Kiến nghị bổ sung đường dân sinh ở dự án Đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây
UBND tỉnh vừa kiến nghị Bộ GT-VT xem xét chấp thuận chủ trương bổ sung đường gom dân sinh đoạn qua địa bàn H.Cẩm Mỹ thuộc dự án Đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây.
Cụ thể, đoạn đường cao tốc qua xã Xuân Bảo bên trái tuyến từ km79 940 đến km80 600, bên phải tuyến từ km80 036 đến km80 980.
Thi công tuyến đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đoạn qua H.Cẩm Mỹ
Việc UBND tỉnh kiến nghị Bộ GT-VT bổ sung đoạn đường dân sinh này do tuyến đường cao tốc đang thi công đã cắt ngang một tuyến đường của địa phương, ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại của người dân.
Ngoài ra, trong văn bản UBND tỉnh cũng kiến nghị Bộ GT-VT giao Ban Quản lý dự án Thăng Long xem xét, tính toán điều chỉnh tăng khẩu độ cống thoát nước tại km64 898 để đảm bảo việc dẫn nước từ suối vào hồ Gia Măng thuận lợi.
Cao tốc bắc - nam là công trình mẫu, chất lượng phải đặt lên hàng đầu
Ngày 22-2, Bộ trưởng Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể đi kiểm tra hiện trường hai dự án thành phần cao tốc bắc - nam phía đông, đoạn Cao Bồ - Mai Sơn và Mai Sơn - Quốc lộ 45.
Tại hiện trường dự án, Bộ trưởng nhấn mạnh, đường cao tốc bắc - nam là dự án trọng điểm quốc gia, là công trình mẫu nên không được phép sai sót, chất lượng phải được đặt lên hàng đầu.
Video đang HOT
Vướng mặt bằng, "ngâm" tiến độ
Hiện nay, dự án đường cao tốc bắc - nam phía đông cả hai đoạn Cao Bồ - Mai Sơn và Mai Sơn - Quốc lộ 45 đang gặp những vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB) làm ảnh hưởng tới tiến độ đề ra và nếu không được kịp thời tháo gỡ, sẽ khó đạt mục tiêu về đích như yêu cầu của Chính phủ.
Theo báo cáo của Sở GTVT Ninh Bình (đại diện chủ đầu tư đoạn Cao Bồ - Mai Sơn dài 15,2 km), tiến độ dự án hoàn thành cuối năm 2021 nhưng hiện còn vướng một hộ dân ở mố cầu M2 Yên Khang, UBND huyện Ý Yên (Nam Định) đã phê duyệt phương án GPMB, ba lần chi trả tiền đền bù nhưng hộ gia đình vẫn không đồng ý nhận tiền. Còn ở phía Ninh Bình, trên đường gom đoạn qua địa bàn huyện Yên Khánh còn hai hộ dân và trong lõi nút giao Khánh Hòa còn 11 hộ dân đã nhận tiền đền bù nhưng chưa di chuyển xong tài sản để phá dỡ nhà cửa, bàn giao mặt bằng cho dự án.
Với dự án Mai Sơn - Quốc lộ 45 (thời gian hoàn thành năm 2022), Giám đốc điều hành dự án (Ban Quản lý dự án Thăng Long - đại diện chủ đầu tư) Lương Văn Long cho biết, dự án đi qua ba huyện, thành phố thuộc tỉnh Ninh Bình và tám huyện, thành phố thuộc tỉnh Thanh Hóa với tổng chiều dài 63,37 km. Dự án được chia thành 5 gói thầu xây lắp (từ gói thầu số 10-XL đến gói thầu số 14-XL), tuy nhiên, công tác bàn giao mặt bằng cho các nhà thầu chưa đáp ứng yêu cầu, hiện mới bàn giao được 55,64/63,37km cho nhà thầu thi công. Cụ thể, đoạn qua tỉnh Ninh Bình mới bàn giao 8,18 km (còn 6,23 km), đoạn qua tỉnh Thanh Hóa bàn giao được 47,46 km (còn 1,5 km).
Theo ông Long, nguyên nhân vướng mắc là do TP Tam Điệp (Ninh Bình) chưa xây dựng được đơn giá đền bù đối với các loại đất vườn ao trong khu dân cư; việc xác định đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề còn chậm. Một số hộ dân chưa được cấp đất tái định cư hoặc chưa xây dựng xong nhà mới ở khu tái định cư. Ngoài ra, có một số hộ còn khiếu kiện liên quan chính sách bồi thường hỗ trợ. Trong các đoạn tuyến đã bàn giao, vẫn còn tồn tại một số hộ dân chưa di dời nằm rải rác, xôi đỗ với nhiều lý do như chưa nhận đủ tiền bồi thường hoặc còn phát sinh các công trình kiến trúc chưa được thống kê bồi thường,...
Trước đây, khi triển khai thi công, đã xảy ra tình trạng nhiều mỏ vật liệu, bãi đổ thải không thích hợp, không như số liệu khảo sát tại bước thiết kế kỹ thuật như đã hết hạn khai thác, chưa được quy hoạch, đã hết trữ lượng, hoặc trữ lượng còn lại ít,...
"Ban Quản lý dự án Thăng Long đang cùng các nhà thầu, tư vấn giám sát rà soát, tổng hợp các nội dung, vướng mắc để làm việc cùng UBND các tỉnh có dự án đi qua, báo cáo Bộ GTVT tìm giải pháp tháo gỡ. Nếu trong quý I này mà không bàn giao được toàn bộ mặt bằng thì dự án sẽ chậm tiến độ và không thể hoàn thành trong năm 2022", ông Long bày tỏ lo ngại.
Giải đáp vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Nguyễn Cao Sơn cho hay, địa phương đã cam kết đẩy nhanh tiến độ GPMB, ngay trong ngày 23-2, HĐND tỉnh họp, sẽ thông qua một số chính sách hỗ trợ, tỉnh sẽ triển khai giải quyết ngay cho người dân và bàn giao mặt bằng dứt điểm cho chủ đầu tư trong tháng 3 tới.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm cũng khẳng định sẽ bàn giao trước ngày 15-3, diện tích mặt bằng còn lại để các đơn vị thi công thực hiện dự án.
Công trình mẫu, không được phép sai sót
Ghi nhận tại hiện trường nút giao Mai Sơn - Quốc lộ 45 và hầm đường bộ Tam Điệp, sau khi nghe ý kiến báo cáo của các đơn vị liên quan, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đặc biệt nhấn mạnh: "Đây là dự án trọng điểm quốc gia, là công trình mẫu nên không được phép sai sót trong quá trình thực hiện. Phải đặt vấn đề chất lượng lên hàng đầu".
Đối với tỉnh Thanh Hóa, Bộ trưởng đánh giá cao sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương trong việc GPMB, hiện chỉ còn 1,5 km, còn tỉnh Ninh Bình đang gặp nhiều vướng mắc về mặt bằng, xử lý nền đất yếu nhưng đã có chuyển biến khi ngày 23-2, HĐND tỉnh họp thông qua cơ chế, chính sách hỗ trợ cho người dân, chắc chắn tiến độ GPMB sẽ được đẩy nhanh, hy vọng tỉnh sẽ quyết tâm hoàn thành GPMB trong tháng 3 như cam kết để bàn giao toàn bộ công địa cho dự án.
Về xử lý đất yếu, một trong những yếu tố có thể làm ảnh hưởng lớn đến tiến độ thi công, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu Ban Quản lý dự án Thăng Long cần làm việc chặt chẽ với tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát và có giải pháp xử lý kịp thời, bảo đảm đúng tiến độ, không vì nền đất yếu mà làm chậm tiến độ thi công, ảnh hưởng chất lượng công trình.
Đối với việc khoan hai ống hầm đường bộ Tam Điệp, mặc dù các nhà thầu thi công cam kết vượt tiến độ từ 3 đến 5 tháng, song Bộ trưởng cũng lưu ý, Ban Quản lý dự án Thăng Long và các đơn vị thi công phải quan tâm, nghiên cứu kỹ kết cấu đá, nước ngầm để xử lý kịp thời.
Trước khó khăn, vướng mắc về mỏ vật liệu thi công và giá vật liệu tăng so với dự toán, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu Ban Quản lý dự án Thăng Long rà soát lại hồ sơ dự án, hồ sơ thiết kế, quá trình lập dự án hoặc những vị trí mỏ, trữ lượng, quy mô, giấy phép,... nếu tư vấn thực hiện không đúng, bị sai sót cần phải kiểm điểm, xử lý nghiêm khắc và có giải pháp xử lý kịp thời, tránh làm chậm tiến độ.
"Ưu tiên số 1 là phải bám sát vào phương án được duyệt hiện nay, trong trường hợp bất khả kháng cần có giải pháp thay thế nhưng không được làm "đội" kinh phí. Ban Quản lý dự án Thăng Long cần xử lý các vướng mắc để bảo đảm tiến độ dự án để khi hoàn thành sẽ tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội địa phương", người đứng đầu ngành giao thông nhấn mạnh.
Trong một cuộc họp mới đây, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể đã yêu cầu các đơn vị trong ngành, ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, các công trường dự án phải bắt tay vào việc ngay, tiếp tục thi công nghiêm túc, hiệu quả để tạo khí thế tích cực, thể hiện tinh thần "Đi trước mở đường" của ngành GTVT, không để tâm lý nghỉ Tết gây ảnh hưởng đến công việc, tiến độ các dự án.
Về tiến độ sáu dự án thành phần cao tốc bắc - nam sử dụng 100% vốn đầu tư công đang triển khai (gồm Cao Bồ - Mai Sơn, Mai Sơn - Quốc lộ 45, Cam Lộ - La Sơn, cầu Mỹ Thuận 2, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây), đại diện Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (Bộ GTVT) cho biết, ba dự án thành phần Cao Bồ - Mai Sơn, Cam Lộ - La Sơn và cầu Mỹ Thuận 2 cơ bản bám sát tiến độ yêu cầu.
Đối với ba dự án mới chuyển đổi sang đầu tư công từ cuối tháng 6-2020, gồm Mai Sơn - Quốc lộ 45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây, hiện đã hoàn thành lựa chọn nhà thầu và đang đồng loạt thi công nền đường, mố, trụ cầu, cống,...
Ngoài các dự án trọng điểm đang triển khai thi công, trong năm nay, Bộ GTVT dự kiến khởi công 19 dự án và hoàn thành 24 công trình. Các dự án dự kiến được khởi công năm nay gồm một số dự án thành phần cao tốc bắc - nam, dự án đường Hồ Chí Minh tuyến tránh phía Đông TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk; dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên; dự án tuyến nối Quốc lộ 91 và tuyến tránh TP Long Xuyên,... 24 dự án dự kiến hoàn thành năm nay gồm dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, cầu Cửa Hội bắc qua sông Lam,...
Đề nghị Chính phủ quan tâm hơn việc huy động vốn ngoài ngân sách cho phát triển Hàng loạt dự án PPP thuộc tuyến đường cao tốc Bắc - Nam, tuyến đường ven biển và nhiều dự án BOT ở một số địa phương đã phải chuyển đổi sang 100% vốn nhà nước... Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội) phát biểu tại phiên thảo luận ngày 29/3 - Ảnh: Quochoi Phát biểu góp ý về Báo cáo công...