Kiên định sáng tạo phát triển
Kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN.
Đại hội XIII của Đảng xác định tư tưởng chiến lược trong giai đoạn tới là phát triển đất nước hùng cường và thịnh vượng, lấy phát triển kinh tế – xã hội là trọng tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu và thường xuyên.
Động lực để phát triển đất nước là truyền thống của dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nền văn hóa Việt Nam, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, đã được hun đúc hơn 90 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, cần được phát huy và nâng lên gấp bội.
Nhân tố có ý nghĩa quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới để phát triển đất nước chính là ở vai trò của Đảng.
Tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Nhà nước, hệ thống chính trị vững mạnh. Đặc biệt là quan tâm đến đội ngũ cán bộ, đảng viên. Bởi chính muốn có đường lối đúng đắn và khi đã có đường lối đúng rồi, vấn đề tổ chức thực hiện để vận dụng vào cuộc sống có hiệu quả, hiệu lực thì cần phải hành động.
Muốn vậy cán bộ các cấp của Đảng, của Nhà nước, của hệ thống chính trị phải là một đội ngũ có đủ phẩm chất, liêm chính, có năng lực và uy tín, gắn bó mật thiết với nhân dân.
Có được đội ngũ cán bộ ngang tầm với nhiệm vụ chính trị, đi đầu, nêu gương tốt thỉ Đảng mới trong sạch vững mạnh, có đủ bản lĩnh, trí tuệ và uy tín để lãnh đạo, được nhân dân tin yêu. Đó là nguồn sức mạnh to lớn có tính quyết định để vượt qua mọi khó khăn thử thách và không có thế lực nào ngăn cản được trong sự nghiệp vẻ vang xây dựng và phát triển đất nước “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng
Đảm bảo tính khoa học và thực tiễn, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tiếp tục sự nghiệp đổi mới sáng tạo và có bước đi phù hợp, Đại hội XIII của Đảng đã đề ra mục tiêu tương ứng với các dấu mốc lịch sử quan trọng của đất nước.
Đến năm 2025 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 nước phát triển có thu nhập cao, giữ vững định hướng XHCN.
Video đang HOT
Mục tiêu mà Đại hội đề ra là cơ sở rất quan trọng để phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc bảo đảm tính khả thi, vừa đáp ứng được yêu cầu trước mắt và lâu dài, vừa mang tính chiến đấu cao đáp ứng với sự phát triển của dân tộc và ưu việt của chế độ.
Cho nên cần tạo được sự thống nhất từ nhận thức đến hành động trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tập trung việc triển khai các khâu đột phá chiến lược, với khát vọng đến giữa thế kỷ XXI kỷ niệm 100 năm thành lập nước, Việt Nam thực sự “sánh vai cùng cường quốc năm châu”.
Quá trình thực hiện mục tiêu cao cả đó phải có tư duy và tầm nhìn mới nhằm khơi dậy mọi tiềm năng nguồn lực tạo động lực cho sự phát triển. Vấn đề quan trọng cần tập trung đổi mới và hoàn thiện đó là đảm bảo cơ chế thị trường hoạt động đúng quy luật và giữ vững định hướng XHCN, với các mối quan hệ.
Giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, giữa tuân thủ quy luật thị trường và đảm bảo định hướng XHCN; giữa phát triển lực lượng sản xuất và hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất; giữa nhà nước thị trường và xã hội; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường; giữa xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN; giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ; giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế đảm bảo kỷ cương xã hội. Xem đây là những mối quan hệ định hình cho phát triển tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH.
Tiếp tục sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng, tạo được sự đột phá trong xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ.
Hết sức chú trọng nền tảng kinh tế số trên cơ sở hạ tầng số nhằm ứng dụng những thành tựu khoa học – công nghệ hiện đại làm động lực quan trọng để phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Muốn vậy cần hết sức quan tâm đến việc đổi mới toàn diện và đồng bộ giáo dục, đào tạo với môi trường giáo dục lành mạnh cho sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.
Xây dựng và phát huy giá trị văn hóa sức mạnh con người Việt Nam với một hệ giá trị và chuẩn mực gắn truyền thống dân tộc với tinh hoa nhân loại, nhằm khơi dậy ý chí tự lực tự cường, khát vọng phát triển đất nước với những đột phá mạnh mẽ trong tư duy và hành động để thực hiện mục tiêu đã đề ra. Trên cơ sở xây dựng nền ngoại giao hiện đại vì lợi ích quốc gia – dân tộc, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng.
Kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN.
Xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, chủ động ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, các nhân tố có thể gây đột biến xấu bất thường; đấu tranh làm thất bại các âm mưu chống phá của các thế lực thù địch.
Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên cơ sở vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định đường lối đổi mới của Đảng và các nguyên tắc xây dựng Đảng. Đây là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và chế độ. Vấn đề là đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng phải thật sự trung thành, vững vàng trong việc xử lý mối quan hệ một cách kiên định và sáng tạo.
Trong một thế giới đang diễn ra với bao biến động khó lường, tình hình đất nước cũng còn có những diễn biến phức tạp, kẻ thù luôn rình rập để chống phá, thì cần phải kiên định, không dao động, nghiêng ngả. Nhưng muốn kiên định để phát triển thì phải trên cơ sở tư duy vận động để có đổi mới và sáng tạo.
Đảng viên Nguyễn Nghĩa Nam, Bí thư Chi bộ Thôn 16 (xã Hòa Ninh, huyện Di Linh, Lâm Đồng), một tấm gương sáng tạo làm kinh tế giỏi.
Ranh giới giữa kiên định và đổi mới sáng tạo để phát triển là vấn đề biện chứng mà thước đo là ở hiệu quả, kết quả của việc đưa Nghị quyết vào cuộc sống.
Để làm được điều này, yêu cầu ở năng lực lãnh đạo và cầm quyền của Đảng, ở phẩm chất trí tuệ và ý chí của đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Kiên định vững vàng để không “chệch hướng”, nhưng nếu không sáng tạo thì sẽ trì trệ. Quá trình sáng tạo đổi mới sẽ xuất hiện nhân tố mới cần kịp thời nắm bắt để phát triển phù hợp với xu thế của thời đại.
Cần nhận thức đầy đủ mối quan hệ giữa kiên định và đổi mới để không kiên định một cách cố định, cứng nhắc, giáo điều; nhưng đổi mới mà không tuân thủ nguyên tắc thì sẽ rơi vào “chệch hướng” và có thể “đổi màu”. Đây là vấn đề không mới của lý luận, nhưng lại có tính thời sự cả về lý luận và thực tiễn trong quá trình tiếp tục đổi mới để phát triển.
Kiên định phải gắn liền với sáng tạo và sáng tạo phải trên cơ sở kiên định phù hợp với thực tiễn với yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát triển thịnh vượng.
Để làm được điều này cần hết sức quan tâm đến vấn đề “then chốt của then chốt” đó là xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược có đủ phẩm chất, năng lực ngang tầm nhiệm vụ.
Cán bộ của Đảng phải kiên định vững vàng không hoang mang dao động lùi bước trước khó khăn; đi đầu, gương mẫu tự rèn luyện phẩm chất đạo đức, cầu thị học tập nâng cao trình độ, gắn bó mật thiết với nhân dân, nói đi đôi với làm.
Phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả với các căn bệnh của chủ nghĩa cá nhân, học tập và rèn luyện theo tấm gương tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh một cách tự giác, thực chất; tạo được niềm tin yêu và đoàn kết toàn dân quyết tâm đổi mới sáng tạo phát triển đất nước theo mục tiêu Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.
Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác dân vận
Những năm qua, công tác dân vận đã được cả hệ thống chính trị của Quảng Ninh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, với nhiều cách làm hay, sáng tạo và mang lại hiệu quả thiết thực.
Qua đây, tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân; giữ ổn định tình hình, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội toàn tỉnh.
Cán bộ Cơ quan Khối huyện Đầm Hà tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân xã Quảng Lâm thực hiện nếp sống văn minh, ăn ở hợp vệ sinh. (Ảnh chụp tháng 8/2020)
Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, từ ngày 14 đến 31/10/1930, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ nhất đã thông qua nhiều văn kiện quan trọng. Trong đó, có việc chỉ đạo tổ chức ra cơ quan chuyên môn của Đảng về công tác vận động quần chúng. Từ đó, ghi dấu ngày ra đời ngành Dân vận, mở ra một trang mới, mốc son vẻ vang trong sự nghiệp công tác dân vận của Đảng. Tháng 10/1999, trên cơ sở đề nghị của Ban Dân vận Trung ương, Bộ Chính trị đã quyết định lấy ngày 15/10 hằng năm là Ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng.
Hòa cùng dòng chảy của lịch sử, tỉnh Quảng Ninh luôn tự hào về truyền thống của quân và dân Vùng mỏ, luôn xung kích đi đầu, kiên cường, bất khuất trong đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc, tích cực tham gia trường kỳ kháng chiến đánh đuổi thực dân, đế quốc, chi viện cho tiền tuyến, góp phần giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh đã tích cực triển khai hiệu quả công tác dân vận, cụ thể hóa đến từng lĩnh vực, đối tượng cụ thể, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH ở địa phương, đơn vị.
Đồng chí Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, cho biết: Phát huy truyền thống công tác dân vận của Đảng, những năm qua, Ban Dân vận Tỉnh ủy và hệ thống dân vận các cấp trong tỉnh đã chủ động tham mưu giúp cấp ủy các cấp chỉ đạo, triển khai có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác dân vận. Nhận thức về công tác dân vận của cả hệ thống chính trị được nâng lên rõ rệt. Phương thức lãnh đạo của các cấp uỷ, quản lý của chính quyền đối với công tác dân vận được đổi mới. Tỉnh đã có nhiều cơ chế, chính sách phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Qua đó, góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, tham gia các phong trào thi đua yêu nước và xây dựng Đảng, chính quyền, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển KT-XH, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Trong 10 năm qua, quán triệt và thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Ban Châp hanh Trung ương Đảng, Ban Thương vu Tỉnh ủy đã ban hành 40 văn bản chỉ đạo về công tác dân vận. Cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các tô chưc chinh tri - xa hôi các cấp chu đông triển khai thực hiện, tô chưc quán triệt, học tập Quy chế công tac dân vân cua hê thông chinh tri. Đồng thời, xây dưng va ban hanh chương trinh, kế hoạch, văn bản triển khai thưc hiên Quy chế công tac dân vân phù hợp với thực tế từng cơ quan, đơn vị.
Đặc biệt, với vai trò nòng cốt, Ban Dân vận các cấp đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở thực hiện hiệu quả nhiều đề án về công tác dân vận. Nổi bật như: Đề án tăng cường công tác dân vận trong thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn tỉnh; đề án tăng cường vận động nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, nâng cao chất lượng quản trị và hành chính công; đề án nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận trong tình hình mới... Cùng với đó, tham mưu cho Thường trực Tỉnh ủy chỉ đạo thành lập và tổ chức hoạt động hiệu quả của Cơ quan Khối từ tỉnh đến cơ sở... 100% cấp ủy các cấp thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc và đẩy mạnh việc thực hiện phong trào thi đua "Dân vận khéo", xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình trên các lĩnh vực.
Đặc biệt, năm 2020, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo, đôn đôc thưc hiên chu đê "Năm Dân vân kheo"; tổ chức Hội thi "Dân vận khéo" đảm bảo hiệu quả. Đến nay, toàn tỉnh đã có gần 2.200 mô hình dân vận khéo đăng ký các cấp. Nổi bật và mang lại hiệu quả là vận động nhân dân hiến đất làm đường, các công trình công cộng, GPMB, xây dựng NTM, chỉnh trang đô thị, cải cách hành chính, giảm nghèo, ổn định tình hình nhân dân, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn. Qua thẩm định, đã lựa chọn gần 800 điển hình dân vận khéo đề nghị UBND các cấp khen thưởng.
Các đội thi tham gia Hội thi "Dân vận khéo" tỉnh Quảng Ninh năm 2020, cụm miền Tây (tháng 9/2020).
Công tác dân vận của hệ thống chính trị tỉnh đã thực sự phát huy hiệu quả góp phần vào thành tựu chung về phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN trên địa bàn trong những năm qua. Nhiều chủ trương mới, việc khó phục vụ phát triển KT-XH của tỉnh do làm tốt công tác dân vận của hệ thống chính trị đã thực hiện thành công. Trong đó phải kể đến "Chiến dịch Quang Trung" để triển khai dự án Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, thu hồi 284,6ha đất, ảnh hưởng tới 535 hộ dân, phải di dời ra khỏi vùng dự án 493 ngôi mộ, nhưng đã thực hiện trong thời gian chưa đầy 3 tháng. Chiến dịch "30 ngày đêm" hoàn thành công tác GPMB dự án cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, chỉ sau 15 ngày triển khai đã hoàn thành GPMB, tổng số hộ dân tự nguyện ký biên bản bàn giao mặt bằng đạt 100% với khối lượng gần 187ha, ảnh hưởng đến 1.168 hộ dân tại 5 địa phương. Hay việc thực hiện mô hình bầu trưởng thôn, bản, khu phố trong cùng một ngày và hoàn thành 100% đại hội chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở với mô hình "Dân tin, Đảng cử", 100% trưởng thôn, bản, khu phố đồng thời là bí thư chi bộ...
Công tác dân vận đã có những đóng góp không nhỏ vào sự phát triển KT-XH của tỉnh. Kinh tế của tỉnh 10 năm qua liên tục tăng trưởng cao và ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm (2015-2020) đạt 10,7%, cao hơn so với bình quân chung cả nước. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện, nâng cao, nhất là tại các khu vực đặc biệt khó khăn, nông thôn, miền núi, biên giới, biển đảo. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí đa chiều chỉ còn 0,36%...
Nhân rộng mô hình giảm nghèo ở xã Hoằng Yến Xã Hoằng Yến (Hoằng Hóa) là xã bãi ngang ven biển còn nhiều khó khăn. Song, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của Nhân dân cùng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, xã đã nắm bắt cơ hội để từng bước phát triển kinh tế, giảm nghèo, nâng cao đời sống Nhân dân. Mô...