Kiến nghị giảm thuế, phí để tháo gỡ khó khăn cho vận tải biển
Để tháo gỡ khó khăn cho vận tải biển trong tình hình giá nhiên liệu tăng cao, Cục Hàng hải Việt Nam kiến nghị giảm thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế TNDN; sử dụng quỹ bình ổn xăng dầu; giảm phí và lệ phí…
Theo Cục Hàng hải Việt Nam, cơ quan này vừa có văn bản báo cáo Bộ Giao thông Vận tải về rà soát, đánh giá tình hình, xu thế biến động giá nhiên liệu đối với lĩnh vực vận tải hàng hải và đề xuất một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho vận tải biển.
Cụ thể, Cục Hàng hải Việt Nam kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải, các bộ ngành, Chính phủ xem xét kiểm soát mức tăng giá nhiên liệu ở mức vừa phải bằng các biện pháp như: giảm thuế bảo vệ môi trường từ 2.000-3.000 đồng/lít, thời gian áp dụng từ tháng 3/2022; giảm thuế tiêu thụ đặc biệt từ 10% xuống 5-6%; sử dụng quỹ bình ổn xăng dầu để điều tiết giá một cách khoa học, hợp lý trong trong đoạn giá tăng cao như hiện nay.
(Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Cục Hàng hải Việt Nam đề nghị Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính xem xét chính sách hỗ trợ giảm 50% phí và lệ phí của phương tiện ra vào các vùng nước để giao nhận hàng hóa tại khu vực cảng biển và các bến thủy nội địa, thời gian thực hiện từ tháng 4/2022 đến hết 31/12/2022; tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng cho các dịch vụ vận tải từ 8 xuống 5% và xem xét điều tiết giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp vận tải từ 20% xuống 15%.
Được biết, ngay sau khi nhận được văn bản chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam đã có văn bản gửi Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam và các hiệp hội chủ tàu địa phương và các doanh nghiệp vận tải biển lấy ý kiến về đánh giá tác động của giá nhiên liệu đối với lĩnh vực vận tải biển và đề xuất các kiến nghị, giải pháp kiểm soát giá dịch vụ, các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Theo đánh giá của Cục Hàng hải Việt Nam, từ năm 2021, giá dầu trên thế giới bắt đầu gia tăng, mức tăng trung bình khoảng 67,3% so với năm 2020, đến đầu năm 2022 giá dầu tiếp tục tăng cao đỉnh điểm do căng thẳng chính trị của một số nước trên thế giới, đạt mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Đối với lĩnh vực vận tải, giá nhiên liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí của doanh nghiệp, khoảng 35-50% trong cơ cấu giá thành, do vậy giá nhiên liệu tăng sẽ tác động lớn đến hoạt động của doanh nghiệp và giá vận tải.
Cảng biển đang đóng vai trò đầu tàu kéo vận tải biển, dịch vụ logistics
Phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và triển khai kế hoạch năm 2022 của Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức ngày 21/12, tại Hà Nội và hình thức trực tuyến tại các đầu cầu, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Xuân Sang nhấn mạnh, trong 20 năm qua việc xây dựng và tổ chức triển khai quy hoạch cảng biển là một nét son trong quản lý về hàng hải.
Tàu SYNERGY BUSAN, quốc tịch Marshall Islands có tải trọng trên 50.000 tấn chở theo trên 2.000 vỏ container hãng MAERSK LINE cập cảng container quốc tế Cái Lân. Ảnh tư liệu: Thanh Vân/TTXVN
Theo đánh giá của Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang: "Với sự đột phá về cảng biển, năng lực đón tàu lớn nhất trên thế giới của cảng biển, chúng ta đã có được tuyến vận tải biển xa từ các cảng cửa ngõ như: Lạch Huyện, Cái Mép - Thị Vải đi bờ Tây, bờ Đông nước Mỹ, châu Âu. Cảng biển đang đóng vai trò đầu tàu kéo vận tải biển, dịch vụ logistics phát triển, giúp cho các doanh nghiệp vận tải biển đã bắt đầu có lãi, đứng chân được trong thị trường hàng hải".
Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang cho rằng, nhờ có được quy hoạch toàn diện và sự linh hoạt trong thực hiện quy hoạch, Việt Nam đã có hệ thống cảng biển đồng bộ trải dài cả nước.
"Trước đây nhiều ý kiến cho rằng chúng ta mắc phải "hội chứng cảng biển", địa phương nào cũng muốn có cảng tạo ra sự manh mún. Thế nhưng, nhờ hệ thống cảng rộng khắp mà chúng ta hình thành được mạng lưới vận tải ven biển nội địa, góp phần kéo giảm số lượng hàng hóa bằng đường bộ, giảm áp lực cho đường bộ, phát huy lợi thế phương thức vận tải khối lượng lớn, giá thành rẻ, thân thiện môi trường", Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang đánh giá.
Báo cáo của Cục Hàng hải Việt Nam cho thấy, sự hiệu quả trong khai thác cảng biển đã giúp Việt Nam thu hút được khoản tiền đầu tư rất lớn từ nguồn xã hội hóa. Trong tổng số 250.000 tỷ đồng đầu tư vào kết cấu hạ tầng hàng hải trong 10 năm qua, nguồn vốn xã hội hóa huy động được chiếm tới 84%. Một kết quả đáng mừng trong điều kiện ngân sách còn eo hẹp.
Báo cáo tại hội nghị, ông Nguyễn Đình Việt, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, trong năm 2021, mặc dù hoạt động hàng hải chịu tác động lớn từ dịch COVID-19, song, tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam năm 2021 vẫn ước đạt hơn 703 triệu tấn, tăng 2% so với năm 2020.
Trong đó, hàng xuất khẩu đạt hơn 184 triệu tấn, tăng 4%; hàng nội địa đạt gần 303 triệu tấn, tăng 5%. Riêng hàng container ước đạt gần 24 triệu TEUs, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng sản lượng vận tải do đội tàu biển Việt Nam vận chuyển cũng có sự khởi sắc trong đại dịch, ước đạt 156,5 triệu tấn, tăng 2% so với năm 2020.
Trong đó, sản lượng hàng container của đội tàu biển Việt Nam ước đạt hơn 3 triệu Teus, tăng tới 12% so với năm trước. Đội tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam hiện vẫn đảm nhận được gần 100% lượng hàng vận tải nội địa bằng đường biển, trừ một số tàu chuyên dụng như LPG, xi măng rời...
"Khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu vận tải quốc tế của đội tàu biển Việt Nam vận tải cũng có nhịp tăng trưởng hiếm có, tăng tới 54% (đạt gần 5 triệu tấn) so với năm 2020. Các mặt hàng chủ yếu vận tải trên các tuyến đi: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, khu vực Đông Nam Á và một số tuyến châu Âu", ông Nguyễn Đình Việt thông tin.
Đã có kết quả kiểm tra, rà soát giá cước vận tải biển Sau gần 2 tháng thực hiện nhiệm vụ Bộ Giao thông Vận tải giao, Cục Hàng hải Việt Nam đã có báo cáo bộ này về kết quả kiểm tra, rà soát các loại giá dịch vụ tại cảng biển và giá cước vận tải biển quốc tế, nội địa. Đáng chú ý, tại báo cáo này cho hay đã có một số...