Kiến nghị mở rộng không gian đô thị TP HCM về phía Long An
Đó là quan điểm của Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam tại hội thảo khoa học “Quản lý đô thị trên địa bàn TP HCM: thực trạng, vấn đề và giải pháp” .
Hội thảo do Hội đồng Lý luận Trung ương và Thành ủy TP HCM tổ chức chiều 11-10.
Lấy sông Vàm Cỏ Đông làm ranh giới
Theo GS.KTS Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, TP HCM có ý nghĩa lớn về kinh tế, văn hóa, xã hội nên nghiên cứu quy hoạch vùng để gắn kết là rất quan trọng. TP có không gian phong phú vì vậy không thể tách để nghiên cứu riêng mà phải đồng bộ với quy hoạch chung, quy hoạch vùng.
KTS Chính cho rằng giao thông ở TP đang gặp nhiều khó khăn khi mà phương tiện cá nhân ngày càng gia tăng. “Không có cách nào giải quyết vấn đề giao thông nếu xe máy hoạt động quá nhiều. Xe máy rất quan trọng đối với cuộc sống tuy nhiên cần hướng người dân tham gia giao thông công cộng nhiều hơn” – ông Chính nêu.
Ngoài ra, ông Chính cũng cảnh báo tình trạng ngập đang thách thức sự phát triển của TP, nhất là ở các quận 5, 6, 7. Ông Chính nhìn nhận, dù TP có làm nhiều hệ thống tốt đi nữa nhưng quản lý không tốt thì cũng chưa chắc có hiệu quả cao. Trong khi đó, đất dành cho phát triển đô thị chưa tương xứng.
Video đang HOT
Toàn cảnh hội thảo (Ảnh: Phan Anh)
Do đó, ông kiến nghị TP HCM nên mở rộng không gian đô thị về phía tỉnh Long An, lấy sông Vàm Cỏ Đông làm ranh giới tự nhiên, gồm các huyện Cần Giuộc, Cần Đước và một phần huyện Bến Lức. Cụ thể, có thêm tổng diện tích khoảng 48.000-50.000 ha, dân số khoảng 37-42 vạn người. Như vậy, diện tích TP sẽ tăng lên thêm khoảng 50 km2.
Vốn cho hạ tầng đô thị: bài toán khó
Trước đó, phát biểu đề dẫn hội thảo, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM Tất Thành Cang cho biết TP mong muốn đô thị TP trong tương lai sẽ hình thành các khu đô thị mới văn minh hiện đại, bền vững, tạo thêm nhiều điểm nhấn về không gian kiến trúc cảnh quan.
Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, công tác quy hoạch vẫn còn một số hạn chế như phân loại và số lượng quy hoạch nhiều nhưng thiếu gắn kết do chưa có quy hoạch cấp quốc gia; quy hoạch cấp vùng; trong khi quy hoạch các ngành hạ tầng còn manh mún, thiếu tính tích hợp;…
“Bài toán khó đối với TP chính là nhu cầu về nguồn vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng so với khả năng cân đối của ngân sách, cụ thể nguồn vốn ngân sách dành cho đầu tư các công trình hạ tầng đô thị chỉ đáp ứng khoảng 22% trên tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị hàng năm tại TP” – ông Cang lo lắng.
Bên cạnh đó, ông Cang cho biết ngập lụt luôn là vấn đề mà TP quan tâm xây dựng đề xuất các giải pháp căn cơ để giải quyết. Nhằm đánh giá thực trạng công tác quản lý đô thị của TP với một số vấn đề như đã nêu trên, ông Cang mong muốn qua hội thảo sẽ đúc kết những kinh nghiệm trong công tác quản lý đô thị, gắn với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội bền vững.
Theo Phan Anh – Thu Trang
Người lao động
TP HCM kêu gọi đầu tư 17 dự án chống ngập, xử lý nước thải
Các nhà đầu tư có thể lựa chọn những dự án phù hợp với khả năng của mình để chống ngập cùng với TP HCM.
Sáng 9-8, Thành ủy TP HCM đã tổ chức Hội nghị mời gọi đầu tư các giải pháp chống ngập và xử lý nước thải nhằm kêu gọi doanh nghiệp, chuyên gia nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).
Tham dự hội nghị có Bí thư Thành ủy TP Nguyễn Thiện Nhân, Phó Chủ tịch UBND TP Trần Vĩnh Tuyến cùng lãnh đạo nhiều bộ - ngành, Đại sứ quán Hà Lan, các chuyên gia và doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Theo đó, TP mời gọi đầu tư 17 dự án gồm: 7 dự án xây dựng hệ thống thu gom, nhà máy xử lý nước thải; 6 dự án cải tạo, nạo vét kênh rạch, 3 dự án đê bao cùng các cổng kiểm soát triều và 1 dự án ứng dụng công nghệ xử lý nước thải mới tại Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng.
Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân trao đổi cùng các doanh nghiệp trước giờ hội nghị
Hiện TP đang thực hiện chống ngập theo 2 quy hoạch. Đó là Quy hoạch Thoát nước mưa và Quy hoạch Thủy lợi chống ngập úng. Chương trình giảm ngập là 1 trong 7 chương trình đột phá của TP trong giai đoạn 2016-2020 có tổng nhu cầu vốn lên đến 73.359 tỉ đồng. Tuy nhiên, ngân sách TP chỉ cân đối khoảng 16.338 tỉ đồng, vốn trung ương hỗ trợ 588 tỉ đồng còn lại là phải kêu gọi xã hội hóa cũng như nguồn vốn ODA.
Theo S. Đông
Người Lao động
Vì sao người dân Hà Nội "quay lưng" với nhà chung cư tái định cư? Cùng với quy hoạch, quản lý đô thị thì chất lượng, quản lý và vận hành nhà chung cư tái định cư trên địa bàn Hà Nội luôn là vấn đề "nóng". Ngay tại kỳ họp thứ 6, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa 15 vừa diễn ra, thực trạng chất lượng nhà tái định cư một lần nữa được...