Kiến nghị rà soát Luật An toàn thực phẩm để thu hút đầu tư từ EU
Đó là ý kiến của ông Quách Thế Phong, đồng Chủ tịch Tiểu ban Thực phẩm, Nông nghiệp và Nuôi trồng thủy sản của EuroCham tại hội thảo “Phổ biến rào cản kỹ thuật để triển khai hiệp định EVFTA đối với ngành hàng trồng trọt và chăn nuôi”, do Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, tổ chức sáng 8/10.
Nông sản Việt Nam đã có mặt tại 17/27 nước EU. Ảnh: N.H
Ông Phong cho rằng, cần rà soát lại Luật An toàn thực phẩm hiện hành, đặc biệt là các điều khoản quy định về các cơ quan quản lý liên quan đến xuất nhập khẩu, phân phối và bán lẻ thực phẩm.
“Các doanh nghiệp EU tại Việt Nam vẫn gặp khó khăn khi thực hiện đăng ký và gia nhập thị trường đối với một số loại thực phẩm hoặc nguyên liệu thực phẩm hoàn toàn mới vào thị trường Việt Nam. Trong những trường hợp này, doanh nghiệp cần liên hệ với nhiều bộ ngành về xuất nhập khẩu, phân phối và bán lẻ” – ông Phong cho hay.
Video đang HOT
Do đó, cần có cơ chế phối hợp liên bộ, ngành hoặc thành lập tổ công tác chuyên trách để kéo giảm thời gian, chi phí trong xuất nhập khẩu, đồng thời giới thiệu và hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh thuận lợi hơn tại Việt Nam. Việc này sẽ giúp gia tăng giao thương và tăng cường sự ổn định đối với dòng vốn đầu tư vào Việt Nam trong quá trình thực hiện EVFTA.
Phát biểu tại hội thảo, ông Frank De Laat, Phó Tổng lãnh sự quán Vương quốc Hà Lan tại TPHCM cho hay, với vị trí chiến lượng của cảng Rotterdam, sân bay Schiphol và hệ thống hậu cần nông nghiệp tiên tiến, Hà Lan muốn trở thành cửa ngõ của Việt Nam vào châu Âu.
Theo ông Frank De Laat, ngành nông nghiệp Việt Nam đang ngày càng phát triển, kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng. Các doanh nghiệp Hà Lan cũng ngày càng quan tâm nhiều đến việc kinh doanh tại Việt Nam trong lĩnh vực trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi và dinh dưỡng vật nuôi theo hướng bền vững.
Tuy nhiên, ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn có thể phát triển hơn nữa bằng cách đầu tư vào chuỗi giá trị bền vững và thực phẩm an toàn dựa trên các kỹ thuật sau thu hoạch, bảo quản, giúp gia tăng giá trị của hàng hóa nông nghiệp. Hà Lan có nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển nền nông nghiệp bền vững, hiện đại và giá trị gia tăng cao. Theo đó, việc hợp tác với các doanh nghiệp Hà Lan sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam.
“Thời gian qua, đã có nhiều loại trái cây của Việt Nam được bày bán tại Hà Lan. Tôi mong rằng trong 2 năm tới, khi kết thúc nhiệm kỳ tại Việt Nam, tôi sẽ thấy thêm nhiều sản phẩm nữa của Việt Nam tại Hà Lan và được thưởng thức nhiều món ăn từ Việt Nam. Ngược lại, trái cây và các loại rau quả của Hà Lan cũng hiện diện nhiều hơn tại Việt Nam” – ông Frank De Laat chia sẻ.
Tại hội thảo, đại diện Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Văn phòng SPS Việt Nam đã giới thiệu các nội dung liên quan tới những quy định của EU về kiểm dịch động, thực vật trong EVFTA và các khuyến nghị cho doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản- Bộ NN&PTNN nhấn mạnh, mặc dù nông sản Việt Nam đã thâm nhập vào 17/27 nước trong Liên minh châu Âu, nhưng vẫn không thể chủ quan. Vì các mặt hàng chủ lực của Việt Nam vẫn phải cạnh tranh với các thị trường khác, ví dụ như chanh leo phải cạnh tranh với Ecuado… Ông Toản khuyến nghị các doanh nghiệp phải tìm hiểu và nắm chắc các quy định của thị trường mới có thể thâm nhập thị trường bền vững.
Cấp gần 15.000 bộ chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa xuất khẩu EU
Các mặt hàng đã được cấp C/O mẫu EUR.1 chủ yếu là giày dép, thủy sản, nhựa và các sản phẩm nhựa, cà phê, hàng dệt may, túi xách, rau quả,...
Bộ Công Thương cho biết, việc tham gia các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) nhất là Hiệp định EVFTA có hiệu lực và đi vào thực thi từ ngày 1/8 vừa qua, với các cam kết cắt giảm thuế quan của các đối tác đối với hàng hóa có xuất xứ Việt Nam, đã làm tăng khả năng cạnh tranh và giúp hàng hóa của Việt Nam mở rộng thị phần tại các thị trường đối tác, là động lực thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu.
Việt Nam đã tận dụng tốt các ưu đãi về thuế quan trong các FTA đã ký kết để mở rộng các thị trường xuất khẩu mới. Có thể dẫn chứng từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực đến nay, các tổ chức được ủy quyền đã cấp gần 15.000 bộ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu EUR.1 với kim ngạch gần 700 triệu USD đi 28 nước EU.
Các mặt hàng đã được cấp C/O mẫu EUR.1 chủ yếu là giày dép, thủy sản, nhựa và các sản phẩm nhựa, cà phê, hàng dệt may, túi xách, va li, rau quả, sản phẩm mây, tre, đan; nông sản; hàng điện tử...
Tận dụng tốt các ưu đãi về thuế quan trong các FTA đã ký kết để mở rộng các thị trường xuất khẩu mới.
Thị trường nhập khẩu đa phần là các nước có cảng biển và trung tâm phân phối, trung chuyển của EU như Bỉ, Đức, Hà Lan, Pháp, Anh quốc. Trong đó, nhiều lô hàng đã tới thị trường EU, thông quan và được hưởng ưu đãi. Điều này cho thấy, mức độ quan tâm của doanh nghiệp cũng như tầm quan trọng của thị trường này đối với xuất khẩu của Việt Nam.
Với động thái tích cực này, chỉ tính riêng tháng 8, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU đã đạt 3,25 tỷ USD, tăng 4,65% so với tháng 7 và tăng 4,2% so với cùng kỳ, đưa kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường EU đạt 22,76 tỷ USD, tăng gần 500 triệu USD so với bình quân 7 tháng đầu năm (bình quân 7 tháng là 2,79 tỷ USD). Sang tháng 9, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này tiếp tục duy trì đà tăng mạnh, tăng 14,4% so với cùng kỳ.
Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực tại thị trường EU sau gần 2 tháng EVFTA được thực thi. Điển hình, từ đầu tháng 8 đến nay, xuất khẩu thủy sản có số lượng đơn hàng tăng khoảng 10% so với tháng 7; kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó xuất khẩu tôm tháng 8/2020 tăng 15,7% so với cùng kỳ (đạt mức tăng trưởng cao nhất kể từ đầu năm nay).
Bên cạnh thủy sản, gạo Việt xuất khẩu sang châu Âu cũng có những tín hiệu khả quan khi giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU đã tăng phổ biến từ 80-200 USD/tấn, tùy loại so với thời điểm trước khi EVFTA có hiệu lực. Ngoài ra, nhiều mặt hàng khác như điện thoại và linh kiện, máy móc, thiết bị phụ tùng, dệt may, da giày, thủy sản, đồ gỗ, cà phê... cũng đang được nhận định kỳ vọng lớn trong việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này thời gian tới.
Ngoài thị trường EU, trong 9 tháng năm 2020, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 54,73 tỷ USD, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Trung Quốc đạt 31,75 tỷ USD, tăng 12,4%. Thị trường ASEAN đạt 17 tỷ USD, giảm 12,2%. Hàn Quốc đạt gần 14,5 tỷ USD, giảm 2%. Nhật Bản đạt 14,1 tỷ USD, giảm 5,7%./.
Rau quả nhiệt đới hút người dùng, tăng tốc vào EU Những loại trái cây nhiệt đới và mới lạ sẽ thu hút người tiêu dùng EU. Điều này sẽ là thế mạnh cho các nhà xuất khẩu từ các quốc gia có khí hậu nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Dư địa xuất khẩu trái cây Việt Nam sang EU rất lớn. Ảnh: N.Thanh. Do tác động của dịch Covid 19, xuất...