Kiểm tra việc quản lý, vận hành và sử dụng nhà chung cư tại Hà Nội
Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có hơn 930 nhà chung cư đã hoàn thành, đưa vào sử dụng; trong đó, có 132 nhà chung cư đưa vào sử dụng trước khi Luật Nhà ở năm 2005 có hiệu lực vào ngày 1/7/2006 và hơn 800 nhà chung cư đưa vào sử dụng sau thời điểm này.
Chung cư Tân Tây Đô nằm trong Khu đô thị mới tại huyện Đan Phượng, Hà Nội. Ảnh minh họa: Anh Tuấn/TTXVN
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, trong số 132 chung cư đưa vào sử dụng chỉ có 93 chung cư đã thành lập Ban quản trị, số còn lại do xây dựng trước thời điểm Luật Nhà ở năm 2005, không có kinh phí bảo trì nên cư dân không muốn thành lập Ban quản trị.
Đối với hơn 800 nhà chung cư đưa vào sử dụng sau ngày 1/7/2006, hiện có 567 nhà chung cư đã thành lập Ban quản trị, nhưng chỉ có 414 nhà chung cư đã bàn giao kinh phí bảo trì 2% cho Ban quản trị.
Thời gian qua, các cấp, ngành ở Hà Nội đã tăng cường nhiều biện pháp kiểm tra, xử lý vi phạm trong quản lý, vận hành nhà chung cư, song trên thực tế vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, gây bức xúc trong cư dân.
Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, những vụ tranh chấp giữa chủ đầu tư và cư dân không chỉ riêng về quỹ bảo trì mà còn nhiều vấn đề khác như: chậm bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà đất, tranh chấp diện tích sử dụng chung, chậm bảo hành, tranh chấp phần diện tích chung – riêng, an toàn phòng cháy, chữa cháy…; trong đó, những sai phạm về quy hoạch và xây dựng là phổ biến nhất.
Để khắc phục những tồn tại này, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký Quyết định 2892/QĐ-UBND thành lập Đoàn kiểm tra việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TU ngày 28/6/2019 của Ban Thường vụ Thành ủy và Kế hoạch số 241/KH-UBND ngày 15/11/2019 của UBND thành phố về công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng và quản lý Nhà nước đối với việc vận hành, sử dụng nhà chung cư tại một số quận, huyện, thị xã.
Video đang HOT
Đoàn kiểm tra do Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn làm Trưởng đoàn. Các Phó trưởng đoàn và thành viên gồm lãnh đạo các sở, ngành: Xây dựng, Công an, Thanh tra, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Quy hoạch – Kiến trúc, Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế, Ban Nội chính Thành ủy.
Danh sách kiểm tra bao gồm các quận Thanh Xuân, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Đống Đa và Hoàng Mai.
Hiểm họa cháy nổ từ những chuồng cọp tại chung cư, tập thể cũ
Nắng nóng đang diễn ra trên diện rộng, nguy cơ cháy nổ từ các nhà chung cư, tập thể cũ, đường dây điện viễn thông chằng chịt tại các ngõ ngách, phố nhỏ ở Hà Nội là rất cao.
Theo ghi nhận của phóng viên, tại các khu chung cư, tập thể cũ trên địa bàn Hà Nội như: Khu tập thể Đông Tác, Phạm Ngọc Thạch, Kim Liên, Tôn Thất Tùng... nhiều ngôi nhà cũ, nát, bị xuống cấp nghiêm trọng do sử dụng lâu năm.
Cầu thang bộ cũ, nhỏ hẹp, lâu năm ko được tu sửa.
Các căn hộ cũ nát, sơn tường bong tróc...
Các chung cư chằng chịt "chuồng cọp". Có những "chuồng cọp" đua ra tới vài mét, được hàn bịt kín, không chừa lối thoát hiểm.
Nhiều người dân ở chung cư cũ cho rằng, việc cơi nới để có thêm diện tích sử dụng là việc hết sức bình thường...
...vì nhà cửa chật chội, điều kiện kinh tế khó khăn nên đành phải làm vậy.
Những "chuồng cọp" được bịt kín bằng những thanh sắt kiên cố, chẳng may có hỏa họa xảy ra thì sẽ gây nhiều khó khăn cho công tác cứu hộ.
Trước đó, đã có nhiều vụ hỏa hoạn thương tâm gây thiệt hại về nhà và tài sản xảy ra ở các chung cư, nhà tập thể cũ nát. Lực lượng cứu hộ tiếp cận hiện trường rất khó khăn do các lối thoát hiểm bị bịt kín, chuồng cọp được "xây dựng" kiên cố.
Thời tiết nóng bức, hỏa hoạn, cháy nổ rất dễ xảy ra tại các khu chung cư, nhà tập thể cũ cũng còn bởi những đường dây điện, dây viễn thông mắc nối chằng chịt, chạy dài khắp các con phố, ngõ ngách.
Tại nhiều khu tập thể cũ, hàng trăm đường dây điện được mắc nối chằng chịt như mạng nhện...suốt cả ngõ phố nhỏ.
Nhiều búi dây điện sà xuống rất thấp, với tay là có thể chạm được. Trên các cột điện, dây điện treo lơ lửng, đe dọa tính mạng người dân đặc biệt là vào những ngày hè nắng nóng như hiện nay, khả năng chập điện gây cháy nổ rất dễ xảy ra.
Các tủ điện được lắp trên cột điện chỉ cao quá đầu người một chút, để lộ dây dợ bên trong, gây nguy hiểm cho người qua lại.
Ngay cửa ra vào của một dãy căn hộ, hàng chục đường dây điện, đường dây viễn thông được đấu nối chằng chịt, dễ gây nguy cơ cháy nổ.
Điều này không chỉ gây mất mỹ quan đô thị mà còn ảnh hưởng đến sự an toàn của người lưu thông trên đường và gây nguy hiểm cho người dân sinh sống quanh khu vực.
Bên cạnh sự xuống cấp của đường dây diện, nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông, internet của người dân tăng cao dẫn đến dây cáp quang, cáp truyền hình nối chằng chịt khiến nguy cơ cháy nổ là rất cao.
Mặc dù vậy, dưới các cột điện, nhiều người dân, nhiều hàng quán vẫn sinh hoạt, buôn bán, bất chấp nguy hiểm rình rập.
Nắng nóng đang xảy ra trên diện rộng, để đảm bảo an toàn cho người dân, các cơ quan chức năng cần có kế hoạch bảo trì, sửa chữa cũng như quy hoạch hợp lý hệ thống đường dây truyền tải điện để tránh những tai nạn, sự cố đáng tiếc.
Hà Nội: Biệt thự tai tiếng ở quận Cầu Giấy vi phạm nghiêm trọng Sở Xây dựng Hà Nội xác định mức độ vi phạm về trật tự xây dựng tại công trình biệt thự số 9 nhà B (phường Yên Hòa) là vi phạm nghiêm trọng, thời gian kéo dài. Ban Cán sự Đảng bộ UBND TP Hà Nội vừa có văn bản báo cáo Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội...