Kiểm tra đột xuất hoạt động thu phí tại trạm Dầu Giây
Tổng cục Đường bộ Việt Nam sẽ tiến hành kiểm tra công tác tổ chức và hoạt động của trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ Dầu Giây từ 18.2.
Trạm thu phí Dầu Giây từng bi cướp 2,2 tỉ đồng hôm mùng 3 tết
ẢNH VEC
Sáng 16.2, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết đã thành lập đoàn kiểm tra với công tác thu phí tại trạm Dầu Giây thuộc cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây.
Phạm vi kiểm tra gồm công tác tổ chức và hoạt động của trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ Dầu Giây, bắt đầu từ ngày 18.2.
Theo ông Huyện, phía Tổng cục Đường bộ cũng đã đề nghị Cơ quan cảnh sát điều tra – C03 Bộ Công an phối hợp.
Video đang HOT
“Việc kiểm tra được thực hiện do người dân có nhiều ý kiến nghi ngờ về vấn đề thu phí sau vụ cướp 2,2 tỉ đồng tại trạm thu phí này ngày 3 tết. Sau khi có kết quả kiểm tra, chúng tôi sẽ công bố công khai cho dư luận”, ông Huyện khẳng định.
Hôm qua 15.2, Tổng công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam – VEC vừa công bố doanh thu các dự án cao tốc trong dịp tết. Theo đó, cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây với lượng phương tiện bình quân 1 ngày đêm là hơn 43.000 lượt qua tuyến; doanh thu bình quân 1 ngày đêm tại 3 trạm thu phí trên toàn tuyến đạt 3,24 tỉ đồng. Ngày cao điểm nhất (10.2 – mùng 6 tết), tuyến đưa đón 59.650 lượt phương tiện.
Theo Thanhnien
Ngày mai, Bộ Giao thông sẽ xử lý việc VEC cấm xe đi trên quốc lộ
Ông Nguyễn Văn Huyện khẳng định, Tổng cục Đường bộ Việt Nam sẽ yêu cầu thu hồi văn bản do VEC E ban hành từ chối vĩnh viễn 2 xe biển số 51.
Ngày 12/2, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Văn Huyện - Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam khẳng định, ngày mai 13/12, Tổng cục sẽ xử lý việc VEC từ chối phục vụ vĩnh viễn 2 phương tiện trên các tuyến cao tốc do đơn vị quản lý khai thác.
Cụ thể, ông Nguyễn Văn Huyện cho biết, sẽ yêu cầu thu hồi văn bản trái quy định trên.
Trước đó, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng thông tin đã yêu cầu Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) báo cáo về việc ban hành quyết định từ chối phục vụ vĩnh viễn 2 phương tiện trên các tuyến cao tốc do đơn vị quản lý, khai thác.
Tối 10/2, thay mặt Tổng công ty đầu tư phát triển đường Cao tốc Việt Nam (VEC), Công ty VEC E - đơn vị quản lý tuyến đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, đã ra thông báo cho biết sẽ từ chối vĩnh viễn hai xe mang biển số 51A - 55... và 51G - 77... trên tất cả tuyến đường do Tổng công ty đầu tư phát triển đường Cao tốc Việt Nam quản lý, khai thác.
Lý do đơn vị quản lý tuyến đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây đưa ra là vì hai phương tiện này đã có hành vi cố tình gây rối tại trạm thu phí trên đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh- Long Thành - Dầu Giây vào chiều tối 10/2.
Phía VEC cho rằng, quyết định cấm vĩnh viễn 2 phương tiện này được căn cứ vào các quy định của pháp luật và Quyết định số 13 của Hội đồng thành viên VEC về việc ban hành Quy định từ chối phục vụ và phục vụ trở lại đối với các phương tiện vi phạm quy tắc giao thông khi tham gia trên các tuyến đường cao tốc.
Trước quyết định từ chối vĩnh viễn cung cấp dịch vụ hai phương tiện trên đã vấp phải sự phản ứng dữ dội từ dư luận.
Có ý kiến cho rằng, cần xử nghiêm lái xe chứ không thể xử lý phương tiện. Thậm chí, có ý kiến tranh luận về hành vi từ chối vĩnh viễn cung cấp dịch vụ với phương tiện là trái luật.
VEC E quyết định cấm vĩnh viễn 2 phương tiện đi vào các cao tốc do đơn vị này quản lý vấp phải sự phản ứng dữ dội từ dư luận. Ảnh: Phu Tran.
Trả lời phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó Chủ nhiệm Ban Dân nguyện trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, cần hết sức lưu ý ai là người gây ra hành vi vi phạm pháp luật (nếu có).
Theo lý giải của Phó Ban Dân nguyện thì ô tô chỉ là phương tiện chứ không phải là chủ thể gây ra vi phạm pháp luật. Người lái xe điều khiển phương tiện mới là chủ thể vi phạm pháp luật (nếu có) chứ không thể quy chụp cho ô tô là chủ thể gây ra vi phạm pháp luật để mà xử lý.
Ông Lưu Bình Nhưỡng nhấn mạnh: "Việc từ chối vĩnh viễn cung cấp dịch vụ hai chiếc xe như đơn vị quản lý tuyến đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây là không phù hợp với bản chất sự vật, hiện tượng.
Việc ra quyết định cấm ô tô là không chính xác mà phải cấm người điều khiển phương tiện, tước quyền điều khiển phương tiện đó đối với lái xe.
Thậm chí, theo quy định pháp luật có thể xử lý hình sự nếu gây rối trật tự công cộng. Còn bản thân ô tô chỉ là phương tiện nên không thể cấm vĩnh viễn ô tô".
Cuối cùng ông Lưu Bình Nhưỡng khẳng định: "Xử lý cấm hai xe đi vào các đường do Tổng công ty đầu tư phát triển đường Cao tốc Việt Nam quản lý là không hợp lý. Mọi quyết định phải phù hợp với lý luận và thực tiễn về bản chất vi phạm pháp luật".
Vũ Phương
Theo ĐSVN
Sửa cầu Thăng Long có vượt quá khả năng của các tiến sỹ, giáo sư trong nước? Theo thông tin trên một số phương tiện truyền thông, phát biểu tại cuộc họp mới đây, Bộ trưởng Bộ GTVT cho biết, chúng ta có bao nhiêu giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư mà cầu Thăng Long sửa chữa không xong. Thực tế, việc sửa mặt cầu có phải vượt quá khả năng của các tiến sỹ, giáo sư, kỹ sư ở...