Kiểm tra tiến độ thực hiện dự án cao tốc Trung Lương Mỹ Thuận
Ngày 25/10, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận.
Kiểm tra và chạy thực nghiệm thông tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận. Ảnh tư liệu: Minh Trí/ TTXVN
Theo báo cáo của Ban điều hành, công tác thi công nền đường đã hoàn thành 44/45km, bê tông nhựa ATB đã hoàn thành 39/45km, bê tông nhựa C19 đã hoàn thành 37/45 km. Tại gói thầu XL-10 vẫn còn 280m dự kiến sẽ dỡ tải vào ngày 15/11/2021 khi công tác quan trắc cho thấy đủ yêu cầu về độ lún kỹ thuật.
Ông Nguyễn Tấn Đông, Tổng Giám đốc Công ty CP BOT Trung Lương – Mỹ Thuận cho biết, dự án đang trong giai đoạn nước rút để hoàn thành tiến độ, còn khoảng 10km đường chưa thảm nhựa. Trong cuối tháng 10 và tháng 11 tới, đơn vị thi công sẽ hoàn thành mặt nhựa của phần đường còn lại và thi công hệ thống an toàn giao thông, biển báo, thông tin liên lạc…
Cũng theo Ban điều hành dự án, đến nay đề án thu phí của tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương vẫn chưa được Chính phủ phê duyệt và chưa xác định được thời gian thu phí. Vì vậy, khi dự án Trung Lương – Mỹ Thuận hoàn thành vào cuối năm 2021 sẽ không thể đưa vào vận hành khai thác do chưa kết nối với hệ thống thu phí tuyến cao tốc TP Hồ Chí Minh – Trung Lương để triển khai thu phí.
Mặc dù, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, gây nhiều khó khăn nhưng Tập đoàn luôn đảm bảo tiến độ công việc đã đề ra, xử lý các vướng mắc tại dự án như các nhà thầu chậm tiến độ để kịp thời bổ sung và thay thế, kiểm soát vấn đề về giá vật liệu tránh trượt bằng các chương trình bình ổn giá sắt, thép, xi măng, nhựa đường…
Video đang HOT
Tổng Giám đốc Nguyễn Tấn Đông cho biết thêm, vì dự án đi qua vùng địa chất đặc biệt khó khăn nên Ban điều hành đã chủ động mời các chuyên gia nghiên cứu và tiến hành xử lý kỹ thuật. Đối với việc giải quyết bài toán nguồn nguyên vật liệu khan hiếm, giá cả leo thang, Ban điều hành đã chủ động tìm kiếm nhà cung cấp và ký kết hợp đồng bình ổn giá. Đối với việc tranh chấp ở các vụ việc trong quá khứ, những nhà thầu thông đồng vẫn còn tiếp diễn; các nhà thầu năng lực kém và không đủ nguồn lực theo dự án, Công ty cũng rà soát và loại bỏ thay thế các nhà thầu không đáp ứng năng lực.
Trong thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, có một số nhà đầu tư và nhà thầu gặp khó khăn không đủ nguồn vốn tham gia dự án. Để không ảnh hưởng đến tiến độ chung, Tập đoàn Đèo Cả đã ứng 500 tỷ đồng bổ sung cho dự án.
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Giao thông vận tải Lê Đình Thọ đánh giá cao năng lực của Tập đoàn Đèo Cả, dù dịch bệnh hoành hành, nhưng vẫn tổ chức thi công rất tốt và đảm bảo tiến độ theo kế hoạch. Về đối phó với dịch bệnh để đảm bảo tiến độ, Tập đoàn Đèo Cả đã chủ động trong việc điều phối nhân lực với những giải pháp phù hợp như tiêm vaccine phòng COVID-19 nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động; đồng thời, tổ chức làm việc 3 tại chỗ…
Về vấn đề thu phí hoàn vốn của dự án, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho biết sẽ có ý kiến với tập thể lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải sẽ thu phí liên tuyến và sẽ dùng công nghệ thu phí không dừng để công khai minh bạch…
Nỗ lực hoàn thành dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận vào cuối năm 2021
Theo Công ty cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận, đến nay tiến độ thi công toàn dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đạt khoảng 80%.
Kiểm tra và chạy thực nghiệm thông tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. Ảnh: Minh Trí/TTXVN
Cụ thể, trên tuyến chính đã dỡ tải 36/39 km (đạt 92%); nền thượng đắp dày 30cm (K98) tuyến chính đã hoàn thành 36/45 km; bê tông nhựa chặt 19 tuyến chính hoàn thành 14,3/45 km; hỗn hợp đá gia cố nhựa nóng hoàn thành 17/45 km.
Về xây dựng cầu cũng đã cơ bản hoàn thành toàn bộ 39/39 cầu trên tuyến chính; 4/4 cầu vượt nút giao; 3/3 trên tuyến nối và 4/7 cầu vượt; đồng thời, đang thi công và hoàn thiện lan can, lớp phủ mặt cầu, khe co giãn.
Đại diện Công ty cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận cho hay, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp và giá cả vật liệu biến động mạnh, doanh nghiệp đã chỉ đạo và quán triệt đến tất cả các đơn vị thi công, người lao động tham gia dự án phải tuân thủ và nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của Trung ương và địa phương, tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ đảm bảo mục tiêu hoàn thành dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận vào cuối năm 2021.
Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19, Công ty cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận đã chỉ đạo tất cả các đơn vị, cá nhân khi tham gia vào dự án phải tuyệt đối tuân thủ theo nguyên tắc 5K của Bộ Y tế; những cá nhân và tổ chức không chấp hành nghiêm quy định sẽ được công ty báo cho các cơ quan có thẩm quyền và phải rời khỏi phạm vi dự án.
Ngoài ra, Công ty bố trí nơi ăn, nơi nghỉ cho người lao động theo phương châm "3 tại chỗ"; thực hiện và quán triệt phương châm "1 cung đường 2 điểm đến" đối với tất cả người lao động trong dự án. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương tổ chức xét nghiệm sàng lọc cho toàn bộ cán bộ, nhân viên tham gia thực hiện dự án (gần 1.500 người) để sớm phát hiện người nhiễm COVID-19. Đến nay, có gần 1.400 người lao động đã được tiêm vaccine (mũi 1) phòng COVID-19. Tuy nhiên, dự án đang gặp phải một số khó khăn, vướng mắc do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.
Cụ thể, tỉnh Tiền Giang cũng như hầu hết các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam và Tây Nam Bộ vẫn đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chị thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ để phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Đồng thời, Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương có nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 nên việc huy động, vận chuyển nguyên vật liệu, nhân sự, thiết bị thi công tăng cường từ các địa phương khác (Đồng Nai, Long An, Đồng Tháp....) đến công trường rất khó khăn, gây ảnh hưởng, làm chậm tiến độ thi công.
Đặc biệt, công tác thi công mặt đường (cấp phối đá dăm, bê tông nhựa) bị chậm và có thể phải đình hoãn do các địa phương lân cận như: Đồng Nai, Long An, Đồng Tháp, Cần Thơ... đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Việc cung cấp vật tư, thiết bị cho dự án rất chậm trễ và có thể đình hoãn vô thời hạn do các nhà sản xuất, cung cấp vật tư, thiết bị có tâm lý e ngại, lo sợ nhiễm bệnh và tiếp xúc với các nhân sự của dự án.
Dự án đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận thực hiện theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao), với điểm đầu tại nút giao Thân Cửu Nghĩa (nối tiếp đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) và điểm cuối giao với Quốc lộ 30 tại nút giao An Thái Trung (nút giao bờ Bắc cầu Mỹ Thuận, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang).
Dự án có tổng chiều dài toàn tuyến 51,1 km, với tổng mức đầu tư 12.668 tỷ đồng. Doanh nghiệp dự án là Công ty cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận. Liên danh nhà đầu tư gồm: Công ty cổ phần Đầu tư Cầu đường CII, Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Tuấn Lộc và Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng B.M.T.
Vượt bão COVID-19 đảm bảo tiến độ cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận Tỉnh Tiền Giang hiện đã có 60 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 18 ca là cán bộ, kỹ sư, người lao động của dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thi công công trình, do đó, Công ty CP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận (Tập đoàn Đèo Cả)...