Kiểm tra việc thực hiện hỗ trợ người bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
Ngày 26/10, UBND TP Hồ Chí Minh có buổi họp thống nhất cách tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 tại 21 quận, huyện và thành phố Thủ Đức.
UBND phường 11, Quận 3 thực hiện chi hỗ trợ đợt 3 cho người dân gặp khó khăn ở Khu phố 2, ngày 23/10/2021.
Theo đó, thành phố sẽ thành lập 3 đoàn, mỗi đoàn phụ trách 7 quận, huyện (theo kế hoạch 3456/UBND-KH của Ủy ban nhân dân thành phố) do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Võ Văn Hoan, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố Lê Minh Tấn và Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố Nguyễn Văn Lâm dẫn đầu cùng đại diện Ban Kinh tế – Ngân sách, Ban Văn hóa – Xã hội của Hội đồng nhân thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các sở, ban, ngành.
Ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố cho biết, từ ngày 1-15/11, các đoàn sẽ kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 09 của Hội đồng nhân thành phố và Công văn số 2209 của Ủy ban nhân dân thành phố (hỗ trợ đợt 1); việc triển khai chính sách hỗ trợ theo Công văn số 2627 và 2799 của Ủy ban nhân dân thành phố (hỗ trợ đợt 2); việc thực hiện chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 97 của Hội đồng nhân dân thành phố và Công văn số 3181 của Ủy ban nhân dân thành phố (hỗ trợ đợt 3) tại các địa phương.
Từ ngày 16-20/11, các đoàn tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố. Ngày 23/11, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội sẽ tham mưu báo cáo tờ trình cho Ủy ban nhân dân thành phố trước khi trình Hội đồng nhân dân thành phố.
Video đang HOT
Theo ông Nguyễn Văn Lâm, các văn bản, chỉ đạo của Trung ương, thành phố đều nêu rõ việc chi trả phải kịp thời, đúng đối tượng, nghiêm cấm lợi dụng chính sách của nhà nước để trục lợi. Thành phố mời các cơ quan báo chí cùng tham dự buổi kiểm tra, giám sát để có cái nhìn tổng thể, kịp thời thông tin rộng rãi tới người dân.
Trước đó, qua rà soát, kiểm tra, đối chiếu, cơ quan chức năng ghi nhận 713 trường hợp kê khai không trung thực để được nhận chính sách hỗ trợ đợt 3 tại các xã Bà Điểm, Xuân Thới Đông, Xuân Thới Sơn, Thới Tam Thôn, Đông Thạnh… huyện Hóc Môn.
Bà Lê Thụy Mỵ Châu, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, phần lớn các trường hợp sai phạm là kê khai không trung thực hai nơi ở để nhận hỗ trợ hai lần, lợi dụng trẻ em kê khai nhiều lần, cố tình ghi sai số chứng minh thư nhân dân để phần mềm không phát hiện hoặc nhận hỗ trợ khi đang hưởng lương.
Ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn vận động các trường hợp nhận hỗ trợ chính sách không đúng tự giác hoàn trả cho ngân sách trước ngày 27/10. Trong trường hợp không tự giác, cơ quan chức năng sẽ xử lý theo quy định.
Tương tự, tại Quận 11, nhiều trường hợp nhận hỗ trợ đợt 3 bị trùng thông tin. Một số người có việc làm, tham gia bảo hiểm xã hội đang nhận lương nhưng không khai báo. Nhiều người khá giả, không thực sự khó khăn nhưng cũng được hỗ trợ. Quận Gò Vấp có trường hợp đang tham gia bảo hiểm xã hội, nhận lương từ doanh nghiệp vẫn đăng ký nhận hỗ trợ…
Tiền Giang: Kịp thời cấp phát gạo hỗ trợ người dân khó khăn do dịch COVID-19
Theo Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Tiền Giang Lý Văn Cẩm, đến ngày 11/10, địa phương đã hoàn tất việc tiếp nhận và cấp phát gạo hỗ trợ người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19 đợt II với số lượng hơn 1.510 tấn.
Đây là số gạo được xuất cấp từ nguồn dự trữ quốc gia để hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 tại tỉnh Tiền Giang.
Huyện Cái Bè cấp phát gạo hỗ trợ cho các đối tượng gặp khó khăn do dịch COVID-19. Ảnh: tiengiang.gov.vn
Trước đó, đến ngày 15/9, địa phương cũng đã tiếp nhận và phân phối xong 1.490 tấn gạo hỗ trợ đợt I cho các hộ dân gặp khó khăn trên địa bàn tỉnh. Như vậy, Tiền Giang đã hoàn tất hai đợt cấp gạo hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 với tổng lượng gạo được xuất cấp hơn 3.000 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia. Số gạo trên được phân phối cho 200.415 nhân khẩu trong diện được hưởng hỗ trợ, bình quân mỗi người được nhận 15 kg gạo.
Nhờ kịp thời nhận được gạo hỗ trợ, các đối tượng bị ảnh hưởng do COVID-19 phần nào giảm bớt khó khăn, cùng chung sức đẩy lùi dịch bệnh để địa phương sớm trở lại trạng thái bình thường mới khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống.
Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Tiền Giang Lý Văn Cẩm chia sẻ thêm, dịch bệnh diễn biến phức tạp, toàn tỉnh phải thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống COVID-19 trong một thời gian dài, nhiều địa bàn bị phong tỏa, cách ly đã ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế - xã hội cũng như nhiều đối tượng như: người già, gia đình chính sách neo đơn, người lao động tự do mất việc làm, người bán vé số lẻ...Tỉnh tiếp tục đề nghị Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính trình Chính phủ trong thời gian tới giải quyết hỗ trợ gạo cho 163.262 người với số lượng gạo dự kiến gần 2.450 tấn.
Ngoài ra, thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, Tiền Giang cũng đã triển khai đồng loạt các chính sách hỗ trợ cho các nhóm đối tượng khác cũng đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 như: người lao động tự do, người bán vé số lẻ, hộ kinh doanh, viên chức hoạt động nghệ thuật, hướng dẫn viên du lịch, lao động bị tạm hoãn hợp đồng lao động...
Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, đến nay đã có 139.129 người lao động tại 2.330 đơn vị được giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động với tổng số tiền 3,82 tỷ đồng; 4.739 người được hỗ trợ tạm dừng đóng quỹ hưu trí, tử tuất với tổng số tiền 24,5 tỷ đồng; hỗ trợ 9.911 lao động của 27 đơn vị được thẩm định đủ điều kiện tạm hoãn hợp đồng lao đông với tổng số tiền 28 tỷ đồng.
Tiền Giang cũng đã phê duyệt hỗ trợ 221 hộ kinh doanh với 663 triệu đồng; giải ngân vay vốn trả lương ngừng việc cho 6 công ty, 92 lượt lao động số tiền 329,2 triệu đồng... Ngoài ra, còn hỗ trợ 26 viên chức hoạt động nghệ thuật với số tiền 96,4 triệu đồng; 3 hướng dẫn viên du lịch số tiền 11,1 triệu đồng và đang xem xét phê duyệt thêm 28 hướng dẫn viên du lịch.
Đồng thời, toàn tỉnh đã lập danh sách đề nghị hỗ trợ cho 71.000 đối tượng là người lao động tự do bị ảnh hưởng, trong đó có 13.599 người bán vé số lẻ. Trước mắt, có 40.154 người, trong đó có 12.176 người bán vé số lẻ đã được UBND tỉnh Tiền Giang phê duyệt danh sách hỗ trợ với tổng kinh phí 60,2 tỷ đồng và đang tiếp tục xem xét phê duyệt số người trong danh sách đã lập còn lại.
Kon Tum: Hỗ trợ kịp thời cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 Theo thống kê của các cơ quan chức năng, hiện toàn tỉnh Kon Tum có khoảng 20.000 người lao động làm việc tại gần 1.000 đơn vị, doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch COVID-19. Bảo hiểm xã hội tỉnh Kon Tum chi trả Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Đến chiều 14/10, đơn vị đã chi trả...