Kiểm tra ung thư đại trực tràng như thế nào là hợp lý?
Xét nghiệm sàng lọc ung thư đại trực tràng có thể giúp quá trình chữa trị dễ dàng hơn. Nhưng khoảng cách giữa các lần kiểm tra ung thư đại trực tràng như thế nào là hợp lý?
1. Kiểm tra ung thư đại tràng định kì giúp xác định bệnh sớm
Từ Trung tâm Ung thư Parkway (Singapore), bác sĩ Zee Ying Kiat chia sẻ rằng ung thư đại trực tràng có thể được sàng lọc sớm bằng phương pháp nội soi. Kiểm tra ung thư đại trực tràng định kì sẽ giúp phát hiện bệnh sớm để có thể loại bỏ các tổn thương polyp sớm mà không cần phẫu thuật (Polyp là những tổn thương nhỏ lành tính trông giống như các khối u).
Bác sĩ Zee cho biết những người có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng nên tiến hành kiểm tra ung thư đại trực tràng từ khi còn trẻ và làm nội soi đại tràng khoảng 3 năm một lần. Thời gian tối ưu giữa các lần nội soi kiểm tra ung thư đại trực tràng nên là 1 năm. Với những người không có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng, thời điểm bắt đầu kiểm tra sàng lọc có thể là 50 tuổi và khoảng cách giữa các lần nội soi đại tràng là khoảng 10 năm.
Kiểm tra ung thư đại trực tràng định kì giúp phát hiện bệnh sớm và đơn giản hóa quá trình điều trị. Ảnh: Internet
Video đang HOT
2. Ung thư đại tràng không phải bệnh khó phòng ngừa
Bác sĩ Zee cho biết thêm rằng mặc dù ung thư đại trực tràng rất phổ biến nhưng đây cũng là một trong những loại ung thư dễ phòng ngừa và điều trị khi được phát hiện ở giai đoạn sớm. Ung thư đại trực tràng chủ yếu bắt nguồn từ các polyp trong lớp lót màng nhầy trong ruột già.
Polyp này thường khởi đầu lành tính và không gây triệu chứng gì trước khi phát triển thành ung thư. Giai đoạn phát triển tiền ung thư này thường kéo dài từ 5 đến 10 năm.
Khoảng thời gian tiền ung thư nói trên đủ dài cho bệnh nhân kiểm tra ung thư đại trực tràng để phát hiện nguy cơ polyp chuyển biến xấu thành ung thư đại trực tràng. Vì vậy, các biện pháp nội soi đại tràng và khám sàng lọc định kì là vô cùng quan trọng trong phát hiện sớm và điều trị ung thư đại trực tràng dễ dàng hơn, thậm chí có thể không cần đến phẫu thuật.
3. Thực tràng ung thư đại tràng ở Việt Nam
Ung thư đại trực tràng là căn bệnh phổ biến trên thế giới, cũng như ở Việt Nam. Mỗi năm, Việt Nam có thêm 8.000 trường hợp mắc ung thư đại trực tràng mới. Tuy ung thư đại trực tràng không quá khó chữa nhưng vì không được phát hiện sớm và kịp thời mà nhiều bệnh nhân đã bỏ lỡ khoảng thời gian trị bệnh tốt nhất.
Tỉ lệ tử vong vì ung thư đại trực tràng ở nước ta đang ở mức cao tới 68%, nghĩa là có 16 trường hợp tử vong vì ung thư đại trực tràng mỗi ngày. Đây là nguyên nhân gây tử vong nhiều thứ hai ở người cao tuổi. Đến năm 2020 ước tính Việt Nam sẽ có thêm 24.000 ca mắc ung thư đại trực tràng mới. Đó là lí do việc kiểm tra ung thư đại trực tràng là rất cần thiết.
Thuốc mới dùng uống trước khi nội soi đại tràng: Những lưu ý khi dùng
Một loại viên nén mang tên Sutab (natri sulfat, magie sulfat và kali clorid) vừa được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt để sử dụng trước khi tiến hành nội soi đại tràng.
Nội soi đại trực tràng là phương pháp phát hiện ung thư đại trực tràng phổ biến nhất, một nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư có thể được quản lý hiệu quả hơn thông qua việc tầm soát. Đây được coi là tiêu chuẩn vàng của các phương pháp tầm soát ung thư đại trực tràng nhờ khả năng nhìn được toàn bộ đại tràng, có thể phát hiện và cắt bỏ polyp trong cùng một thủ thuật.
Viên nén sutab (natri sulfat, magie sulfat, kali clorid) là thuốc nhuận tràng thẩm thấu, sẽ cung cấp một giải pháp thay thế thuận tiện bằng đường uống để làm sạch ruột trước khi tiến hành nội soi đối với những bệnh nhân này, đặc biệt là những người gặp khó khăn trong việc chuẩn bị nội soi trước đây.
Khi dùng thuốc cần thận trọng với một số nguy cơ sau:
-Nguy cơ bất thường về chất lỏng và điện giải: Khuyến khích cung cấp đủ nước, đánh giá các loại thuốc dùng đồng thời và xem xét các đánh giá trong phòng thí nghiệm trước và sau mỗi lần sử dụng.
-Rối loạn nhịp tim: Xem xét ECG liều trước và sau nội soi ở những bệnh nhân có nguy cơ cao hơn.
-Động kinh: Thận trọng khi dùng cho những bệnh nhân có tiền sử co giật và những bệnh nhân có nhiều nguy cơ co giật, kể cả các thuốc làm giảm ngưỡng co giật.
-Bệnh nhân suy thận hoặc dùng đồng thời các thuốc có ảnh hưởng đến chức năng thận: Thận trọng khi dùng, đảm bảo đủ nước và cân nhắc thử nghiệm trong phòng thí nghiệm.
-Nghi ngờ tắc nghẽn hoặc thủng đường tiêu hóa: Loại trừ chẩn đoán trước khi dùng.
Không dùng thuốc này trong các trường hợp: Tắc nghẽn đường tiêu hóa hoặc hồi tràng, thủng ruột, viêm ruột kết nhiễm độc hoặc phình đại tràng, ứ dịch dạ dày...
Các tác dụng không mong muốn thường gặp: Buồn nôn, nôn, chướng bụng, và đau bụng trên. Thuốc có thể làm tăng nguy cơ mất cân bằng chất lỏng và điện giải.
3 lời khuyên của bác sĩ dành cho người bệnh ung thư đại trực tràng Ung thư đại trực tràng thường gặp ở những người trên 50 tuổi, tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh gần đây tăng nhanh ở giới trẻ. Tại Bệnh viện K, căn bệnh này đã được chẩn đoán ở cả những bệnh nhân 20 tuổi. Các khối u đại trực tràng ở bệnh nhân trẻ có tốc độ phát triển nhanh hơn những người...