Kiểm tra sức mạnh của máy tính trước khi chơi Game
Nếu như bạn đang sở hữu một laptop với phần cứng đồ họa yếu hoặc một máy tính cũ, bạn phải kiểm tra kĩ xem máy tính có hỗ trợ tốt cho tựa game mà mình sắp &’play’ hay không, trước khi phải bỏ thời gian tải về hoặc bỏ ít chi phí để mua đĩa cài đặt.
Việc chơi Game trên máy tính không đơn giản như trên các hệ máy console. Nếu như bạn đang sở hữu một laptop với phần cứng đồ họa yếu hoặc một máy tính cũ, bạn phải kiểm tra kĩ xem máy tính có hỗ trợ tốt cho tựa game mà mình sắp &’play’ hay không, trước khi phải bỏ thời gian tải về hoặc bỏ ít chi phí để mua đĩa cài đặt.
Các game thủ không cần phải nâng cấp máy tính của họ thường xuyên, vì một máy tính chơi game được xây dựng vào 1 năm trước vẫn có thể thoải mái &’cài’ các game mới phát hành trong năm nay. Tuy nhiên, laptop không dùng để chơi game và máy tính cũ là vấn đề khác nữa.
Máy tính dùng Intel Graphics – Hãy coi chừng
Đầu tiên, nếu máy tính của bạn đang sử dụng phần cứng xử lí đồ họa Intel Graphics thì có thể bạn sẽ phải từ bỏ niềm đam mê &’cày’ các game mới phát hành. Hầu hết các laptop giá rẻ ngày nay đều sử dụng phần cứng xử lí đồ họa Intel Graphics thay vì card đồ họa NVidia hay AMD. Bạn nên lưu ý điều này.
Kiểm tra thông số kỹ thuật của máy tính bằng tay
Tất nhiên là bạn phải nắm rõ thông số cấu hình của máy tính mình, nhất là 3 chỉ số tốc độ CPU, dung lượng RAM, dung lượng card màn hình. Bạn có thể tìm hiểu thông tin về máy tính của mình thông qua website của nhà sản xuất hay tài liệu đi kèm.
Nếu bạn muốn kiểm tra nhanh, có thể sử dụng phần mềm Speccy của Piriform, cùng &’nhà’ với CCleaner. Và kiểm tra 3 thông số CPU (tính bằng GHz), RAM (tính bằng GB) và Graphics (hãy quan tâm đến cái tên NVIDIA hoặc AMD, và ở đây tính bằng GB)
Sau khi có được thông tin về máy tính của mình, bây giờ bạn hãy chuyển sang tìm thông tin về yêu cầu cấu hình của trò chơi mình sắp &’cày’, bạn có thể tìm thấy thông tin này ở trang web của trò chơi hoặc &’nhờ’ Google.
Tương tự, khi xem thông tin cấu hình yêu cầu của trò chơi, bạn nên chú ý đến phiên bản hệ điều hành (OS), RAM, CPU (Processor) và Graphics ( Video Card)
Video đang HOT
Tự động so sánh cấu hình máy với cấu hình yêu cầu của Game
Nếu cảm thấy rờm rà, bạn có thể sử dụng công cụ &’System Requirements Lab Detection’ để tiến hành so sánh tự động cấu hình máy tính với cấu hình yêu cầu của Game.
Trước khi tiến hành, người viết khuyên bạn nên khởi động lại máy tính và không chạy bất cứ ứng dụng phụ nào. Sau đó tiến hành mở ứng dụng &’System Requirements Lab Detection’ lên và nhấn &’Run Detection’. Sau khi tiến hành scan xong, bạn hãy nhấn tiếp vào tùy chọn &’Go to www.SystemRequirementsLab’ để truy cập vào website của công cụ
Tại website của System Requirements Lab Detection, bạn hãy nhập tên của tựa Game mình cần so sánh cấu hình vào khung trống và nhấn &’Can You Run It’
Sau đó bạn sẽ được trang web cung cấp các thông tin về so sánh cấu hình cùng kết luận xem bạn có thể &’chiến’ được Game hay không.
Thật đơn giản phải không? Chúc bạn thành công.
Theo VNE
Hướng dẫn tạo điểm sao lưu và phục hồi Windows 8.1
Được cho là đã bị loại bỏ khỏi Windows 8.1 nhưng tính năng sao lưu và phục hồi hệ thống chỉ bị Microsoft ẩn đi mà thôi.
Như thông tin trước đó, trong hàng loạt tính năng đã loại bỏ khỏi Windows 8.1 có tính năng sao lưu và phục hồi hệ thống, nhưng không hoàn toàn như thế bởi bạn không thể tìm thấy công cụ giao diện đồ họa để làm việc này thay vào đó thông qua các lệnh của PowerShell bạn có thể thực hiện việc tạo điểm phục hồi cho Windows 8.1
Đây là tin vui cho các kỹ thuật viên máy tính bởi họ có thể tạo ra các điểm phục hồi và khôi phục hệ thống mà không cần đến phần mềm của bên thứ ba như Norton Ghost.
Tạo điểm phục hồi
Trước tiên bạn cần kết nối một ổ đĩa gắn ngoài, có thể là USB hoặc thẻ nhớ sao cho dung lượng đủ lớn để chứa tập tin sao lưu, ngoài ra bạn cũng có thể thư mục được chia sẻ thông qua mạng nội bộ. Bạn không thể lưu tập tin sao lưu vào ổ đĩa hệ thông hay bất kỳ ổ đĩa nào thuộc ổ cứng chứa ổ đĩa bạn đang thực hiện sao lưu.
Tiếp theo, bạn bấm tổ hợp phím Win X sau đó chọn Windows PowerShell (Admin) để mở công cụ PowerShell với quyền quản trị.
Kế đến nhập vào dòng lệnh: wbAdmin start backup -backupTarget:E: -include:C: -allCritical -quiet. Trong đó E là ổ đĩa chứa tập tin sao lưu, còn C là ổ đĩa hệ thống hoặc ổ đĩa mà bạn định tạo sao lưu.
Ngoài ra bạn còn có thể tạo sao lưu cho nhiều ổ đĩa cùng lúc bạn lệnh: wbAdmin start backup -backupTarget:E: -include:C:,D:,F: -allCritical -quiet
Hay tạo sao lưu đồng thời lưu tập tin vào thư mục được chia sẻ bên trong mạng nội bộ bằng lệnh: wbAdmin start backup -backupTarget:emoteComputerFolder -include:C: -allCritical -quiet
Sau khi nhập lệnh và nhấn Enter để thực thi thì sẽ mất một khoản thời gian đển Windows tạo điểm phục hồi, khi quá trình kết thúc bạn sẽ thấy tại nơi được chỉ định xuất hiện thư mục có tên là WindowsImageBackup, tập tin sao lưu được lưu trữ trong thư mục này.
Phục hồi hệ thống
Để phục hồi lại từ tập tin sao lưu, bạn không thể làm được việc này ngay trong Windows được do đó điều đầu tiên bạn cần khi tiến hành phục hồi lại Windows từ tập tin sao lưu là bạn cần chuẩn bị một đĩa cài đặt Windows 8.1 hoặc USB cài đặt Windows 8.1 với đầy đủ khả năng boot.
Kế tiếp bạn đặt đĩa cài đặt Windows 8.1 vào ổ đĩa hoặc kết nối USB với máy tính và thực hiện thao tác boot tương tự như bạn cài đặt một bản Windows mới cho máy tính.
Trên cửa sổ Setup của Windows, nhấp chuột vào liên kết Repair your computer ở góc dưới bên trái.
Tiếp tục chọn Troubleshoot
Chọn tiếp Advanced Options
Chọn System Image Recovery để mở thuật sĩ phục hồi hệ thống từ tập tin sao lưu.
Thực hiện các bước theo hướng dẫn của Windows như duyệt đến tập tin sao lưu, chọn ổ đĩa phục hồi... Khá dễ dàng với thuật sĩ.
Thật sự thì tính năng này đã được Microsoft ẩn đi chứ không hoàn toàn xóa bỏ để hướng người dùng phổ thông đến tính năng Refresh và Reset.
Chúc bạn thành công!
Theo VNE
Có cần cài đặt lại Windows thường xuyên? Đối với nhiều người, họ nhận thấy Windows trên máy tính của mình dường như chậm đi theo thời gian. Khá ít người tìm cách khắc phục vấn đề này thay vào đó họ chọn phương án cài đặt lại Windows. Tuy nhiên, bạn có thực sự cần phải cài đặt lại Windows mỗi khi gặp vấn đề như vậy không? Bài viết...