Kiếm lợi 100 tỷ, nộp phạt 1,2 tỷ sao răn đe?
Kiếm lợi 100 tỷ mà nộp 1,2 tỷ thì có khi chưa phát lệnh đã sẵn sàng nộp tiền trước…
Tại Hội nghị triển khai phát triển thị trường chứng khoán năm 2019, nhiều ý kiến cho rằng cần xây dựng thể chế đủ mạnh để chứng khoán thực sự cạnh tranh với ngân hàng (NH) và là nơi cung cấp vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế; có các giải pháp về sản phẩm mới để thị trường chứng khoán (TTCK) thu hút hơn nữa nhà đầu tư tham gia…
Cần xây dựng thể chế đủ mạnh để chứng khoán thực sự cạnh tranh với ngân hàng. Ảnh minh họa
Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng, hiện nay tổng tín dụng được cấp qua kênh NH khoảng 7,5 triệu tỷ đồng, tương đương 130% GDP. Điều đó cho thấy, nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp dựa rất lớn vào hệ thống NH, trong khi bản chất nhà băng là nơi cung cấp vốn ngắn hạn, đã tạo áp lực rất lớn cho hệ thống NH trong cung ứng vốn dài hạn, cân đối vốn và xử lý nguồn vốn để tránh rủi ro kỳ hạn.
Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc CTCK SSI, ông Nguyễn Duy Hưng cho rằng, muốn xây dựng thể chế giúp TTCK có thể cạnh tranh với NH, cân bằng giữa thị trường vốn và tiền tệ, trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn thì điều quan trọng nhất với thị trường là phải minh bạch, với nhà đầu tư (NĐT) phải có niềm tin, có quyền lợi khi tham gia thị trường.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, đã ngồi 5 tiếng với Ban Soạn thảo Luật sửa đổi để bàn về vấn đề này.
Phó thủ tướng chỉ đạo, luật sửa đổi sẽ phải tạo khung khổ pháp lý giúp chứng khoán hiện đại, minh bạch, lành mạnh, bền vững và chuyên nghiệp, tiếp cận thông lệ quốc tế, góp phần nâng hạng thị trường. Dự án Luật lần này phải khắc phục những bất cập.
Đồng thời, Luật cũng cần xây dựng khung để trình Chính phủ thí điểm phát triển thị trường chuyên biệt cho các Start-up.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng chỉ đạo, cần đẩy mạnh chú trọng đến phát triển nhà đầu tư tổ chức, NĐT chuyên nghiệp. Cấu trúc lại các sản phẩm thị trường theo nhóm nhà đầu tư.
Phó Thủ tướng cũng đề xuất nhà đầu tư và các tổ chức cho ý kiến Quỹ bảo vệ nhà đầu tư. Dựa vào những cơ sở nào thành lập, ai sẽ quản lý?
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, phải có thêm điều lệ, tiêu chí, trình tự thủ tục và thẩm quyền để dừng một mã chứng khoán nào đó. Phó Thủ tướng nhắc lại lịch sử vụ ‘bầu’ Kiên. Lúc đó nhiều ý kiến cho rằng nên đóng cửa thị trường nhưng tiêu chí nào và cách thức như thế nào thì không có quy định cụ thể.
Đề cập tới vấn đề giám sát, Phó Thủ tướng chỉ đạo tạo một cơ chế liên ngành để xử lý các vấn đề, triển khai hoạt động của tổ điều hành TTCK.
“Đây là tổ chức được Chính phủ thành lập khi thị trường lao dốc mạnh có sự phối hợp của nhiều đơn vị”, Phó Thủ tướng cho biết.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng yêu cầu nâng cao năng lực đội ngũ giám sát và xử lý vi phạm. Yêu cầu các thanh tra tài chính, thanh tra chứng khoán báo cáo định kỳ hàng tháng.
“Anh thanh tra phát hiện sai phạm mà không xử lý thì xử lý luôn cả anh thanh tra. Khắc phục tình trạng giám rồi mà không sát, sát rồi mà không giám”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Sử dụng tối đa chức năng, quyền hạn của UBCKNN, nghiên cứu chức năng nâng thẩm quyền điều tra của UBCK, cân nhắc các chế tài nâng tính răn đe với các vi phạm trên TTCK.
Tăng cường kiểm tra giám sát việc huy động vốn và sử dụng vốn trên TTCK. Phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp tăng vốn ảo.Có những trường hợp tăng vốn ảo sau đó mới niêm yết, Luật sửa đổi cần phải bịt lỗ hổng giữa các Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh để có thể được nâng hạng thị trường Việt Nam phải đáp ứng các tiêu chí định tính và định lượng. Vấn đề định tính phải tạo niềm tin cho nhà đầu tư. Do đó phải có các chế tài răn đe việc thao túng, thổi giá.
“Chúng ta tăng xử phạt hành chính nhưng “kiếm lợi 100 tỷ mà nộp 1,2 tỷ thì có khi chưa phát lệnh đã sẵn sàng nộp tiền trước”. Chúng ta phải răn đe bằng giấy phép”, Phó Thủ tướng đưa ra ví dụ. “Cũng như câu chuyện giấy phép của CTCK 2 trong 1 là không được. Nhiều CTCK không đủ điều kiện kinh doanh nhưng chỉ vì giấy phép hai trong một mà không rút giấy phép được”.
Với vấn đề kiểm toán, Phó Thủ tướng chỉ đạo phải hoàn thiện các danh mục các đơn vị kiểm toán các công ty đủ điều kiện kiểm toán, trách nhiệm của kiểm toán viên ngoài báo cáo tài chính, bản cáo bạch. Nhiều thông tin phi tài chính trong bản cáo bạch ảnh hưởng đến việc ra quyết định của nhà đầu tư trước đây đã bị bỏ qua.
Thái An (Tổng hợp)
Theo baodatviet.vn
SSI của ông Nguyễn Duy Hưng 5 năm liên tiếp quán quân về môi giới chứng khoán
Sáng nay 5.1, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) đã công bố Top 10 công ty chứng khoán có thị phần môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ lớn nhất năm 2018 và quý IV năm 2018. Với bảng xếp hạng lần này, SSI đã chính thức có 5 năm liên tiếp đứng đầu danh sách thị phần cả năm.
SSI của ông Nguyễn Duy Hưng có 5 năm liên tục giữ vị trí quán quân về môi giới trên sàn chứng khoán
Theo HoSE, từ đầu năm đến nay, chứng khoán Việt Nam đã qua nhiều giai đoạn thăng trầm khi tăng mạnh trong hơn 4 tháng đầu năm. Thậm chí, chỉ số VN-Index đã vượt đỉnh lịch sử và xác lập mức kỷ lục 1.211 điểm ngày 10.4.2018. Tuy nhiên, cũng từ mức đỉnh mới này, chỉ trong 8 tháng sau, chứng khoán Việt Nam giảm điểm mạnh và trở thành thị trường giảm sâu thứ 9 trên thế giới.
Kết thúc phiên giao dịch cuối năm 2018, VN-Index dừng ở mốc 892,54 điểm, giảm 91,7 điểm - tương đương -9,32% so với cuối năm 2017.
Thị trường chứng khoán "lạc nhịp" trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất 10 năm xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan như tình trạng căng thẳng thương mại giữa Mỹ - Trung, cũng như xu hướng tăng tốc bình thường hóa lãi suất của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu... Điểm sáng của thị trường chính là quy mô và thanh khoản thị trường tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ.
Cụ thể, quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt gần 3,9 triệu tỷ đồng, tăng 10,6% so với năm 2017, tương đương với 70,2% GDP năm 2018, vượt chỉ tiêu 70% GDP đề ra tại Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020. Giá trị giao dịch cổ phiếu bình quân đạt 6.500 tỷ đồng/phiên, tăng 29% so với năm 2017. Đặc biệt, vốn đầu tư gián tiếp của nước ngoài vẫn vào ròng đạt 2,8 tỷ USD, cơ bản bằng mức kỷ lục 2,9 tỷ USD của năm 2017. Giá trị danh mục của nhà đầu tư nước ngoài ước đạt trên 32,8 tỷ USD.
Thị phần môi giới chứng khoán của SSI liên tục tăng mạnh trong 5 năm qua
Tuy nhiên, trong bối cảnh chung đó, SSI của ông Nguyễn Duy Hưng tiếp tục có năm thứ 5 liên tiếp đứng đầu thị phần môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ trên sàn HoSE. Tính chung cả năm 2018, thị phần môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ của SSI đạt mức 18,7%, đây cũng là mức tính chung cả năm cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.
Cụ thể, tính đến thời điểm 31.12.2018, SSI đã quản lý 153.256 tài khoản, trong đó có 151.333 tài khoản khách hàng cá nhân và 1.923 tài khoản khách hàng tổ chức.
Bên cạnh bảng xếp hạng thị phần của năm, HoSE còn công bố Bảng xếp hạng Top 10 thị phần Môi giới Cổ phiếu và Chứng chỉ quỹ quý IV.2018. Theo đó, thị phần của SSI có sự giảm nhẹ từ 15,79% xuống 14,99% (giảm 0.8% thị phần, tương đương giảm 5.07% - mức giảm thấp nhất so với các công ty khác), đồng thời vị trí xếp hạng cũng thay đổi, đứng ở vị trí thứ 2 trong danh sách.
Theo đại diện SSI giải thích, sự sụt giảm thị phần trong quý IV.2018 là do giá trị giao dịch thị trường có sự đóng góp từ những giao dịch thỏa thuận lớn, chiếm tổng giá trị cao giao dịch trên HoSE.
"Chúng tôi luôn ý thức rằng, trong tương lai, thị trường sẽ còn có nhiều thay đổi, nhất là khi mục tiêu nâng hạng đã trở nên rất rõ ràng. Như một quy luật tất yếu, sự vận động của thị trường cũng sẽ khiến cuộc đua giữa các công ty chứng khoán trong việc giành được niềm tin yêu từ khách hàng sẽ ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Các công ty chứng khoán ngày nay đều đã ý thức hơn trong việc bồi dưỡng chất lượng nhân sự, chất lượng dịch vụ, chất lượng báo cáo Mặt khác, chúng tôi, cũng sẽ tiếp tục tập trung vào chiến lược phát triển bền vững, dài hạn bằng việc mở rộng nhiều phân nhóm khách hành, đa đang hóa sản phẩm dịch vụ phù hợp với từng phân nhóm", đại diện SSI khẳng định.
Theo danviet.vn
Điều gì khiến ông Nguyễn Duy Hưng quyết "thâu tóm" cổ phiếu FMC? PAN của "ông trùm chứng khoán" Nguyễn Duy Hưng tiếp tục đăng ký chào mua công khai 4,8 triệu cổ phiếu Thực phẩm Sao Ta (HoSE: FMC), tương đương 11,85% vốn điều lệ. Nếu giao dịch thành công, PAN sẽ nắm hơn 18 triệu cổ phiếu, tương đương 45% vốn FMC. Công nhân chế biến thực phẩm tại Thực phẩm Sao Ta (FMC)...