Kiên Giang: Cho cua kềnh ở chung với tôm sú, cứ 1ha dân bắt 1 tấn, bán được 160 triệu đồng
Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang vừa tổ chức hội thảo mô hình nuôi tôm – cua kết hợp có cải tiến hỗ trợ HTX thúc đẩy sản xuất, liên kết chuỗi giá trị.
Mô hình nuôi tôm – cua kết hợp có cải tiến, được thực hiện tại Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Thuận Phát (ấp Mười Huỳnh, xã Đông Hưng, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang), với 24 hộ xã viên, diện tích canh tác 82 ha, sản xuất theo mô hình luân canh tôm, cua – lúa.
Tham gia mô hình nuôi tôm, cua kết hợp, sử dụng sản phẩm sinh học Bồ Đề xử lý môi trường, xã viên HTX Thuận Phát trúng mùa, thu lơi nhuận hàng chục triệu đồng/ha. Ảnh: Trung Chánh.
Tham gia mô hình, nông dân được tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ vật tư, con giống với tổng giá trị khoảng 400 triệu đồng từ nguồn kinh phí của Ban Kinh tế Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Cty CP Bồ Đề – Bạc Liêu là đơn vị trúng thầu cung cấp các dịch vụ cho xã viên.
Ông Lê Thế Sua, Giám đốc HTX Nông nghiệp Thuận Phát cho biết, năm nay tình hình nắng hạn diễn ra khá gay gắt, độ mặn tăng cao, khiến cho việc nuôi tôm, cua của bà con trong vùng gặp nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, nhờ tham gia mô hình nuôi tôm – cua kết hợp có cải tiến, nông dân được tập huấn kỹ thuật, cung cấp vật tư, con giống chất lượng, xử lý môi trường nuôi bằng sản phẩm sinh học Bồ Đề, đã tạo ra môi trường tốt cho tôm, cua phát triển.
Các đại biệu tham dự hội thảo cùng xã viên HTX Thuận Phát dùng chài để kiểm tra sự phát triển của tôm trong mô hình nuôi tôm, cua kết hợp. Ảnh: Trung Chánh.
Cụ thể, có 24 hộ được hỗ trợ tôm giống với số lượng hơn 1,3 triệu con, 3 hộ nhận cua giống số lượng trên 12 ngàn con và chế phẩm Bồ Đề xử lý môi trường nước là 906 lít.Kết quả, đến nay nông dân đã thu hoạch tôm với năng suất trung bình đạt 300 kg/ha, giá bán 150 ngàn/kg, tổng thu của 82 ha là gần 3,7 tỷ đồng.
Video đang HOT
Sau khi trừ chi phí, mức lãi trung bình 25 triệu đồng/ha. Còn 3 hộ nuôi cua cũng đã thu hoạch trung bình 300 kg cua thương phẩm/ha, giá bán 170 ngàn/kg, tổng thu 255 triệu, sau khi trừ chi phí lãi 31 triệu đồng/ha.
“Trong bối cảnh thời tiết bất lợi, nhiều nơi bị thiệt hại, ảnh hưởng dịch Covid-19, giá tôm, cua đều ở mức thấp nhưng xã viên HTX vẫn thu hoạch đạt năng suất, thu được lợi nhuận như vậy là điều rất đáng mừng”, ông Sua đánh giá.
Anh Trần Văn Nguyên, xã viên có 2 ha đất tham gia mô hình cho biết: “Hơn chục năm chuyển đổi mô hình tôm, cua – lúa, năm nào cao nhất cũng chỉ thu hoạch được khoảng 500-600 kg. Nhưng năm nay nhờ xử lý môi trường nước tốt, nuôi đạt hiệu quả, đến nay đã bắt tôm, cua được hơn 1 tấn, bán được trên 160 triệu.
Hiện dưới vuông nuôi vẫn còn, khả năng thu hoạch dứt điểm trước khi chuyển qua vụ lúa, sẽ thu đạt tổng doanh thu khoảng 200 triệu đồng”.
Ông Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Khu vực Cty CP Bồ Đề – Bạc Liêu cho biết, hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm, chế phẩm xử lý môi trường nuôi thủy sản, tình trạng con giống, thức ăn bán tràn lan, khiến nông dân gặp khó khăn, không biết đâu là hàng thật, hàng giả.
Ông Lê Thế Sua, GĐ HTX Thuận Phát cùng các đại biểu đánh giá chất lượng tôm, cua thu hoạch từ mô hình sử dụng sản phẩm sinh học Bồ Đề. Ảnh: Trung Chánh.
Việc nông dân sử dụng hóa chất trong thời gian dài, dẫn đến ô nhiễm, thoái hóa môi trường. Sản phẩm sinh học Bồ Đề giúp nông dân xử lý môi trường hiệu quả, tạo ra môi trường nuôi tôm, cua hiệu quả, đạt năng suất và là ra sản phẩm sạch, bán được giá tốt.
Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang, ông Doãn Tấn Đạt, đánh giá mô hình nuôi tôm – cua kết hợp có cải tiến đạt được kết quả cao, cần được nhân rộng tại địa phương. Cụ thể, hiệu suất đầu tư đạt lợi nhuận đối với con tôm là trên 55%, cua là 60%, đây là mức lợi nhuận khá cao. Mô hình mang tính bền vững, tạo việc làm và tăng thu nhập cho nhà nông.
Trà Vinh: "Biệt phủ" đẹp long lanh giữa vườn bưởi da xanh trĩu quả là của tỷ phú nông dân
Nhờ trồng bưởi da xanh theo hướng VietGAP, ông Võ Văn Chà (ấp Ô Chích, xã Lương Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh) thu lời từ 800 triệu đến 1 tỷ đồng/năm.
Từ số tiền trồng bưởi, mới đây, ông Chà còn xây được "biệt phủ" khang trang đẹp long lanh giữa miệt vườn cây trái.
Mới đây, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) Thào Xuân Sùng đã đến thăm mô hình trồng bưởi da xanh theo tiêu chuẩn VietGAP của ông Chà.
Đồng chí Thào Xuân Sùng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (trái) trao đổi về mô hình trồng bưởi da xanh với ông Chà
Tại đây, ông Chà cho hay, hiện gia đình ông có 3,2 ha bưởi da xanh trồng theo tiêu chuẩn VietGAP. Mỗi năm, trừ tất cả chi phí, thu lời từ 800 triệu đến 1 tỷ đồng.
Để có được nguồn thu lớn trên, ông Cha cho biết, ông ít khi sử dụng phân thuốc hóa học cho vườn bưởi, thay vào đó là ưu tiên dùng phân bón hữu cơ, phân vi sinh. Đặc biệt, ông còn trồng thêm nhiều cây dừa để giữ độ ẩm cần thiết cho vườn bưởi da xanh phát triển.
Theo ông Chà, vườn bưởi da xanh cua ông hiện đã từ 3 - 12 năm tuổi và đang rất tốt tươi, trĩu quả.
Bưởi da xanh do ông Chà trồng
Ông Chà chia sẻ về cách trồng bưởi cho lợi nhuận cao khi làm việc với đoàn công tác của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam do Chủ tịch Thào Xuân Sùng dẫn đầu.
Để hạn chế chi phí đầu vào và bưởi đến ngày thu hoạch dễ tiêu thụ, ông Chà còn vận động người dân trong ấp thành lập ra Tổ hợp tác trồng bưởi da xanh ấp Ô Chích.
Tổ hợp tác này do ông Chà làm tổ trưởng, số thành viên của tổ hiện đã lên đến 43 người, với tổng diện tích trên 27,3ha. Gần đây, tổ hợp tác Bưởi da xanh ấp Ô Chích còn được cấp giấy chứng nhận sản xuất thực hành nông nghiệp sạch VietGAP.
"Vườn bưởi của gia đình tôi và của tổ hợp tác có đầu ra rất ổn định, có bao nhiêu cũng được các thương lái, doanh nghiệp ở TP.HCM đến bao tiêu với giá cố định là 35.000 đồng/kg. Tới đây, gia đình tôi sẽ mở rộng thêm diện tích và có hướng phát triển thêm lĩnh vực du lịch vườn bưởi, vườn cây ăn trái"- ông Chà cho biết.
Căn nhà mới xây khang trang, đẹp long lanh nổi bật giữa miệt vườn cây trái - thành quả từ việc trồng bưởi của ông Chà
Ông Chà cũng vui mừng cho biết thêm: "Nhờ trồng bưởi da xanh theo tiêu chuẩn VietGAP và thành lập tổ hợp tác, gia đình tôi xây được một căn nhà lầu vài tỷ đồng".
Đồng chí Thào Xuân Sùng, Ủy viên Trung ương Đảng cho rằng, mô hình trồng bưởi da xanh của ông Chà đã có những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, thời gian tới, cần có sự liên kết ổn định từ đầu vào đến đầu ra với doanh nghiệp. Ngoài các kỹ thuật chăm sóc như trước đây, khi mở rộng diện tích, nhà vườn cần nghiên cứu sử dụng giống mới có chất lượng nhằm tăng năng suất, chất lượng hàng hóa và tạo ra giá trị sản phẩm nông sản cao hơn.
Riêng về phía Hội Nông dân địa phương,Đồng chí Thào Xuân Sùng chỉ đạo, trong thời gian tới, cần theo dõi sát tình hình sản xuất, có sự hỗ trợ thêm cho hộ ông Chà và Tổ hợp tác Bưởi da xanh ấp Ô Chích về vốn, kỹ thuật sản xuất,...
Dịch Covid-19 ngày càng phức tạp, Trung ương Hội NDVN đưa ra 6 yêu cầu với các cấp Hội Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) Lương Quốc Đoàn vừa ký ban hành Văn bản số 213-CV/ĐĐ-HNDTW gửi các ban, đơn vị trực thuộc và Hội Nông dân 63 tỉnh, thành phố trong cả nước về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong tình hình mới. Văn bản số 213-CV/ĐĐ-HNDTW khẳng...