Kiện toàn các chức danh trong bộ máy Nhà nước tại Kỳ họp thứ 11 của Quốc hội
Phát biểu tại phiên họp, các ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều nhấn mạnh yêu cầu tập trung cho công tác nhân sự nhằm kiện toàn các chức danh trong bộ máy Nhà nước.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu bế mạc phiên họp
Cuối buổi sáng 23-2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bế mạc phiên họp thứ 53 sau khi hoàn thành toàn bộ chương trình nghị sự. Ngay trước khi bế mạc phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 11 của Quốc hội.
Báo cáo về dự kiến chương trình kỳ họp, Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, Kỳ họp thứ 11 dự kiến khai mạc ngày 24-3 và bế mạc ngày 7-4 (dự phòng ngày 8-4). Tổng thời gian làm việc dự kiến của Kỳ họp là 11 ngày, trong đó bố trí 2,5 ngày để xem xét các báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 và 6,5 ngày xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng khác.
Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc phát biểu tại phiên họp. Ảnh: VIẾT CHUNG
Quốc hội sẽ họp phiên trù bị và khai mạc vào ngày 24-3, dự kiến bế mạc vào ngày 7-4 và dự phòng 1 ngày 8-4-2021. Các phiên họp trình bày và thảo luận ở hội trường các báo cáo công tác nhiệm kỳ của Chính phủ, Quốc hội… sẽ được truyền hình, phát thanh trực tiếp.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Hạnh Phúc cũng cho biết, Chính phủ đề nghị bổ sung dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng phân bón.
Phát biểu tại phiên họp, các ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều nhấn mạnh yêu cầu tập trung cho công tác nhân sự nhằm kiện toàn các chức danh trong bộ máy Nhà nước.
Trong điều kiện quỹ thời gian hạn chế, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị chưa nên xem xét việc sửa đổi thuế giá trị gia tăng cũng như các vấn đề kinh tế khác tại kỳ họp này. Đồng quan điểm, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng nhấn mạnh, đây là kỳ họp rất quan trọng, chuẩn bị chuyển giao công tác nhân sự, tập trung cao cho kiện toàn một số chức danh của bộ máy Nhà nước nhiệm kỳ khoá XIV. Do đó, một số nội dung khác nếu chưa chín thì cần thảo luận thêm, có thể để lại Quốc hội khoá sau tiếp tục xem xét, quyết định.
Về công tác nhân sự, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nói rõ, theo luật, với vị trí yêu cầu người giữ chức vụ phải là đại biểu Quốc hội thì các đồng chí đương nhiệm tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cho đến khi bầu ra Quốc hội khoá XV. Quan điểm này được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tái khẳng định khi kết luận phiên thảo luận. Về đề nghị bổ sung một số nội dung vào chương trình Kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phân công Hội đồng Bầu cử Quốc gia chuẩn bị báo cáo về những công việc đã triển khai; các cơ quan có liên quan xem xét vấn đề bổ sung đại biểu HĐND chuyên trách cho Thành phố Hà Nội.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu phát biểu tại phiên họp. Ảnh: VIẾT CHUNG
Trong chương trình nghị sự dự kiến của Kỳ họp thứ 11, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng sẽ báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV; Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV.
Quốc hội thảo luận dự thảo báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Quốc hội; xem xét các báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của: Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước. Xem xét, thông qua Nghị quyết về tổng kết công tác nhiệm kỳ 2016-2021.
Công bố 9 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc vừa có văn bản công bố 9 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
1. Nghị quyết số 1177/NQ-UBTVQH14 ban hành Quy định về tổ chức đoàn của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội viếng người từ trần;
2. Nghị quyết số 1185/NQ-UBTVQH14 dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội Khóa XV;
3. Nghị quyết số 1186/2021/UBTVQH14 quy định chi tiết, hướng dẫn việc tổ chức hội nghị cử tri; việc giới thiệu người ứng cử đại biểu HĐND cấp xã ở thôn, tổ dân phố; việc hiệp thương, giới thiệu người ứng cử, lập danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND trong bầu cử bổ sung;
Phiên họp thứ 52 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (ảnh: VPQH)
4. Nghị quyết số 1187/NQ-UBTVQH14 hướng dẫn việc xác định dự kiến cơ cấu, thành phần và phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026;
5. Nghị quyết số 1188/NQ-UBTVQH14 về việc thành lập thị trấn Cát Tiến thuộc huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định;
6. Nghị quyết số 1189/NQ-UBTVQH14 về việc thành lập phường Quỳnh Lâm và phường Trung Minh thuộc thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình;
7. Nghị quyết số 1190/NQ-UBTVQH14 về việc điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Đắk Nông;
8. Nghị quyết số 1191/NQ-UBTVQH14 về việc thành lập các phường thuộc thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh;
9. Nghị quyết số 1194/NQ-UBTVQH14 phê chuẩn kết quả bầu Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam Khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021.
Đáng chú ý, tại Nghị quyết số 1185, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị tổng số đại biểu Quốc hội Khóa XV là 500 người. Trong đó, số lượng đại biểu ở các cơ quan Trung ương là 207 đại biểu (41,4%); số lượng đại biểu Quốc hội ở địa phương là 293 đại biểu (58,6%) với cơ cấu định hướng gồm 220 đại biểu, cơ cấu hướng dẫn do các địa phương giới thiệu 73 đại biểu.
Theo Nghị quyết số 1186, hội nghị cử tri nơi công tác để lấy ý kiến đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND (gồm người được giới thiệu ứng cử và người tự ứng cử) được tổ chức ở nơi người ứng cử đang công tác hoặc làm việc (nếu có). Trường hợp người ứng cử có nhiều nơi công tác hoặc nơi làm việc thì tổ chức lấy ý kiến của cử tri nơi người đó công tác hoặc làm việc thường xuyên.
Còn theo Nghị quyết số 1187, căn cứ vào số lượng đại biểu HĐND được bầu, nguyên tắc về việc bảo đảm số dư khi lập danh sách người ứng cử đại biểu HĐND quy định tại khoản 3 Điều 58 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND, Thường trực HĐND cấp xã, sau khi thống nhất ý kiến với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và UBND cùng cấp, dự kiến cụ thể cơ cấu, thành phần, phân bổ số lượng người của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở cấp mình và các thôn, tổ dân phố, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế trên địa bàn được giới thiệu để ứng cử đại biểu HĐND ở đơn vị hành chính cấp mình...
Công tác chuẩn bị nhân sự trình Đại hội XIII được đánh giá cao Ngày làm việc chính thức thức năm của Đại hội Đảng XIII (30/1), các đại biểu tiếp tục bàn về công tác nhân sự tại hội trường. ... Ngày làm việc chính thức thức năm của Đại hội Đảng XIII (30/1), các đại biểu tiếp tục bàn về công tác nhân sự tại hội trường. Ngày làm việc chính thức thức năm của...