho biết, khai thuế điện tử đã được triển khai tại 63/63 tỉnh, thành và 100% Chi cục Thuế trực thuộc. 99,7% doanh nghiệp đang hoạt động, tham gia sử dụng dịch vụ khai thuế điện tử; 99% doanh nghiệp đã đăng ký tham gia sử dụng dịch vụ nộp thuế điện tử; 97% doanh nghiệp tham gia, thực hiện thủ tục hoàn thuế điện tử.
Khảo sát qua các năm cho thấy, gánh nặng chi phí tuân thủ của doanh nghiệp giảm mạnh. Trong đó, thời gian thực hiện chỉ còn 3,8 giờ (giảm 19%), với chi phí trực tiếp trung bình không đáng kể, chỉ 11,6 nghìn đồng/thủ tục hành chính (giảm 79%). Chi phí trực tiếp trên thực tế chỉ phát sinh ở một số trường hợp đặc biệt như thủ tục hoàn thành nghĩa vụ trước khi giải thể đối với doanh nghiệp (có doanh nghiệp cho biết chi phí xin sao kê, đóng bộ hồ sơ hết 2 triệu đồng).
Đặc biệt, 100% doanh nghiệp được khảo sát đều khẳng định không phải chi trả chi phí không chính thức cho cán bộ cơ quan nhà nước khi thực hiện các thủ tục khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ và hoàn thành nghĩa vụ trước khi giải thể đối với doanh nghiệp. Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng dịch vụ trung gian trọn gói giảm đáng kể, từ 24% xuống còn 5%. Điều này phù hợp với thực tế các doanh nghiệp khảo sát đã có kinh nghiệm và lựa chọn việc tự thực hiện thủ tục.
Đáng ghi nhận, một số vùng, địa phương như: Thái Bình là địa phương có thực tiễn tốt nhất về chỉ số thành phần, thời gian thực hiện nhóm thủ tục hành chính thuế với trung bình là 0,9 giờ. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ có điểm số tốt nhất với thời gian thực hiện ngắn nhất là 1,9 giờ.
Một điểm khác biệt nữa đáng ghi nhận của nhóm này là sự thay đổi tích cực về thời làm việc trực tiếp giữa đoàn kiểm tra của cơ quan thuế và doanh nghiệp trong thủ tục hoàn thành nghĩa vụ trước khi giải thể đối với doanh nghiệp (thuộc về bước họp thẩm định/kiểm tra thực địa). Theo đó, chi phí trực tiếp dành cho việc tiếp đón đều giảm đáng kể.
Video đang HOT
Báo cáo chỉ ra một số hạn chế trong chi phí tuân thủ: Trong số các bước thực hiện thủ tục hành chính thuế, chuẩn bị hồ sơ là bước mất nhiều thời gian nhất, doanh nghiệp dành 2,1 giờ, chiếm 54% tổng thời gian thực hiện. Các thủ tục hành chính tốn nhiều thời gian nhất có thể kể đến như thủ tục hoàn thành nghĩa vụ trước khi giải thể đối với doanh nghiệp và thủ tục khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Cá biệt, một số trường hợp mất đến 15 ngày làm việc. Ngoài ra khảo sát cho thấy, 11% số doanh nghiệp phải chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ trung bình 2,1 giờ và tối đa là 5 ngày làm việc (thuộc thủ tục hoàn thành nghĩa vụ trước khi giải thể đối với doanh nghiệp).
Đơn giản hóa và chuẩn hóa quy trình
Từ những hạn chế trên, báo cáo đã đưa ra khuyến nghị về hai vấn đề mà ngành Thuế cần làm trong thời gian tới. Thứ nhất, nâng cao tính ổn định và mức độ hỗ trợ doanh nghiệp, tiếp tục khắc phục tình trạng lỗi hệ thống khi thực hiện khai hồ sơ thuế và nộp thuế trên cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, đặc biệt trong thời điểm cuối tháng hoặc cuối kỳ kế toán (theo phản ánh của doanh nghiệp trong khảo sát APCI 2018, 2019).
Thứ hai, đơn giản hóa và chuẩn hóa quy trình thực hiện thủ tục hoàn thành nghĩa vụ trước khi giải thể đối với doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng mong muốn khắc phục tình trạng hướng dẫn khác nhau trong quá trình thực hiện thủ tục hoàn thành nghĩa vụ trước khi giải thể đối với doanh nghiệp giữa một số địa phương, ví dụ như về thành phần hồ sơ.
Nghiên cứu các nội dung phản ánh từ doanh nghiệp và phân tích các kết quả khảo sát APCI 2020 cho thấy, vẫn còn dư địa cải cách trong nhóm thủ tục hành chính thuế, đó là hoàn thiện và nâng cấp hệ thống khai và nộp thuế trực tuyến trên cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, đảm bảo khả năng truy cập và sử dụng được thông suốt, tránh trường hợp không thể truy cập. Đồng thời, Tổng cục Thuế cần rà soát các bảng, biểu mẫu được hỗ trợ trong cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế và phần mềm hỗ trợ kê khai, để việc thực hiện thủ tục hành chính thuế của doanh nghiệp được dễ dàng và thuận tiện hơn.
Bên cạnh đó, xây dựng các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp và rà soát, cải cách một số khâu trong việc thực hiện thủ tục hành chính thuế. Đặc biệt lưu ý đến thủ tục đối với doanh nghiệp phải rời bỏ thị trường (được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng lên) như thủ tục hoàn thành nghĩa vụ trước khi giải thể.
Báo cáo cũng cho rằng cần chuẩn hóa quy trình xử lý nội bộ, đảm bảo thông tin hướng dẫn thực hiện thủ tục rõ ràng và đầy đủ (bao gồm cả việc hướng dẫn sửa đổi, bổ sung hồ sơ), bố trí công chức tiếp nhận và xử lý hồ sơ cần được lưu tâm để đảm bảo việc giải quyết các hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính thuế theo đúng quy định.
Điểm sáng cải cách thủ tục hành chính tại hệ thống cửa khẩu
Công tác cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC) tại hệ thống cửa khẩu nhiều năm qua được coi là điểm sáng trong thực hiện nhiệm vụ của Bộ đội Biên phòng (BĐBP).
Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Cẩm Phả kiểm soát xuất nhập cảnh của tàu thuyền qua phần mềm quản lý điện tử.
CCTTHC, ứng dụng tốt công nghệ thông tin (CNTT) trong kiểm tra, kiểm soát người, phương tiện qua cửa khẩu, giúp cho nhiệm vụ quản lý biên giới chặt chẽ, nhanh chóng và chính xác hơn, giúp cho công tác đối ngoại biên phòng đạt hiệu quả cao, góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị và phát triển.
Đột phá trong cải cách thủ tục hành chính cửa khẩu đất liền
Lực lượng BĐBP phụ trách, quản lý, kiểm tra, kiểm soát xuất nhập cảnh (XNC) tại 238 cửa khẩu. Trong đó, có 206 cửa khẩu, lối mở, đường qua lại trên biên giới đất liền và 36 cửa khẩu cảng. BĐBP là đơn vị duy nhất của quân đội tham gia triển khai Cơ chế một cửa quốc gia.
Quốc phòng là một trong 9 Bộ kết nối Cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN. BĐBP cũng đã chủ động, tích cực phối hợp với Tổng cục Hải quan và các bộ, ngành có liên quan triển khai đồng bộ, góp phần thúc đẩy hoàn thành kết nối Cổng thông tin một cửa quốc gia, một cửa ASEAN.
Việc ứng dụng CNTT hiện đại, tốc độ xử lý cao, có khả năng kết nối trung tâm xử lý dữ liệu chuyên ngành cửa khẩu giữa Bộ Tư lệnh BĐBP với các Bộ, ngành có liên quan đã tạo nhiều đột phá, giúp cho việc chia sẻ dữ liệu liên quan đến công tác xuất, nhập cảnh luôn được đồng bộ, thống nhất.
Hiện Bộ Tư lệnh BĐBP đã tập trung đầu tư, triển khai hiệu quả trung tâm quản lý XNC tại 25 cửa khẩu quốc tế; 29 đường truyền dữ liệu tốc độ cao; 130 hộp thư điện tử; trang bị hơn 3.000 loại trang thiết bị, phương tiện hiện đại, đồng bộ cho các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính và cửa khẩu cảng trọng điểm.
Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong toàn lực lượng đổi mới và cải cách triệt để về phương pháp, lề lối, tác phong công tác, nâng cao văn hóa ứng xử giao tiếp, làm việc trong thực hiện nhiệm vụ kiểm soát XNC tại cửa khẩu...
Trên tuyến biên giới đất liền, Bộ Tư lệnh BĐBP đã áp dụng các mô hình, cách làm hết sức sáng tạo và hiệu quả trong CCHC tại hệ thống các cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu chính.
Từ mô hình "Một cửa, một điểm dừng" tại cặp cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (Việt Nam) - Đen Sa Vẳn (Lào) theo Hiệp định GMS được triển khai vào năm 2015, được đánh giá là bước đột phá thành công về CCHC, BĐBP đã nghiên cứu ứng dụng Cổng kiểm soát XNC tự động gắn với hệ thống camera giám sát tại cửa khẩu quốc tế Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, tỉnh Lạng Sơn và cửa khẩu quốc tế Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
Hệ thống được tích hợp những công nghệ hiện đại như nhận dạng sinh trắc học bằng vân tay và hình ảnh, tự động hóa các bước trong quy trình thực hiện thủ tục XNC. Thời gian làm thủ tục cho một hành khách từ 30 giây giảm xuống chỉ còn 7 - 12 giây, vừa lưu trữ được dữ liệu, hình ảnh của hành khách phục vụ công tác nghiệp vụ, tạo được hình ảnh hiện đại của cửa khẩu. Hiện, mô hình này đang được tiến hành triển khai mở rộng tại 17 đơn vị cửa khẩu trọng điểm.
Bộ Tư lệnh BĐBP đã triển khai kiểm soát mã vạch đối với Giấy thông hành cư dân biên giới tuyến Việt Nam - Trung Quốc. Người dân đăng ký thông tin nhân thân vào hệ thống của BĐBP, hệ thống sẽ mã hóa dưới dạng mã vạch và được dán lên Giấy thông hành.
Cán bộ sử dụng đầu đọc mã vạch để đọc thông tin của khách và nhập vào phần mềm kiểm soát XNC, thực hiện 10 ngày kiểm chứng một lần. Nhờ đó, rút ngắn thời gian từ 1 phút xuống còn 15 - 20 giây/người, không bị sai sót khi nhập dữ liệu.
Tại các cửa khẩu đường bộ, đã bỏ tờ khai XNC tại 24 cửa khẩu quốc tế, thời gian làm thủ tục của một khách từ 5 phút xuống còn 1 phút và đối với phương tiện giảm từ 45 phút xuống còn 5 phút. Từ những đột phá trong CCHC gắn với ứng dụng CNTT, đã thu hút được khách du lịch, nhà đầu tư đến Việt Nam, được chính quyền và nhân dân các tỉnh biên giới ủng hộ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, an ninh - quốc phòng của đất nước.
Tiết kiệm thời gian, loại bỏ phiền hà trong cải cách thủ tục hành chính cửa khẩu cảng biển
Đại tá Đỗ Ngọc Toàn, Cục trưởng Cục Cửa khẩu BĐBP cho biết, nếu như trước đây, thủ tục cho 1 chuyến tàu đến, rời cảng theo phương thức thủ công phải mất từ 3 đến 5 giờ để khai báo và chờ hoàn thành thủ tục biên phòng thì hiện nay, người làm thủ tục có thể thực hiện khai báo và nhận kết quả tại bất cứ địa điểm nào có internet, cùng một lúc có thể thực hiện cho nhiều tàu và quy trình được hoàn thành trước khi tàu đến cảng, rời cảng.
Việc tiến hành CCTTHC trong lĩnh vực quản lý biên giới quốc gia đã góp phần công khai, minh bạch, đơn giản hóa và loại bỏ những thủ tục rườm rà, chồng chéo, giảm các loại giấy tờ không cần thiết, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục biên phòng của người, phương tiện XNC. Qua đó, tiết kiệm thời gian đi lại, chi phí cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, đồng thời loại bỏ những tiêu cực, phiền hà của cán bộ làm công tác XNC.
Tại các tuyến cửa khẩu cảng đã bãi bỏ 15 thủ tục hành chính không còn phù hợp, giảm từ 9 loại giấy tờ cho một người làm thủ tục XNC xuống còn 5 loại; thời gian hoàn thành thủ tục đối với một chuyến tàu từ 60 đến 90 phút còn 15 phút.
Bên cạnh đó, Bộ Tư lệnh BĐBP chỉ đạo niêm yết công khai, minh bạch các thủ tục biên phòng, cũng như chế độ thu, nộp các loại phí, lệ phí XNC, bảo đảm cho người dân, doanh nghiệp nắm bắt các thông tin liên quan đến thủ tục biên phòng và các quy định của pháp luật về XNC.
Hiện đã có gần 500 doanh nghiệp đăng ký tham gia thực hiện thủ tục Biên phòng điện tử, 100% hãng tàu, chủ tàu đã tiến hành kê khai thủ tục trên hệ thống mạng điện tử quốc gia. Tổng số tàu, thuyền XNC, quá cảnh là 74.023 lượt, tổng số người XNC là trên 3 triệu lượt.
Trên các cửa khẩu biên giới, cảng biển, BĐBP luôn phải đối mặt với nhiều hoạt động của các loại tội phạm như: buôn bán, vận chuyển ma túy, vũ khí, tiền giả, buôn bán phụ nữ, trẻ em, buôn lậu, gian lận thương mại. Đặc biệt là, các loại tội phạm sử dụng hộ chiếu, giấy tờ giả để XNC qua cửa khẩu... gây khó khăn cho BĐBP trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.
Nhờ tinh thông nghiệp vụ, lực lượng làm nhiệm vụ tại cửa khẩu đã kịp thời phát hiện các hành vi sử dụng hộ chiếu quá hạn tạm trú, không có thị thực, sử dụng hộ chiếu người khác để xuất cảnh, mất hộ chiếu, qua lại biên giới không làm thủ tục XNC, sử dụng hộ chiếu có dấu kiểm chứng giả, thuyền viên đi bờ quá thời gian quy định, lên xuống tàu không có giấy phép... các đơn vị cửa khẩu đã chủ động phối hợp lực lượng chức năng phát hiện, ngăn chặn các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại qua các cửa khẩu và lối mở trên biên giới.
ồng hành cùng doanh nghiệp và người lao động Tại Hội nghị đối thoại và khảo sát đánh giá của doanh nghiệp về kết quả cải cách thủ tục hành chính (TTHC) và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong thực hiện các TTHC của ngành bảo hiểm xã hội (BHXH), những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong giao dịch thực tế đã được phản ánh. Các đại biểu...