Kiến nghị điều chỉnh độ tuổi pháp lý của trẻ em
Các tổ chức đồng thực hiện nghiên cứu đã kiến nghị Quốc hội, Chính phủ sớm tiến hành xem xét, sửa đổi quy định của Điều 1, Luật Trẻ em năm 2016 để điều chỉnh độ tuổi pháp lý của trẻ em lên dưới 18 tuổi như quy định tại điều 1 Công ước của Liên Hiệp quốc về quyền trẻ em.
Quang cảnh buổi hội thảo
Ngày 30-8, tại Hà Nội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp (UBTVQH) và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp quốc vừa phối hợp tổ chức hội thảo về độ tuổi pháp lý của trẻ em.
Tại hội thảo, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Ngô Thị Minh cho biết, Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á và thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em của Liên Hiệp quốc (Công ước CRC) vào tháng 2-1990. Tuy nhiên, Luật Trẻ em năm 2016 vẫn còn giữ một quy định gây tranh luận đó là về độ tuổi pháp lý của trẻ em (độ tuổi mà theo pháp luật là mốc hay căn cứ để xác định một người còn chưa đủ trưởng thành/ chưa phải người đã thành niên, chưa được hưởng các quyền đầy đủ, cũng như phải thực hiện các nghĩa vụ đầy đủ của một người đã thành niên)…
Trước thực tế trên, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng, Viện Nghiên cứu lập pháp và UNICEF Việt Nam đã phối hợp tổ chức thực hiện nghiên cứu đề xuất điều chỉnh tuổi pháp lý của trẻ em Việt Nam từ dưới 16 tuổi lên dưới 18 tuổi.
Video đang HOT
Theo Báo cáo nghiên cứu có 4 yếu tố chính là căn cứ đề xuất điều chỉnh độ tuổi pháp lý của trẻ em ở Việt Nam lên dưới 18 tuổi. Đó là sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và xã hội với việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; yêu cầu từ hội nhập quốc tế của Việt Nam; yêu cầu từ việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục nhóm trẻ 16-17 tuổi ở Việt Nam; khả năng đáp ứng của Nhà nước khi điều chỉnh độ tuổi pháp lý của trẻ em lên dưới 18 tuổi.
Đáng lưu ý, Việt Nam có khoảng gần 3 triệu trẻ em ở độ tuổi 16-17 (thời điểm năm 2018), trong đó bao gồm hàng trăm ngàn em có hoàn cảnh đặc biệt không được hưởng một số chính sách xã hội dành cho việc hỗ trợ, chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Việc điều chỉnh độ tuổi pháp lý của trẻ em Việt Nam lên dưới 18 tuổi sẽ có tác động tích cực trên hầu hết các phương diện. Các tổ chức đồng thực hiện nghiên cứu đã kiến nghị Quốc hội, Chính phủ sớm tiến hành xem xét, sửa đổi quy định của Điều 1 của Luật Trẻ em năm 2016 để điều chỉnh độ tuổi pháp lý của trẻ em lên dưới 18 tuổi như quy định tại điều 1 Công ước của Liên Hiệp quốc về quyền trẻ em. Việc sửa đổi này cũng giúp Việt Nam tạo sự nhất quán về khái niệm trẻ em và người chưa thành niên trong hệ thống pháp luật quốc gia.
ANH PHƯƠNG
Theo SGGP
Đại biểu Quốc hội: "Không ít nơi ngăn cản, né tránh sự điều tra của báo chí"
"Không ít nơi ngăn cản, né tránh sự điều tra của báo chí. Cá biệt có những nơi còn xảy ra tình trạng ngăn cản, hành hung phòng viên", đại biểu Lê Thanh Vân nói và kiến nghị Quốc hội cần giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong hoạt động báo chí.
Sáng 3-6, thảo luận về chương trình giám sát của Quốc hội năm 2020, đại biểu Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau) đánh giá, lâu nay việc giám sát hoạt động báo chí chưa được quan tâm đúng mức.
Ông Vân cho biết Luật Báo chí được ban hành đến nay đã 29 năm và đã được sửa đổi, bổ sung hai lần vào năm 1999 và năm 2016.
Đại biểu Lê Thanh Vân tại phiên thảo luận sáng 3-6
Hoạt động báo chí về cơ bản đã phát huy mặt tích cực. Hoạt động quản lý báo chí của các cơ quan chức năng cơ bản đã thực hiện tốt vai trò điều tiết, kiểm soát được hoạt động báo chí. Tuy nhiên ttrên thực tế vẫn còn những trường hợp, hoạt động tác nghiệp báo chí đúng luật của phóng viên bị xâm phạm.
"Nhìn chung các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội và những người có trách nhiệm đã tôn trọng quyền tự do tác nghiệp của phóng viên.
Nhưng bên cạnh đó vẫn còn không ít nơi, không ít cá nhân ngăn cản, né tránh sự tác nghiệp của báo chí. Cá biệt có những nơi còn xảy ra việc ngăn cản, hành hung phóng viên", ông Vân cho hay.
"Có hiện tượng lạm dụng báo chí để tuyên truyền lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân. Trong hoạt động quản lý báo chí có những trường hợp gỡ bài không có lý do", đại biểu tỉnh Cà Mau nêu vấn đề.
Từ phân tích trên, đại biểu Lê Thanh Vân kiền nghị cần thiết phải giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong hoạt động báo chí ở Thường vụ Quốc hội hoặc Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; làm rõ mặt được, chưa được, mặt vi phạm để chỉnh đốn hoạt động báo chí trong thời gian tới.
Liên quan đến phương thức hoạt động giám sát của Quốc hội, ông Vân cho biết gần đây chúng ta đã chọn đúng chủ đề tiến hành giám sát tối cao trong và giữa 2 kỳ họp Quốc hội, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
"Tuy nhiên, phương pháp dù đã được cải tiến nhưng vẫn còn bất cập. Việc xâm nhập hiện trường, xâm nhập đối tượng chịu tác động của chính sách pháp luật vẫn còn hạn chế. Chúng ta về cơ bản vẫn lắng nghe báo cáo của cơ quan chịu giám sát thay vì đi hiện trường kiểm tra trên thực tiễn để so sánh báo cáo với thực tiễn thế nào, độ vênh ra sao", ông Vân nói.
Cũng trong sáng nay, với 79,13% đại biểu đồng tình, Quốc hội đã thống nhất lựa chọn giám sát chuyên đề năm 2020 là việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em và giao Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội chủ trì nội dung.
Theo ANTD
ĐBQH "mổ xẻ" việc kẻ sàm sỡ bé gái trong thang máy được toại ngoại Theo đại biểu Tạ Văn Hạ - Ủy viên Thường trực Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, việc truy tố bị can Nguyễn Hữu Linh - nguyên Viện phó VKSND Đà Nẵng cho thấy các cơ quan chức năng vào cuộc rất quyết liệt. Đối tượng Nguyễn Hữu Linh được cho tại ngoại sau...