Kiểm ngư sẽ được trang bị vũ khí
Ngày 10-7, phiên họp thứ 19 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc tại Hà Nội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận bước đầu về việc chuẩn bị cho kỳ họp thứ 6 của Quốc hội diễn ra vào cuối năm nay, đồng thời đánh giá, rút kinh nghiệm về kỳ họp thứ 5 vừa qua.
Ngư dân vững tin bám biển khi có thêm sự hiện diện của lực lượng Kiểm ngư (Trong ảnh: Đội tàu của ngư dân Quảng Ngãi ra khơi từ cảng Sa Kỳ)
Dành nhiều thời gian cho sửa đổi Hiến pháp
Video đang HOT
Đánh giá kết quả kỳ họp vừa qua, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho rằng, kết quả các phiên chất vấn – trả lời chất vấn cần được đánh giá chính xác hơn. Theo ông Phan Trung Lý, nhiều vị ĐBQH vẫn chưa hài lòng với phần trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 5 vừa qua, vì các câu hỏi tuy đã được trả lời hết, nhưng nhiều khi chưa “trúng” vấn đề.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng nên chọn ít vấn đề hơn để có thể trao đổi được nhiều hơn.
Liên quan đến dự kiến chương trình kỳ họp tới của Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, kỳ họp dự kiến diễn ra trong khoảng 30 ngày làm việc khai mạc vào thứ 2, ngày 21-10-2013. Trong đó sẽ dành 3 ngày để thảo luận, hoàn thiện dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (nửa ngày thảo luận ở tổ, hai ngày ở hội trường và thời gian thông qua là nửa ngày).
Đa số ý kiến UBTVQH nhấn mạnh yêu cầu dành thời lượng thích đáng cho việc thảo luận và thông qua dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện đề nghị nâng thời gian thảo luận ở tổ lên một ngày, để ĐBQH nào cũng có điều kiện phát biểu. Thậm chí, có ý kiến cho rằng, phải dành ít nhất 5 ngày cho nội dung này. Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) cũng được xác định là một trọng tâm trong công tác lập pháp của Kỳ họp thứ 6. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu: “Chính phủ phải thảo luận lại dự án luật này thật kỹ, sau đó hoàn thiện rồi trình Quốc hội. Hai nghị định về giá đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư cũng phải hoàn thành để Chính phủ thảo luận, vì khi cụ thể hóa các quy định trong Luật mới nảy sinh nhiều vấn đề”.
Kiểm ngư cần được trang bị vũ khí
Cũng trong ngày 10-7, tại tờ trình dự thảo Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (dự thảo Pháp lệnh), Chính phủ đề xuất trang bị vũ khí cho lực lượng Kiểm ngư thuộc Bộ NN&PTNT. Cụ thể, dự thảo Pháp lệnh bổ sung lực lượng kiểm ngư vào “Đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng”. Hiện “Đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng” gồm: Quân đội nhân dân Công an nhân dân Dân quân tự vệ Kiểm lâm, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan, đơn vị Hải quan cửa khẩu An ninh hàng không. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Kiểm ngư, các bộ, ngành thấy rằng đây là lực lượng hoạt động độc lập, có nhiệm vụ trực tiếp tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản trên các vùng biển Việt Nam… phải thường xuyên đối mặt với các hành vi vi phạm pháp luật, nhưng hiện nay mới chỉ được trang bị công cụ hỗ trợ. Để tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng Kiểm ngư hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, các bộ, ngành liên quan thống nhất đề nghị trang bị vũ khí quân dụng cho lực lượng Kiểm ngư thuộc Bộ NN&PTNT khi thi hành nhiệm vụ.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Nguyễn Kim Khoa cho biết: “Thường trực Ủy ban nhất trí cho rằng, trước tình hình diễn biến phức tạp trong việc quản lý, bảo vệ ngư trường trên các vùng biển nước ta hiện nay thì việc trang bị vũ khí quân dụng cho Kiểm ngư là cần thiết”. Song có nhiều ý kiến đề nghị Chính phủ phải có quy định rõ loại súng được trang bị cho phù hợp và có biện pháp quản lý, sử dụng chặt chẽ khi hoạt động ở các vùng biển ngoài lãnh hải thuộc quyền chủ quyền của nước ta để bảo đảm yêu cầu quốc phòng, an ninh và đối ngoại, tránh làm phức tạp tình hình không cần thiết.
Thảo luận về nội dung này, đa số ý kiến các thành viên UBTVQH đều ủng hộ. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, ông Phan Trung Lý cho biết, trước đó, khi có quyết định thành lập lực lượng Kiểm ngư, UBTVQH đã tính tới vấn đề này.
Theo ANTD
Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông chậm tiến độ
Ngày 5-4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng (VHGDTNTN&NĐ) của Quốc hội đã làm việc với các chuyên gia tham vấn về chương trình, sách giáo khoa (CT-SGK) phổ thông.
Báo cáo của Thường trực Ủy ban VHGDTNTN&NĐ của Quốc hội sau khi khảo sát về giáo dục phổ thông ở các địa phương cho thấy tiến độ chuẩn bị đề án còn chậm, thể hiện ở việc tồn tại các ý kiến rất khác nhau trong nhiều vấn đề cơ bản như cơ cấu thời gian giáo dục phổ thông (10, 11 hay 12 năm); cần một chương trình hay nhiều chương trình; một hay nhiều bộ SGK; việc xây dựng CT-SGK như thế nào cho phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau trong khi sự chênh lệch về trình độ giữa các vùng, miền còn khá lớn. GS Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban VHGDTNTN&NĐ của Quốc hội lo ngại, với hàng loạt những công việc chưa có định hướng rõ ràng như hiện nay, nếu Bộ GD-ĐT không khẩn trương thì sẽ không kịp xây dựng dự thảo Nghị quyết mới về đổi mới CT-SGK phổ thông để trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp cuối năm nay và chậm nhất là đầu năm sau.
Theo ANTD
Thói quen đáng sợ "Đây là thực trạng ai cũng biết, nhưng việc một đại biểu ở cương vị Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra của Thành ủy phát biểu công khai trong một cuộc họp của HĐND TP Hà Nội thì đây là lần đầu tiên tôi nghe", bà Nguyễn Thị Tuyết Vân (56 tuổi, Gia Lâm, Hà Nội) bày tỏ sự lo ngại về thông...