Kiểm toán Nhà nước: Bịt lỗ hổng về cơ chế tránh thất thoát ngân sách
Kiểm toán Nhà nước kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, thay thế 36 văn bản nhằm bịt lỗ hổng về cơ chế, tổ chức thực hiện quy định của Nhà nước tránh thất thoát, lãng phí.
Qua công tác kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước phát hiện nhiều đơn vị sai phạm trong quá trình triển khai nhiệm vụ
Trong báo cáo gửi đại biểu Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước cho biết đến 31/10/2019, toàn ngành sẽ hoàn thành tất cả các cuộc kiểm toán theo kế hoạch và phát hành 100% báo cáo kiểm toán trước 31/12/2019.
Tổng hợp kết quả xử lý tài chính đến 30/9/2019 là 61.732 tỷ đồng, trong đó số kiến nghị tăng thu 6.197 tỷ đồng, giảm chi 12.842 tỷ đồng, xử lý khác 42.693 tỷ đồng. Ngoài ra, Kiểm toán Nhà nước cũng đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, thay thế 36 văn bản (04 thông tư, 04 nghị quyết, 10 quyết định và 18 văn bản khác) nhằm bịt lỗ hổng về cơ chế, tổ chức thực hiện quy định của Nhà nước tránh thất thoát, lãng phí; kiến nghị xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với nhiều tập thể và cá nhân.
Qua kiểm toán cũng đã phát hiện và kiến nghị chấn chỉnh kịp thời nhiều tồn tại, hạn chế, bất cập trong công tác quản lý, điều hành, sử dụng tài chính công, tài sản công của các bộ, ngành, địa phương và đơn vị được kiểm toán.
Chẳng hạn, kiểm toán việc thực hiện Nghị quyết số 42 của một số tổ chức tín dụng đã chỉ ra tỷ lệ số hồ sơ xử lý theo Nghị quyết 42 còn thấp, các biện pháp xử lý theo Nghị quyết 42 gồm 6 nhóm biện pháp, nhưng chủ yếu mới chỉ thực hiện được theo hình thức thu giữ tài sản đảm bảo và bán nợ theo giá thị trường, các hình thức khác chưa được áp dụng.
Kiểm toán Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) cho thấy hoạt động tín dụng thời gian qua của VDB gặp rất nhiều khó khăn, kết quả chênh lệch thu chi năm 2018 của VDB âm 866,5 tỷ đồng, lỗ lũy kế đến 31/12/2018 là 4.873,1 tỷ đồng; nợ xấu tại 31/12/2018 là 46.116,6 tỷ đồng, chiếm 17,2% tổng dư nợ, trong khi đó việc trích lập dự phòng rủi ro chỉ là 5.790,1 tỷ đồng, bằng 12,5% tổng nợ xấu… tiềm ẩn rủi ro lớn trong tổ chức hoạt động; hiện nay, số liệu bù chênh lệch lãi suất mà ngân sách nhà nước phải cấp bù cho VDB tại thời điểm 31/12/2018 rất lớn: 13.496,3 tỷ đồng.
Video đang HOT
Kiểm toán việc quản lý và sử dụng đất trong và sau khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2017, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý tài chính 1.368,8 tỷ đồng, xem xét xử lý 7.591.427m2 và 03 thửa đất tại các địa phương được kiểm toán theo quy định của pháp luật.
Theo Thanh Hoa/thoibaokinhdoanh.vn
Hà Nội: Cận cảnh đoạn đường 3,5km gây thất thoát ngân sách hàng trăm tỉ
Báo cáo kết quả kiểm toán vừa được Kiểm toán Nhà nước gửi Quốc hội mới đây chỉ ra hàng loạt sai phạm tại dự án xây dựng tuyến đường từ đường Lê Đức Thọ đến khu đô thị mới Xuân Phương theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao).
Dự án này có tổng chiều dài tuyến đường là 3,51km, mặt cắt ngang 50m gồm 8 làn xe. Mức đầu tư của dự án là 1.543 tỉ đồng, đi qua các khu đô thị Mỹ Đình 1 - 2, khu đô thị mới Xuân Phương Tasco... thuộc các phường Mỹ Đình, Phương Canh, Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm.
Dự án được Tasco khởi công ngày 15.2.2009, tuy nhiên dự án bị giãn tiến độ nhiều năm đến tháng 4.2017 mới hoàn thành.
Một đoạn đường của dự án này hoàn thành vào năm 2009 và được gắn biển công trình kỉ niệm 1.000 năm Thăng Long (hiện đoạn đường này là đường Trần Hữu Dực từ nút giao với đường Lê Đức Thọ đến nhà thi đấu điền kinh).
Dự án có điểm cuối giao với đường 70.
Theo Kiểm toán Nhà nước, dự án lựa chọn chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Tasco thiếu năng lực tài chính; thiết kế dự toán không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt là nguyên nhân gây thất thoát ngân sách lớn; thương thảo, kí hợp đồng chưa đảm bảo quy định.
Bên cạnh đó, việc giao đất chỉ định cho nhà đầu tư là chưa đúng với quy định; việc không quy định cụ thể thời điểm giao đất dẫn đến có dự án được giao đất trước khi thực hiện dự án BT và dự án này cũng được giao đất đối ứng khi dự án BT chưa hoàn thiện. Tại báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán trên, cơ quan này kiến nghị xử lý tài chính với dự án này lên tới 391,6 tỉ đồng.
Tuyến đường có phân làn xe bằng dải phân cách cứng.
Theo ghi nhận của PV, ven hai bên đường của tuyến đường này tồn tại nhiều loại rác thải.
Anh Lưu Trung Sơn (một người dân thường tập thể dục tại đây) chia sẻ: "Tôi vẫn thấy có công nhân vệ sinh dọn cỏ, tuy nhiên con đường này vẫn rất lem nhem. Với mức vốn đầu tư lớn như vậy tôi nghĩ nó phải đẹp hơn".
Phan Anh
Theo Lao động
VDB lỗ lũy kế hơn 4.800 tỷ đồng, nợ xấu chiếm 17,2% tổng dư nợ Kết quả kiểm toán Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) cho thấy lỗ lũy kế đến 31/12/2018 là 4.873,1 tỷ đồng; nợ xấu là 46.116,6 tỷ đồng, chiếm 17,2% tổng dư nợ. Báo cáo kết quả kiểm toán Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) của Kiểm toán Nhà nước cho thấy hoạt động tín dụng thời gian qua của VDB gặp...