Kiên Giang: Đường dây lấy cắp thông tin thẻ ATM, chiếm đoạt tài sản bị triệt phá
Bằng thủ đoạn lấy cắp thông tin thẻ ATM, thẻ tín dụng. 4 bị can là cựu nhân viên của một công ty dịch vụ tài chính đã sử dụng thông tin thẻ để mua sắm nhằm chiếm đoạt tài sản.
Ngày 12.3, Cơ quan CSĐT Công an TP.Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang cho biết, đơn vị vừa triệt phá nhóm tội phạm sử dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác.
Các bị can Nguyễn Thông Thái, Dương Văn Tài, Trương Hán Chương và Hồ Minh Phúc (theo thứ tự từ trái qua phải) tại cơ quan công an. Ảnh CTV
Lấy cắp thông tin thẻ ATM
Cơ quan CSĐT Công an TP.Rạch Giá đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Hồ Minh Phúc (29 tuổi, ngụ H.Chợ Lách, tỉnh Bến Tre); Nguyễn Thông Thái (29 tuổi), Dương Văn Tài và Trương Hán Chương (cùng 24 tuổi, cùng ngụ TP.HCM) để điều tra xử lý về hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
Theo kết quả điều tra, khoảng tháng 7.2023, Thái, Tài và Chương quen biết với nhau khi cùng làm việc tại một công ty dịch vụ tài chính (chuyên làm dịch vụ cho người sử dụng thẻ ngân hàng). Khi làm việc, Thái và Tài được cung cấp danh sách dữ liệu thông tin cá nhân người sử dụng thẻ tín dụng, thẻ ATM của 1 ngân hàng thương mại cổ phần, từ đó cả hai đã tự lưu trữ trong điện thoại cá nhân.
Làm việc được thời gian ngắn thì Thái, Tài và Chương cùng nghỉ việc. Từ đó, Thái, Tài bàn bạc và rủ Chương cùng thực hiện việc chiếm đoạt tài sản của người sử dụng thẻ ngân hàng. Để thực hiện nhóm của Thái giả làm nhân viên ngân hàng gọi điện cho chủ thẻ rồi đưa ra các thông tin gian dối có lợi cho chủ thẻ nhằm lừa chủ thẻ cung cấp các thông tin của thẻ tín dụng, thẻ ATM đang sử dụng, rồi sử dụng các thông tin này được đặt mua các loại hàng hóa có giá trị lớn để chiếm đoạt.
Thái đã lên mạng tìm mua thêm các thông tin của khách hàng và chuẩn bị 2 chiếc điện thoại di động có chức năng kết nối Internet, mua các sim rác để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
Từ các dữ liệu khách hàng đã có, Tài sử dụng điện thoại gắn sim rác gọi cho từng chủ thẻ, giả làm nhân viên ngân hàng tư vấn cho chủ thẻ về việc hỗ trợ nâng hạn mức tín dụng lên cao hơn. Khi có chủ thẻ tin tưởng và đồng ý thì Tài yêu cầu chủ thẻ cung cấp các số thẻ, mã bảo mật, hạn sử dụng thẻ và dặn chủ thẻ khi nhận được mã OTP từ tin nhắn của ngân hàng thì phải cung cấp ngay cho Tài.
Khi có thông tin chủ thẻ cung cấp, Thái đặt mua, thanh toán các loại hàng hóa có giá trị lớn như điện thoại iPhone, đồng hồ… Sau khi bên bán xác nhận thanh toán đơn hàng thì Chương và Tài đi nhận hàng, mang bán lấy tiền chia nhau.
Cả tin… mất gần hết tiền được vay
Với thủ đoạn như trên, Thái, Tài và Chương đã thực hiện thành công nhiều chiếm đoạt được các tài sản có giá trị rất lớn. Trong đó có ông N.V.T (ở ngụ P.Vĩnh Bảo, TP.Rạch Giá), vào ngày 16.8.2023, đã bị Tài gọi điện và đưa ra thông tin giả sẽ hỗ trợ ông T. nâng hạn mức tín dụng từ 100 triệu lên 200 triệu đồng. Do tin tưởng nên ông T. cung cấp đầy đủ các thông tin cá nhân. Ngay lập tức, Thái dùng điện thoại truy cập vào 2 trang bán hàng online đặt mua 4 điện thoại hiệu iPhone 14 với số tiền hơn 96,54 triệu đồng. Khi đặt hàng và thanh toán thành công, Thái kêu Chương và Tài đi nhận thoại đã mua, mang đi bán lấy tiền chia nhau tiêu xài.
Về phía ông T., sau khi cung cấp các thông tin thẻ và mã OTP thì tài khoản thẻ bị trừ số tiền 96,54 triệu đồng. Ông T. liên hệ ngân hàng nhờ ngăn chặn giao dịch nhưng không thành.
Đến cuối tháng 9.2023, Chương sợ bị phát hiện nên không tham gia cùng Thái và Tài. Sau đó, Thái rủ Phúc cùng thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản với cách thức như trên. Từ đó, nhóm Thái, Tài và Phúc thực hiện thành công được 15 vụ, chiếm đoạt số tiền rất lớn của các nạn nhân ở nhiều tỉnh, thành phố.
Từ nguồn tin tố giác của ông T., Công an TP.Rạch Giá đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao Công an tỉnh Kiên Giang tiến hành điều tra truy xét thì phát hiện Thái, Tài và Chương chính là thủ phạm nên tiến hành bắt giữ. Sau đó, đến ngày 9.3, Phúc đến Công an đầu thú và khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội.
Cơ quan CSĐT Công an TP.Rạch Giá hiện đang tiếp tục điều tra, làm rõ vụ án lấy cắp thông tin thẻ ATM, chiếm đoạt tài sản.
Xem nhanh 20h: Thời sự toàn cảnh ngày 12.3
Xét xử vụ 'siêu lừa' 433 tỉ: 'Ngân hàng biện luận như thế, ai còn yên tâm gửi tiền nữa'
Phiên tòa xét xử "siêu lừa" Nguyễn Thị Hà Thành trong vụ chiếm đoạt 433 tỉ đồng tiếp tục phần tranh luận liên quan đến việc ai sẽ phải trả tiền cho các "đại gia".
Ngày 20.3, TAND TP.Hà Nội tiếp tục xét xử "siêu lừa" Nguyễn Thị Hà Thành cùng 25 bị cáo trong vụ chiếm đoạt 433 tỉ đồng của 3 ngân hàng và nhiều cá nhân.
Hội đồng xét xử (HĐXX) dành thời gian để đại diện viện kiểm sát và những người tham gia tố tụng tranh luận về vấn đề trách nhiệm dân sự, xung quanh việc ai sẽ phải trả tiền cho các "đại gia" trong vụ án.
"Siêu lừa" Nguyễn Thị Hà Thành tại tòa. Ảnh PHÚC BÌNH
Tranh luận ai sẽ trả tiền cho "đại gia"
Trước đó, trình bày bản luận tội, đại diện Viện KSND TP.Hà Nội đề nghị tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Hà Thành mức án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Về dân sự, đại diện viện kiểm sát đề nghị "siêu lừa" Hà Thành phải bồi thường cho VietAbank 249 tỉ đồng, NCB 47,5 tỉ đồng và PVcomBank 49,4 tỉ đồng. 3 ngân hàng phải trả lại cho một số chủ sở hữu sổ tiết kiệm, tổng 109 tỉ đồng.
Tham gia tranh luận, phía các ngân hàng không đồng tình với quan điểm trên. Các ngân hàng cho rằng bản chất quan hệ giữa "siêu lừa" Hà Thành và những người có sổ tiết kiệm là vay tiền, hứa hẹn trả lãi cao, ngân hàng chỉ là công cụ đảm bảo cho quan hệ dân sự này. Do vậy, người phải trả tiền cho các "đại gia" là bị cáo Thành chứ không phải ngân hàng.
Luật sư và đại diện các ngân hàng còn đề nghị HĐXX thay đổi tư cách tố tụng của ngân hàng từ bị hại thành người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Đại diện PVcomBank còn đề nghị được xử lý đối với các sổ tiết kiệm đứng tên vợ chồng ông Đặng Nghĩa Toàn, nhằm thu hồi khoản vay của nhóm bị cáo Hà Thành; đồng thời thu hồi khoản lãi mà ngân hàng này đã trả cho vợ chồng ông này từ khi phát hành sổ tiết kiệm.
Đại diện NCB đề nghị tuyên bố giao dịch gửi tiền của vợ chồng ông Toàn, giao dịch cầm cố sổ tiết kiệm, giao dịch NCB cho vay... đều là vô hiệu. Theo đó, bị cáo Thành sẽ là người phải trả tiền cho vợ chồng ông Toàn chứ không phải ngân hàng.
Còn tại VietABank, ngân hàng này đã dùng các khoản tiền gửi của các đồng sở hữu nhằm tất toán các khoản vay mà nhóm "siêu lừa" vay. Ngân hàng đề nghị tòa án đánh giá việc rút tất toán số tiền trên là có căn cứ pháp luật, đồng thời buộc bị cáo Thành phải bồi thường cho ngân hàng và các đồng sở hữu...
Không đồng tình với quan điểm của các ngân hàng, một số "đại gia" cho hay giữa mình và "siêu lừa" Hà Thành không phải quan hệ cho vay, họ mong muốn tòa buộc các ngân hàng phải trả lại tiền cho mình theo quy định pháp luật.
Đại diện viện kiểm sát tại phiên tòa. Ảnh PHÚC BÌNH
"Còn ai yên tâm để gửi tiền vào nữa"
Trong phần đối đáp, đại diện Viện KSND TP.Hà Nội bác bỏ đề nghị thay đổi tư cách tố tụng của đại diện các ngân hàng cũng như luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
Kiểm sát viên cho rằng, số tiền mà các "đại gia" gửi tiết kiệm và số tiền mà "siêu lừa" Hà Thành vay của các ngân hàng là khác nhau, việc đánh đồng là không có căn cứ, bởi bị cáo làm mất tiền là mất tiền của ngân hàng, chứ không phải làm mất tiền của chủ sở hữu sổ tiết kiệm.
Đại diện viện kiểm sát ghi nhận các khoản vay của bị cáo Hà Thành tại các ngân hàng đều được bảo đảm bởi các sổ tiết kiệm. Tuy nhiên, các chủ sổ tiết kiệm đều không biết và không đồng ý cầm cố các sổ. Điều này được thể hiện qua chính lời khai của "siêu lừa" cũng như kết luận giám định, rằng bị cáo cùng đồng phạm làm giả chữ ký của các đồng sở hữu trong các hợp đồng cầm cố. Vì thế, các sổ tiết kiệm không thể coi là tài sản đảm bảo hợp pháp cho khoản vay.
Vẫn theo đại diện viện kiểm sát, việc VietABank tự ý tất toán các sổ tiết kiệm của khách là không có căn cứ. Bởi lẽ, ngày từ tháng 12.2019, cơ quan điều tra đã có văn bản yêu cầu các ngân hàng không được tự ý tất toán tiền liên quan vụ án đang được thụ lý giải quyết.
Do đó, VietABank tự ý tất toán tiền của người gửi là không có căn cứ pháp luật và không tuân thủ các quyết định của cơ quan điều tra.
Lập luận của kiểm sát viên còn cho thấy, dù bị thiệt hại nhưng thực tế các ngân hàng vẫn tiếp tục sử dụng các sổ tiết kiệm trong suốt 4 năm qua để phục vụ hoạt động kinh doanh. Trong khi đó, với những người gửi tiền, đây là số tiền rất lớn, họ gửi tiền sổ tiết kiệm vì nghĩ rằng rất an toàn.
"Các ngân hàng cứ đòi thay đổi tư cách tố tụng, không bồi thường tiền cho người gửi sổ tiết kiệm, còn tự ý tất toán, rồi phong tỏa tài khoản, sổ tiết kiệm của khách hàng nhiều năm. Những người chứng kiến phiên tòa và nghe được lời biện luận của ngân hàng, giải quyết với khách hàng thế này thì còn ai yên tâm để gửi tiền vào nữa?", kiểm sát viên đặt câu hỏi.
Đại diện viện kiểm sát cũng cho rằng ngân hàng với tư cách là pháp nhân, khi nhân viên làm sai đương nhiên phải có trách nhiệm. Phía ngân hàng có phần lỗi không nâng cao công tác đào tạo nhân sự, dẫn đến họ làm sai.
Đại diện PVcomBank cho rằng mình rất tôn trọng quyền của người gửi tiền, nhưng đó là quyền của những người gửi tiền chân chính.
Ngân hàng này cho biết từng có ý định trả lại tiền cho chủ sổ tiết kiệm, nhưng khi biết mối quan hệ giữa "siêu lừa" Hà Thành và vợ chồng ông Đặng Nghĩa Toàn thì chưa thực hiện giải tỏa sổ, đồng thời quyết định tạm giữ các sổ.
Hiện nay, sổ tiết kiệm của vợ chồng ông Toàn vẫn được bảo toàn, bao gồm cả gốc và lãi. PVcomBank chỉ có cơ sở giải quyết các sổ tiết kiệm này theo đúng bản án có hiệu lực pháp luật.
Xét xử 'siêu lừa' Hà Thành: 'Một ngày đẹp trời, mất số tiền lớn xót lắm chứ' Theo đại diện VKS, việc Ngân hàng VAB tự ý tất toán sổ tiết kiệm đồng sở hữu liên quan đến Nguyễn Thị Hà Thành nhưng lại cho mình không phải bị hại là "suy luận thiếu logic". Hôm nay (20/3), phiên tòa xét xử "siêu lừa" Nguyễn Thị Hà Thành và 25 bị cáo trong vụ "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản",...