Kiểm soát cơn đau cơ xương khớp tại nhà
Trời lạnh, thời tiết ẩm thấp khiến các bệnh lý về khớp tiến triển nặng nề hơn, những người có tiền sử bệnh này thường phải đặc biệt lưu ý.
Những cơn đau của bệnh lý cơ xương khớp thông thường có thể không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống, tâm sinh lý của người bệnh. Nếu không được xử trí sớm, tình trạng viêm sẽ nhanh chóng nặng lên và lan rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận động, sinh hoạt hàng ngày.
Mùa đông nên đặc biệt lưu ý đến các bệnh lý về cơ xương khớp. Ảnh: Lê Anh.
Theo bác sĩ Phạm Quang Thuận, Trưởng khoa Nội cơ xương khớp, Bệnh viện Thể thao Việt Nam, để kiểm soát các cơn đau của bệnh lý cơ xương khớp tại nhà, người bệnh có thể sử dụng một số các thuốc giảm đau, giảm đau kháng viêm thông thường không cần kê đơn (OTC) như:
- Các thuốc giảm đau thông thường có chứa paracetamol là lựa chọn hàng đầu cho chứng đau cơ xương khớp mức độ vừa và nhẹ, bởi ưu điểm phù hợp với nhiều đối tượng và không ảnh hưởng đến dạ dày.
- Các thuốc kháng viêm giảm đau không steroids (NSAIDs) như diclophenac dưới dạng gel thoa ngoài da hay cao dán.
- Có thể phối hợp các thuốc trên để đạt hiệu quả tốt hơn. Cũng cần kết hợp nghỉ ngơi hoặc luyện tập thích hợp, sử dụng phương tiện, dụng cụ hỗ trợ, vật lý trị liệu, chế độ dinh dưỡng phù hợp.
- Thận trọng với các thuốc dùng tại chỗ (gel, cao dán) có chứa tinh dầu nóng, gây giãn mạch mạnh trong những trường hợp đau cơ xương khớp cấp tính do viêm (các chứng viêm khớp cấp, chấn thương giai đoạn cấp).
Video đang HOT
- Khám và tư vấn bác sĩ nếu triệu chứng viêm đau không giảm sau vài ngày điều trị. Tránh lạm dụng thuốc.
Bác sĩ Thuận khuyến cáo, để phòng tránh các bệnh cơ xương khớp trong mùa lạnh, mọi người phải luôn giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cơ thể xa tim như tay, chân. Có chế độ lao động, nghỉ ngơi thích hợp, đặc biệt lưu ý tư thế cơ thể khi làm việc, nhất là công việc phải bê vác, kéo, nâng vật nặng. Tư thế lúc nghỉ cũng phải đảm bảo đúng, tránh tư thế nửa nằm, nửa ngồi, gối đầu cao quá lâu.
Thường xuyên và duy trì đều đặn việc tập luyện thể dục thể thao ở mức phù hợp với bản thân mỗi người, tránh tập luyện quá sức. Cung cấp đủ thành phần dinh dưỡng, nước uống nhằm đảm bảo năng lượng cho cơ thể.
Ngoài ra, mỗi người cũng nên đi khám và tư vấn định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý nói chung, bệnh lý cơ xương khớp nói riêng.
Theo VNE
Mẹo tự chữa nhiệt miệng thần tốc tại nhà
Những vết nhiệt miệng trên lưỡi, môi, lợi hay bên trong thành má thường gây cảm giác đau đớn khó chịu.
Đặc biệt, khi chúng đã trở thành những vết lở loét thì việc bạn nhai thức ăn hay nói chuyện sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Nhiệt miệng khiến bạn luôn cảm thấy đau đớn, khó chịu.
Tuy nhiên, không cần dùng đến những loại thuốc đắt tiền, bạn hoàn toàn có thể tự chữa tại nhà bằng các cách vừa đơn giản, tiết kiệm mà lại cực kỳ hiệu quả.
1. Nước súc miệng
Ngoài việc dùng nước muối, khi bị lở miệng, bạn cũng có thể súc miệng luân phiên bằng nước nóng và nước lạnh, hoặc chườm đá lên nơi có vết loét để giảm sưng. Bên cạnh đó, bạn có thể tự "chế tạo" những loại nước súc miệng khác từ các nhiên liệu sau:
Cùi dừa: Nghiền nát vài mảnh cùi dừa, sau đó ép lấy nước và dùng để súc miệng khoảng 3 đến 4 lần mỗi ngày.
Hạt rau mùi: Đun sôi một cốc nước cùng với 1 thìa hạt rau mùi. Gạn lấy nước dùng súc miệng. Mỗi ngày dùng để súc miệng từ 3 đến 4 lần.
Nước súc miệng từ hạt rau mùi rất có tác dụng.
Củ cải: Giã 300g củ cải sống, vắt lấy nước, hòa thêm một ít nước lọc, súc miệng ngày 3 lần, dùng 2 ngày là khỏi.
2. Các loại nước ngậm và bôi
Các mẹo chế biến dung dịch ngậm và bôi đơn giản sẽ giúp bạn "trừ khử" những vết nhiệt miệng, loét miệng chỉ trong 2-3 ngày.
Nước khế chua: Khế tươi 2 - 3 quả, giã nát, đổ ngập nước, đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày.
Cà chua sống: Nhai cà chua sống là cách làm rất công hiệu trong trường hợp nhiệt miệng như thế này. Hoặc bạn cũng có thể ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 - 4 lần.
Ngậm chất chát trong miệng: Chất chát có tính sát trùng và làm săn da. Tốt nhất là ngậm nước trà tươi, trà đen đặc, quả sung, rau dấp cá, húng chanh, vỏ xoài... có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, làm săn da, trừ thấp nhiệt ở bộ tiêu hóa, khử mùi hôi.
Mật ong: Bôi chút mật ong lên vết loét miệng hoặc trộn với một ít bột nghệ để thoa lên chỗ bị loét. Mật ong giúp giữ ẩm và ngăn ngừa mất nước, đồng thời giúp giảm sẹo và kích thích mô mới phát triển.
Cỏ mực (cỏ nhọ nồi): Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 - 3 lần.
Lá rau ngót: Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 - 3 lần.
Đây đều là những nguyên liệu phong phú, rất dễ tìm thấy xung quanh chúng ta. Các bạn thử hãy thử áp dụng ngay để đánh bay vết nhiệt miệng nhé.
Theo VNE
Các mẹo chữa chướng bụng, đầy hơi dễ thực hiện tại nhà Chướng bụng đầy hơi thường xảy ra sau mỗi bữa ăn do có vấn đề về dạ dày và hệ tiêu hoá. Dưới đây là các mẹo chữa chướng bụng, đầy hơi đơn giản mà bạn có thể tự thực hiện tại nhà. Chướng bụng là một hiện tượng quá đỗi quen thuộc với cuộc sống của chúng ta, đau bụng do đầy...