Kiểm lâm thừa nhận vụ phá rừng pơ mu là mới
Trao đổi với VietNamNet, ông Lô Văn Hoài – Phó hạt trưởng Hạt Kiểm lâm (khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt) thừa nhận những hình ảnh gỗ pơ mu bị đốn hạ trong rừng là mới.
Ông Lô Văn Hoài – Phó hạt trưởng Hạt Kiểm lâm (khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt)
Theo ông Hoài, sau khi VietNamNet phản ánh, Hạt Kiểm lâm đã báo cáo UBND huyện Quế Phong, sau đó thành lập đoàn liên ngành trực tiếp vào rừng kiểm tra. Ông Hoài thừa nhận tình trạng khai thác và vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn khoảng 3 đến 4 năm về trước là có. Từ khi thành lập khu bảo tồn thì đã ngăn hạn chế được đến mức tối đa tình trạng này.
Một cây pơ mu bị đốn hạ trong khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt
Mặc dù chưa đến hiện trường khai thác gỗ pơ mu ở hiện trường VietNamNet phản ánh, ông Lô Văn Hoài đã ký văn bản báo cáo cấp trên với nội dung: “Trên báo VietNamNet đăng tải một số thông tin về tình hình khai thác gỗ trái phép ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt. Qua thông tin báo nêu, khu rừng này vẫn còn tồn tại những cành cây ngọn đã bị chặt hạ cũ rêu phong, còn sót lại do người dân địa phương lén lút vào khai thác…”.
Video đang HOT
Tuy nhiên, khi PV VietNamNet cho ông Hoài xem những hình ảnh gỗ pơ mu, lâm tặc vác gỗ chạy băng băng trên đường mòn, ông Hoài đã thừa nhận số gỗ pơ mu mà VietNamNet phản ánh là gỗ mới bị chặt hạ.
Theo Vietnamnet
Phát hiện hàng chục khối pơ mu bị giấu gần trạm biên phòng
Bãi tập kết 70 khối gỗ tròn, bị đốn hạ từ 60 cây pơ mu hơn 100 tuổi, nằm cách Trạm biên phòng Cửa khẩu Đắc Ốc (Nam Giang, Quảng Nam) khoảng 500 mét.
Ngày 15/7, Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam khởi tố, điều tra vụ phá rừng pơ mu hàng trăm năm tuổi tại khu vực biên giới huyện Nam Giang. Tang vật thu giữ gồm 70 khối gỗ tròn, bị đốn hạ từ 60 cây pơ mu hơn 100 tuổi.
Theo trung tá Hà Thế Xuyên, Phó công an huyện Nam Giang, những cây pơ mu bị đốn hạ có đường kính gần một mét. "Lâm tặc đốn xong chỉ lấy một phần ít dưới gốc, nếu lấy hết thân cây thì số lượng phải lên tới hàng trăm khối. Bãi tập kết gỗ chỉ nằm cách Trạm biên phòng Cửa khẩu Đắc Ốc khoảng 500 mét", trung tá Xuyên nói và cho hay, ông cùng lực lượng công an vừa trở ra từ hiện trường vụ phá rừng. Tại đây nhiều cây pơ mu, cành ngọn cũng như gỗ đã được xẻ thành phẩm vẫn còn sót lại, nằm ngổn ngang.
Gỗ pơ mu đã bị xẻ được đưa về đồn công an xử lý. Ảnh: T.C
Về nghi vấn lực lượng biên phỏng tiếp tay lâm tặc, đại tá Dương Hoài Nam, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Nam, cho hay ông tin tưởng cấp dưới của mình. "Khu vực phá rừng chỉ cách biên giới khoảng 100 m, do địa bàn rộng, hiểm trở nên anh em không bám sát hết được. Tôi khẳng định biên phòng không biết vụ phá rừng này cho đến khi người dân trình báo chính quyền và công an", ông Nam nói.
Chưa lên hiện trường nhưng người đứng đầu lực lượng Biên phòng Quảng Nam khẳng định, bãi tập kết gỗ nằm cách trạm biên phòng hơn 3 km. "Tôi nhận định lâm tặc đốn hạ cũng như vận chuyển gỗ bằng thủ công, không dùng máy móc rầm rộ nên anh em biên phòng không biết được. Bãi tập kết cũng giấu ở hai bên đường, gần khe suối nên khó phát hiện. Nếu đưa ra được bằng chứng biên phòng bảo kê, bất kể cán bộ to đến đâu, tôi tước quân tịch ngay", ông Nam nói.
Qua kiểm đếm ban đầu, công an xác định có 60 cây pơ mu đường kính gần một mét bị đốn hạ. Ảnh: CACC.
Mặc dù khẳng định cấp dưới không có tiêu cực nhưng đại tá Nam cho biết, đơn vị cũng đã kiểm điểm một số cán bộ vì buông lỏng quản lý. "Đây là khu vực vành đai biên giới, rất nhạy cảm. Mặc dù không có chuyện tiếp tay hoặc làm ngơ để lâm tặc phá rừng nhưng địa bàn do trạm biên phòng quản lý thì trước tiên trạm phải chịu trách nhiệm", ông Nam cho hay.
Một nguồn tin từ Công an huyện Nam Giang cho biết trong quá trình điều tra vụ phá rừng, khoảng 17h ngày 15/7, cơ quan điều tra lại phát hiện 2,5 khối gỗ pơ mu đã được cưa xẻ được giấu trong bụi rậm, ngay sau lưng Trạm Biên phòng Cửa khẩu Đắc Ốc. "Sau khi phát hiện, anh em công an đến thì lực lượng biên phòng không ra. Số gỗ này được giấu cách bờ rào trạm biên phòng chỉ hơn 10 mét, không có lai lịch gì cả", nguồn tin này nói.
2,5 m3 gỗ pơ mu bị giấu trong bụi rậm đã được công an và kiểm lâm vận chuyển ra ngoài. Ảnh: H.T
Ông Lê Trí Thanh, Phó chủ tỉnh Quảng Nam, cho biết sẽ lên hiện trường vụ phá rừng để kiểm tra tình hình. "Nếu có dấu hiệu tiếp tay cho lâm tặc, quan điểm của tình là xử lý nghiêm, không bao che. Với số lượng lớn như vậy thì thật sự rất nghiêm trọng, nên xem xét trách nhiệm của bộ đội biên phòng", ông Thanh nói.
Theo Phó chủ tịch phụ trách mảng lâm nghiệp, tỉnh Quảng Nam vốn là một trong những địa phương vẫn giữ được nhiều cánh rừng quý hiếm nhất cả nước. Tuy nhiên, thời gian gần đây xảy ra nhiều vụ phá rừng quy mô lớn với tính chất nghiêm trọng, thủ đoạn tinh vi. Tháng 10/2015, sau vụ phá rừng nghiêm trọng xảy ra tại rừng phòng hộ Sông Tranh (xã Trà Bui, huyện Bắc Trà My) bị phát giác, ông Thanh đã vào hiện trường kiểm tra, đặt nghi vấn có sự tiếp tay của cán bộ bảo vệ rừng. Vụ phá rừng này bị phát hiện sau khi người dân trình báo số lượng lớn gỗ được lâm tặc tập kết ngay sát trạm bảo vệ rừng.
Vụ việc sau đó bị khởi tố, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có kết quả. "Tôi đã có văn bản chỉ đạo nhưng công an tỉnh vẫn chưa tìm ra bị can nào để khởi tố. Riêng cán bộ Ban quan lý Rừng phòng hộ Sông Tranh, 2 vị bị kỷ luật, trong đó một người bị đình chỉ công tác để chờ kết luận điều tra. Còn giám đốc ban quản lý bị yêu cầu tự nhận hình thức kỷ luật, ông này đã xin nghỉ việc nhưng cấp trên không cho, giữ lại để &'lập công chuộc tội'", ông Thanh nói và cho biết vài ngày tới, tỉnh sẽ triệu tập lãnh đạo 9 huyện miền núi và ban ngành liên quan để truy trách nhiệm từng vụ phá rừng cụ thể.
Tiến Hùng
Theo VNE
Phát hiện 164 phách gỗ pơ mu cất giấu gần biên giới Công an tiếp tục phát hiện 164 phách gỗ pơ mu được cất giấu phía sau Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang. Sáng 5/8, Đại tá Lê Quang Vịnh, Trưởng Công an huyện Nam Giang (Quảng Nam) cho biết, vừa phát hiện 164 phách gỗ pơ mu với khối lượng hơn 7m khối được cất giấu phía sau tường...