Kiện Facebook vì công việc quá ám ảnh, độc hại
Một cựu quản trị nội dung tại chi nhánh Facebook ở Kenya đang kiện Meta, công ty mẹ của mạng xã hội vì điều kiện làm việc tồi tệ.
Hôm 11/5, Daniel Motaung, một cựu quản trị viên nội dung của Facebook, đã đệ đơn kiện Meta và đối tác của họ, công ty gia công phần mềm Sama với cáo buộc vi phạm hiến pháp Kenya.
Các luật sư của Motaung cho biết vụ kiện trên không chỉ yêu cầu bồi thường tài chính mà còn buộc Facebook phải thay đổi các hoạt động kiểm duyệt nội dung của mình trên toàn cầu.
Điều kiện làm việc tồi tệ
Trong đơn kiện, Motaung đã đưa ra bằng chứng rằng những nhân viên quản trị nội dung Facebook tại Kenya đang làm việc trong điều kiện tồi tệ, được trả lương thấp, không có hỗ trợ sức khỏe và không có hoạt động công đoàn. Ngoài ra, ông còn cáo buộc Meta đang vi phạm quyền riêng tư cũng như nhân phẩm của họ.
Những lời buộc tội của Motaung chống lại Meta và Sama đã được đưa vào đơn kiện đệ trình lên Tòa án Việc làm và Quan hệ Lao động của Kenya.
Nhiều kiểm duyệt viên của Facebook đã bị sang chấn tâm lý khi làm việc
Trong một bản khai kèm theo đơn khởi kiện, Motaung khẳng định rằng ông không được thông báo trong quá trình tuyển dụng rằng mình sẽ làm việc cho Facebook cũng như không được biết chi tiết về tính chất công việc trước khi vào làm.
Motaung cho biết ông phải xem xét các bài đăng trên mạng xã hội chứa nội dung bạo lực, khỏa thân, phân biệt chủng tộc hay lạm dụng tình dục trẻ em. Cựu nhân viên Facebook được chẩn đoán mắc chứng PTSD (rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý).
Video đang HOT
Vụ kiện yêu cầu Meta và Sama thực hiện hỗ trợ sức khỏe tinh thần cho những kiểm duyệt viên và trả cho họ mức lương tương đương với nhân viên Facebook toàn thời gian.
Báo cáo của Time trích dẫn phiếu lương cho thấy Sama đã trả cho kiểm duyệt viên số tiền chỉ khoảng 2,2 USD/giờ.
Vụ kiện của Motaung cũng yêu cầu bồi thường cho những người kiểm duyệt nội dung khác của Facebook tại Kenya.
Một phát ngôn viên của Meta nói với Insider rằng công ty sẽ không đưa ra bình luận về các khiếu nại pháp lý đang diễn ra. Sama cũng từ chối bình luận về vụ kiện nhưng trước đó đã phủ nhận cáo buộc nhân viên của họ bị trả lương không công bằng.
Phát ngôn viên Meta khẳng định có trách nhiệm với những người đang kiểm duyệt nội dung cho công ty và yêu cầu đối tác đưa ra mức lương, phúc lợi và hỗ trợ đầu ngành.
“Chúng tôi chịu trách nhiệm trước những người kiểm nội dung cho Meta một cách nghiêm túc và yêu cầu các đối tác của chúng tôi cung cấp các khoản chi trả, lợi ích và hỗ trợ hàng đầu trong ngành”, phát ngôn viên cho biết.
“Chúng tôi cũng khuyến khích những người đánh giá nội dung nêu vấn đề khi họ biết và thường xuyên tiến hành các cuộc đánh giá để đảm bảo các đối tác của chúng tôi đáp ứng các tiêu chuẩn mà chúng tôi mong đợi ở họ”, phát ngôn viên tiếp tục.
Cáo buộc liên quan đến hoạt động buôn người
Ngoài ra, đơn kiện của Motaung cũng cáo buộc Sama và Meta cưỡng bức lao động bằng cách đặt “quảng cáo việc làm sai sự thật”, không thông báo cho người nộp đơn rằng họ sẽ làm việc với tư cách là người kiểm duyệt nội dung Facebook, cũng như không cảnh báo rằng họ sẽ xem nội dung độc hại, gây chấn thương tâm lý.
Vì những quảng cáo việc làm gây hiểu lầm của Meta, hàng chục nhân viên từ những nơi khác ở châu Phi đã chuyển đến đến Kenya để làm việc cho Sama. Đơn kiện lập luận rằng sai phạm này liên quan đến hoạt động “buôn người”.
Theo luật Kenya, những sai phạm của Meta có liên quan đến hoạt động “buôn người”.
“Những quảng cáo gây hiểu lầm này cố tình nhắm mục tiêu vào những người châu Phi có hoàn cảnh khó khăn. Những người này không chỉ bị lừa làm một công việc mà họ không hề biết mà còn phải chịu điều kiện làm việc tồi tệ cũng như sang chấn tâm lý”, các luật sư của ông Motaung cho biết.
Trong một tuyên bố do Foxglove, một tổ chức phi lợi nhuận ở London cung cấp cho Insider, ông Montaung cho biết mình chịu thiệt hại về gánh nặng tinh thần lẫn thể chất.
“Sau khi tốt nghiệp đại học, với mong muốn phát triển bản thân và đưa gia đình thoát khỏi cảnh nghèo đói, tôi đã nộp đơn xin việc. Tuy nhiên, 6 tháng sau, sức khỏe thể chất và tinh thần của tôi đã bị hủy hoại”, ông Motaung cho biết.
Không lâu sau khi gia nhập Sama, Motaung đã thành lập công đoàn để lên tiếng cho gần 200 nhân viên tại Nairobi nhưng bị đuổi việc ngay sau đó. Ông và luật sư tin quyết định sa thải là do nỗ lực công đoàn.
“Mark Zuckerberg và những công ty như Sama không thể được phép đối xử với con người như thế này. Chúng tôi không phải là động vật. Chúng tôi là con người, và chúng tôi xứng đáng được đối xử tốt”, ông Motaung cho biết.
Facebook bị kiện tại Kenya vì điều kiện làm việc tồi tệ
Một cựu quản trị nội dung Facebook đã nộp đơn kiện công ty mẹ Meta, tố cáo điều kiện làm việc tồi tệ đối với các quản trị nội dung theo hợp đồng đã vi phạm hiến pháp Kenya.
Người này cũng kiện đối tác outsource Sama của Meta, tố cáo những nhân viên quản trị nội dung Facebook tại Kenya làm việc trong điều kiện không thỏa đáng, bao gồm lương không đều, không hỗ trợ sức khỏe tinh thần hợp lý, không có hoạt động công đoàn và vi phạm quyền riêng tư cũng như nhân phẩm của họ.
Đơn kiện được nguyên đơn nộp thay mặt một nhóm quản trị nội dung Facebook, yêu cầu bồi thường tài chính và xin lệnh để những quản trị viên thuê ngoài cũng được chăm sóc y tế và mức lương như nhân viên Meta, qyền lợi công đoàn được bảo vệ và có một tổ chức kiểm định nhân quyền độc lập.
Phát ngôn viên Meta khẳng định có trách nhiệm với những người đang kiểm duyệt nội dung cho Meta và yêu cầu đối tác đưa ra mức lương, phúc lợi và hỗ trợ đầu ngành. Sama từ chối bình luận về vụ kiện nhưng trước đó phủ nhận cáo buộc nhân viên cả họ bị trả lương không công bằng.
Các yêu cầu hành động cụ thể của đơn kiện chi tiết hơn và có phạm vi rộng hơn so với các hành động trong những vụ kiện trước, vượt ra khỏi ranh giới Kenya. Odanga Madung, chuyên gia tại tổ chức phi lợi nhuận Mozilla Foundation, nhận xét vụ kiện có thể tạo hiệu ứng gợn sóng. Facebook sẽ phải tiết lộ nhiều điều về việc vận hành công việc kiểm duyệt.
Trên toàn cầu, hàng ngàn kiểm duyệt viên hàng ngày phải xem xét các bài đăng mạng xã hội chứa nội dung bạo lực, khỏa thân, phân biệt chủng tộc hay gớm ghiếc khác. Nhiều người làm việc cho nhà thầu bên thứ ba thay vì cho chính các hãng công nghệ.
Meta từng bị giám sát vì điều kiện làm việc của các quản trị nội dung. Năm 2021, một thẩm phán California chấp thuận dàn xếp 85 triệu USD giữa Facebook và hơn 10.000 quản trị nội dung, những người cáo buộc công ty không bảo vệ họ trước những tổn thương tâm lý gây ra do tiếp xúc với hình ảnh bạo lực và kinh tởm. Facebook không thừa nhận sai lầm trong vụ kiện California nhưng đồng ý thực hiện các biện pháp cung cấp môi trường làm việc an toàn hơn cho quản trị nội dung.
Video bạo lực
Nguyên đơn trong vụ kiện Kenya là Daniel Motaung, được Sama tuyển dụng năm 2019. Motaung cho biết mình không được thông báo chi tiết về tính chất công việc trước khi vào làm. Video đầu tiên mà Motaung kiểm duyệt là một vụ chặt đầu. Nội dung đáng lo ngại chất đống song lương và hỗ trợ sức khỏe tinh thần của anh không đầy đủ.
"Tôi được chẩn đoán PTSD trầm trọng (rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý). Tôi đang sống trong một bộ phim kinh dị", anh nói.
Luật sư của Moutaung cho rằng Meta và Sama đã tạo ra môi trường làm việc nguy hiểm, xuống cấp, nơi các nhân viên không được bảo vệ như tại các nước khác. "Nế tại Dublin, mọi người không thể xem nội dung có hại trong 2 tiếng, những nơi khác cũng nên như vậy", luật sư nói.
Không lâu sau khi gia nhập Sama, Motaung cố thành lập công đoàn để lên tiếng cho gần 200 nhân viên tại Nairobi nhưng bị đuổi việc ngay sau đó. Anh và luật sư tin quyết định sa thải là do nỗ lực công đoàn. Quyền công đoàn được nhắc đến trong hiến pháp Kenya.
Điều gì sẽ xảy ra khi mạng xã hội lớn nhất thế giới trở nên 'già yếu'? Facebook sẽ chấp nhận số phận trở thành mạng xã hội lỗi thời hay chuyển mình để nắm lấy nhiều cơ hội phía trước? Facebook trên đà "lỗi thời"? "White hot" là một bộ phim tài liệu mới theo dấu thăng trầm của Abercrombie & Fitch. Đây là một hãng thời trang của Mỹ nổi lên vào đầu những năm 2000 trước khi...