Kiểm soát khí thải ô tô từ năm 2022?
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công bố dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải phương tiện ô tô đang lưu hành – dự kiến ban hành trong năm 2022 – để lấy ý kiến rộng rãi.
Theo đó, phương pháp đo độ khói trong khí thải động cơ cháy do nén được thực hiện bằng phương pháp đo mẫu khí thải theo chu trình đo động cơ ở chế độ gia tốc tự do. Chu trình đo ở chế độ gia tốc tự do được quy định tại TCVN 7663:2007 (ISO 11614:1999).
Trong đó, chu trình đo ở chế độ gia tốc tự do được thực hiện ít nhất 3 lần. Giá trị trung bình cộng của 3 giá trị đo sau cùng được lấy làm kết quả đo. Kết quả đo được công nhận khi chiều rộng dải đo (chênh lệch giữa giá trị đo lớn nhất và nhỏ nhất) của 3 chu trình gia tốc tự do sau cùng không vượt quá 10% HSU.
“Các thông số khí thải phương tiện ô tô đang lưu hành phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật quy định tại QCVN này”- dự thảo nhấn mạnh.
Từ năm 2022 sẽ triển khai các quy định kiểm soát khí thải đối với ô tô đang lưu hành? (Ảnh minh họa: VOV).
Video đang HOT
Quy định mức khí thải đối với phương tiện ô tô đang lưu hành được quy định cụ thể như sau:
Khí thải phương tiện ô tô lắp động cơ cháy cưỡng bức, động cơ cháy do nén sản xuất trước năm 1999, đang lưu hành phải đáp ứng Mức 1.
Khí thải phương tiện ô tô lắp động cơ cháy cưỡng bức, động cơ cháy do nén sản xuất từ năm 1999 đến ngày 1/1/2017, đang lưu hành phải đáp ứng Mức 2.
Khí thải phương tiện ô tô lắp động cơ cháy cưỡng bức, động cơ cháy do nén sản xuất sau ngày 1/1/2017 và phương tiện ô tô lắp động cơ cháy cưỡng bức, động cơ cháy do nén đã qua sử dụng nhập khẩu phải thực hiện theo Lộ trình áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải phương tiện giao thông do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Nguồn: Tổng cục Môi trường.
Kết quả quan trắc các thông số khí thải ô tô đang lưu hành tại Việt Nam phục vụ chứng nhận kiểm định, kiểm tra phải được thực hiện bởi đơn vị được chứng nhận đủ điều kiện kiểm định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải và đáp ứng điều kiện năng lực hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường đối với lĩnh vực quan trắc khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.
Dự thảo cũng nhấn mạnh, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chuẩn này. Bộ Giao thông vận tải và Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo các đơn vị trực thuộc có liên quan chịu trách nhiệm triển khai thực hiện quy chuẩn này trong kiểm tra khí thải phương tiện ô tô đang lưu hành.
Quy chuẩn này không áp dụng đối với các loại xe cơ giới đặc chủng của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quy định.
Bộ Tài nguyên Môi trường dự kiến tái cấu trúc ba tổng cục
Trong số 5 tổng cục hiện có, Bộ Tài nguyên Môi trường dự kiến tái cấu trúc ba đơn vị, giữ nguyên hai đơn vị.
Chiều 8/11, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà nói Bộ dự kiến tái cấu trúc các tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam; Môi trường; Biển và Hải đảo Việt Nam.
Hai tổng cục sẽ được giữ lại là Khí tượng Thuỷ văn và Quản lý đất đai,
Theo ông Hà, việc tái cấu trúc các tổng cục là chính sách chung, trước đây Bộ Công an từng thực hiện. Kế hoạch của Bộ Tài nguyên Môi trường đề ra căn cứ theo tiêu chí đã được ban hành. Theo đó, nếu đơn vị có hệ thống tổ chức theo ngành dọc, không phân cấp cho địa phương, thông suốt từ trung ương xuống địa phương thì đủ điều kiện của một Tổng cục.
Còn đơn vị nào đã phân cấp nhiều việc cho địa phương sẽ không đủ điều kiện duy trì mô hình Tổng cục, có thể được xem xét chuyển thành Cục. Ông Hà cho rằng mỗi hình thức tổ chức đều có điểm mạnh riêng, nhưng xu thế hiện nay là giảm đầu mối, tầng nấc. "Khi sắp xếp lại Tổng cục, cán bộ công chức, viên chức và người lao động ít nhiều sẽ có tâm tư, nhưng đó là sự thay đổi chứ không phải nâng cấp lên hay hạ cấp xuống", ông Hà nói.
Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà. Ảnh: Hoàng Phong
Ông Hà thông tin thêm, mỗi Tổng cục hiện nay có nhiều lĩnh vực quản lý; trong một Tổng cục có nhiều Cục và nhiều Vụ. Khi sắp xếp lại, mỗi việc chỉ một đơn vị phụ trách và Cục sẽ trực thuộc Bộ, chỉ có một cấp, "giải quyết được khâu tầng nấc hành chính".
Với hai đơn vị giữ nguyên, Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường cho hay, tổng cục Khí tượng Thuỷ văn có hệ thống xuyên suốt từ trung ương xuống địa phương, là một ngành dọc, không có ở địa phương. Còn Tổng cục Quản lý đất đai cũng cần phải thống nhất quản lý. "Sắp tới khi sửa Luật Đất đai sẽ xem xét mức độ phân cấp giữa trung ương với địa phương cho hợp lý để quản lý hiệu quả loại tài nguyên đặc biệt này", ông Hà nói.
Chiều 5/11, trả lời báo giới về quá trình thực hiện Đề án cơ cấu tổ chức Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026, ông Vũ Hải Nam, Vụ trưởng Tổ chức - Biên chế (Bộ Nội vụ) cho biết, tới đây Thủ tướng sẽ thành lập Ban chỉ đạo để chỉ đạo việc sắp xếp bộ máy bên trong các bộ ngành.
Vụ đã tham mưu cho lãnh đạo Bộ Nội vụ chuẩn bị nội dung báo cáo Ban chỉ đạo, trong đó đưa ra nguyên tắc sắp xếp. Tất cả bộ, cơ quan ngang bộ sẽ phải rà soát chức năng, nhiệm vụ và xây dựng phương án tổ chức, sắp xếp đáp ứng đầy đủ tiêu chí.
Điều chỉnh chế độ vận hành Nhà máy Thủy điện Hòa Bình do thiếu hụt nguồn nước Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có văn bản số 6646/BTNMT-TNN gửi Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Công ty CP Đầu tư nước sạch Sông Đà về việc điều chỉnh chế độ vận hành Nhà máy thủy điện Hòa Bình từ nay đến đầu năm 2022. Thủy điện Hòa...