Kiên Giang không để gãy ‘trụ đỡ’ nông nghiệp
Trong tình hình dịch COVID-19 căng thẳng, diễn biến phức tạp và khó lường, tỉnh Kiên Giang xác định sản xuất nông nghiệp là “trụ đỡ” của nền kinh tế, phải thực hiện đồng bộ giải pháp phát triển bền vững, hiệu quả, không để gãy “trụ đỡ” quan trọng này, góp phần ứng phó với dịch bệnh và tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Thu hoạch lúa Hè Thu ở xã Long Thạnh, huyện Giồng Riềng (Kiên Giang). Ảnh: Lê Huy Hải/TTXVN
Theo đó, sản xuất nông nghiệp của tỉnh gồm 3 lĩnh vực chủ lực là trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các địa phương theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, khí tượng thủy văn để kịp thời chỉ đạo sản xuất theo đúng lịch thời vụ; hướng dẫn nông dân chăm sóc, bảo vệ, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch lúa Hè Thu, gieo sạ lúa vụ Thu Đông đảm bảo kế hoạch và được mùa.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng phương án, phối hợp với sở, ngành liên quan và kết nối các kênh tiêu thụ sản phẩm nông sản hàng hóa, kịp thời hỗ trợ người dân đầu ra, tiêu thụ nông sản, ổn định đời sống.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang Lê Hữu Toàn cho biết, tỉnh đã hoàn thành kế hoạch gieo sạ 353.000 ha lúa Hè Thu và lúa vụ Thu Đông với tỷ lệ sản xuất lúa chất lượng cao chiếm 80% diện tích gieo trồng. Tỉnh phấn đấu sản lượng hai vụ lúa này khoảng 2 triệu tấn, góp phần nâng tổng sản lượng lúa thu hoạch cả năm đạt hơn 4,3 triệu tấn, tăng 1,3% chỉ tiêu kế hoạch năm 2021.
Trong lĩnh vực chăn nuôi, tỉnh phấn đấu đến cuối năm 2021 tổng đàn lợn đạt hơn 261.250 con, đàn bò 12.500 con, đàn trâu 4.500 con và đàn gia cầm hàng trăm ngàn con phục vụ thị trường trong và ngoài tỉnh; trong đó, tỉnh chú trọng phát triển chăn nuôi lợn ổn định, an toàn, hiệu quả, bền vững trong tình hình dịch COVID-19 và nhân rộng các mô hình nuôi an toàn sinh học đạt hiệu quả kinh tế cao.
Ngành chăn nuôi đã chủ động giám sát dịch bệnh trên đàn lợn để phát hiện sớm, cảnh báo, áp dụng kịp thời, hiệu quả các biện pháp phòng chống, nhất là bệnh dịch tả lợn châu Phi; khuyến cáo, hướng dẫn nông dân, doanh nghiệp trang trại áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt; định kỳ lấy mẫu môi trường chăn nuôi kiểm tra nguồn nước, chất thải, xét nghiệm virus nhằm kịp thời phát hiện dịch bệnh để phòng trừ, ngăn chặn.
Về thủy sản, tỉnh phấn đấu tổng sản lượng năm nay đạt hơn 800.000 tấn, bao gồm khai thác đánh bắt trên 510.000 tấn và nuôi trồng 293.000 tấn; trong đó, tôm nuôi đạt 100.000 tấn.
Video đang HOT
Đến cuối tháng 7/2021, sản lượng khai thác đánh bắt thủy sản đạt hơn 335.540 tấn, nuôi trồng thủy sản hơn 153.310 tấn; trong đó, tôm nuôi thu hoạch 72.680 tấn; tổng giá trị sản xuất thủy sản đạt khoảng 19.000 tỷ đồng.
Cùng đó, tỉnh phấn đấu thả nuôi tôm nước lợ đạt kế hoạch 136.000 ha với các loại hình nuôi công nghiệp, quảng canh – quảng canh cải tiến và tôm – lúa.
Ngành chức năng tập trung theo dõi, quản lý chặt chẽ việc thực hiện khung lịch thời vụ thả giống tôm nước lợ, ngăn chặn phòng trừ dịch bệnh phát sinh gây hại, đẩy mạnh và nhân rộng mô hình nuôi tôm công nghiệp, nhất là nuôi tôm từ 2 – 3 giai đoạn năng suất cao.
Các đơn vị chức năng tăng cường quản lý, kiểm tra chất lượng giống tôm nuôi để loại bỏ tôm giống mang mầm bệnh; khuyến cáo nông dân mua con giống ở những cơ sở uy tín, tôm giống chất lượng để thả nuôi và nói không với tôm giống trôi nổi, không rõ nguồn gốc; khuyến cáo nông dân theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, khí tượng thủy văn để chủ động ứng phó với thiên tai, mưa bão bất thường để hạn chế tối đa những thiệt hại trong sản xuất do thiên tai gây ra.
Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang cho biết, ngoài việc thực hiện đồng bộ giải pháp nuôi tôm quảng canh cải tiến, tôm – lúa an toàn, bền vững và hiệu quả, tỉnh còn vận động, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp nuôi tôm, hộ dân phát triển, nhân rộng nuôi tôm công nghiệp theo mô hình nuôi công nghệ cao, sản xuất ra sản lượng lớn cung ứng tôm nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu.
Ngành chức năng dự báo, diễn biến dịch COVID-19 sẽ còn kéo dài do hiện tại vẫn chưa đến đỉnh điểm và mất nhiều thời gian khống chế, dập dịch bệnh để trở lại trạng thái bình thường mới. Tỉnh Kiên Giang giữ vững kế hoạch, mục tiêu sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, hiệu quả và tăng trưởng vượt trội để bù đắp cho những lĩnh vực thiếu hụt. Từ đó, góp phần ổn định đời sống nhân dân trong tình hình dịch COVID-19 được dự báo tiếp tục diễn biến xấu.
Nỗ lực vượt lên nỗi đau da cam
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hà Nam còn hàng nghìn nạn nhân chất độc da cam/dioxin vẫn đang phải chịu những đau đớn, bệnh tật.
Anh Nguyễn Văn Hùng (trái) ở xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên là nạn nhân chất độc da cam dioxin gián tiếp loại 2 (ảnh hưởng từ cha) vươn lên phát triển kinh tế hộ gia đình. Ảnh: Đại Nghĩa/TTXVN
Bằng ý chí, nghị lực, nhiều nạn nhân chất độc da cam đã nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc.
Anh Nguyễn Văn Hùng ở xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên là nạn nhân chất độc da cam/dioxin gián tiếp loại 2 (ảnh hưởng từ người cha từng tham gia chiến đấu ở Quảng Trị). Từ khi sinh ra, đôi chân anh đã bên thấp bên cao, bên to bên nhỏ, đi lại khập khiễng, thường bị các bạn trêu đùa, chọc ghẹo nên rất tự ti. Vượt lên mặc cảm, nghĩ đến hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố mẹ đau ốm bệnh tật, các em còn nhỏ, càng lớn anh càng ý thức trách nhiệm, trăn trở phải làm sao để thoát được cái nghèo, bù đắp phần nào sự hy sinh, nỗi bất hạnh của bố mẹ. Sau khi tốt nghiệp Trung học Phổ thông, anh không đi học tiếp mà ở nhà tìm cách phát triển kinh tế gia đình. Lúc đầu, anh vay mượn mua một chiếc xe công nông để vận chuyển hàng hóa, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng phục vụ bà con trong thôn, xã.
Năm 2001, sau khi xây dựng gia đình, vợ chồng anh nhận thầu 3 mẫu ruộng của hợp tác xã để cấy lúa và chăn nuôi theo mô hình vườn-ao chuồng (VAC). Sau một thời gian, tích lũy được thêm vốn và vay ngân hàng, anh mua một chiếc xe ô tô tải để buôn bán vật liệu xây dựng. Nhờ tích cóp dần dần, vợ chồng anh đã thành lập công ty đầu tư phát triển và xây dựng Hùng Phát với số vốn 5 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 12 - 15 lao động là con cháu các cựu chiến binh, hội viên Hội Nạn nhân chất độc da cam của địa phương với mức lương từ 4 - 7 triệu đồng/người/tháng.
Không dừng lại ở đó, năm 2018, anh mạnh dạn thành lập công ty may mặc xuất khẩu. Hiện, công ty của anh đang tạo việc làm cho gần 100 công nhân là người địa phương với mức lương trung bình hơn 5 triệu đồng/người/tháng. Bản thân anh và gia đình cũng luôn là những hạt nhân tích cực trong các phong trào, cuộc vận động của địa phương. Cụ thể, gia đình anh đã hiến hơn 100m2 để làm đường giao thông; ủng hộ vật tư, tài chính xây dựng giao thông thôn xóm, đường nội đồng và các công trình phúc lợi của xã với số tiền trên 100 triệu đồng; ủng hộ Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin và các gia đình chính sách trên 20 triệu đồng...
Anh Nguyễn Văn Hùng chia sẻ, vượt qua những tự ti, mặc cảm của bản thân, anh cảm thấy rất tự hào khi có ông tham gia kháng chiến chống Pháp, cả bố và mẹ đều tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Anh luôn tự nhủ phải nỗ lực vươn lên, không cam chịu đầu hàng số phận, làm giàu chính đáng để xứng đáng với truyền thống cách mạng của gia đình. Với anh, hạnh phúc lớn nhất là thấy bố mẹ khỏe mạnh, 3 con chăm ngoan, học giỏi.
Ông Bùi Gia Viễn, thương binh loại 2, nạn nhân chất độc da cam trực tiếp loại 3 (phường Đồng Văn, thị xã Duy Tiên) với mô hình kinh tế chăn nuôi gia súc, gia cầm có thu nhập 300 - 400 triệu đồng/năm. Ảnh: Đại Nghĩa/TTXVN
Trước cơ ngơi của ông Bùi Gia Viễn, nạn nhân chất độc da cam trực tiếp loại 3, thương binh loại 2, ở phường Đồng Văn, thị xã Duy Tiên (Hà Nam), có lẽ ai cũng cảm thấy khâm phục ý chí nghị lực của người cựu chiến binh nay đã ở tuổi ngoài 70.
Sinh ra trong một gia đình thuần nông nghèo, năm 1968 nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, chàng trai trẻ Bùi Gia Viễn khi đó đã lên đường nhập ngũ và tham gia chiến đấu ở chiến trường Đông Hà (Quảng Trị), nơi mà Mỹ đã dải dày đặc chất độc hóa học. Năm 1973 sau khi được chuyển ra Bắc an dưỡng, ông Viễn quyết định phục viên vì hoàn cảnh gia đình khó khăn. Năm 1986, ông xây dựng gia đình và sinh được 4 người con, trong đó có người con trai cả bị thiểu năng trí tuệ do ảnh hưởng của chất độc da cam và đã mất.
Vượt lên nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần, không cam chịu đói nghèo, người lính Cụ Hồ năm xưa quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Bắt đầu khởi nghiệp từ 10 con lợn nái, rồi tiếp tục nuôi thêm hơn 500 gà, vịt đẻ, ông còn tận dụng những khu đất bỏ hoang để chăn nuôi đàn trâu 15 - 20 con. Do khu chăn nuôi ở cách xa nhà, bản thân bị thương ở chân phải lại nhiễm chất độc da cam nên việc đi lại chăm sóc vật nuôi tưởng như quá sức với ông. Tuy nhiên, với nghị lực và bản lĩnh người lính đã từng vào sinh ra tử nơi chiến trường ác liệt, ông đã khắc phục khó khăn bằng cách lấy nạng làm bạn, dùng chiếc xe lăn tự lái để dong trâu, dựng lều ngủ nghỉ ngay tại bãi cỏ để tiện cho việc trông đàn vịt. Những nỗ lực của ông đã được bù đắp xứng đáng, từ một hộ nghèo khó khăn, gia đình ông đã có cơ ngơi khang trang, thu nhập 300 - 400 triệu đồng/năm, con cái trưởng thành.
Ông Nguyễn Gia Viễn cho biết, dù khó khăn, vất vả trong cuộc sống nhưng ông vẫn thấy mình may mắn hơn các đồng đội đã hy sinh.
Ông có được như ngày hôm nay là nhờ sự quan tâm, giúp đỡ động viên của chính quyền địa phương và các đoàn thể; đặc biệt là, Hội Nạn nhân chất độc da cam đã hỗ trợ cho vay vốn, sau là sự nỗ lực của bản thân đã quyết tâm vượt qua khó khăn để sống xứng đáng là anh bộ đội Cụ Hồ, thương binh tàn nhưng không phế.
Ông Nguyễn Trọng Giao, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Hà Nam cho biết, những nạn nhân chất độc da cam trên địa bàn Hà Nam đa số có hoàn cảnh khó khăn; trong đó, nhiều người đã cao tuổi, sức khỏe yếu, đời sống còn thiếu thốn nhưng họ đã nỗ lực vươn lên trong lao động sản xuất. Ông Bùi Gia Viễn, anh Nguyễn Văn Hùng là những tấm gương điển hình.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Hà Nam có hơn 11.800 người hoạt động trong vùng Mỹ sử dụng chất độc hóa học. Thời gian qua, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin các cấp tỉnh Hà Nam đã có nhiều hoạt động thiết thực chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên. Đến nay, đã có gần 300 lượt hội viên được vay vốn (10 triệu đồng/hội viên trong 3 năm không tính lãi) để phát triển sản xuất. Số tiền vay tuy không lớn nhưng phù hợp với điều kiện sức khỏe của hội viên nạn nhân chất động da cam/dioxin và kinh tế hộ trong việc đầu tư chăn nuôi, trồng trọt tạo nguồn thu nhập cho gia đình.
Thời gian tới, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tăng cường phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể vận động, kêu gọi các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh ủng hộ xây dựng Quỹ Nạn nhân chất độc da cam để giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam trong tỉnh vươn lên trong cuộc sống.
Đề xuất thu mua tạm trữ lúa Hè Thu Tại cuộc họp trực tuyến về hoạt động của các Tổ Công tác chỉ đạo sản xuất, kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 3/8, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam - Tổ trưởng Tổ công tác của Bộ ở phía Nam đề xuất Bộ...