Kiếm hàng triệu USD nhờ làm ghế ô tô xuất khẩu

Theo dõi VGT trên

Nhà máy Autocom sản xuất và phát triển đa dạng các sản phẩm cho thị trường trong nước và xuất khẩu với tỉ lệ nội địa hóa 100%.

Kiếm hàng triệu USD nhờ làm ghế ô tô xuất khẩu - Hình 1

Nhà máy Ghế ô tô (Autocom) của Tập đoàn THACO được đặt tại Khu công nghiệp Thaco Chu Lai (Quảng Nam). Mỗi năm nhà máy sản xuất 100.000 bộ ghế/giường cho thị trường trong nước và 300.000 bộ áo ghế xuất khẩu. Năm 2019, doanh thu xuất khẩu của nhà máy đạt 6,2 triệu USD và dự kiến năm 2020 sẽ lên đến 10,5 triệu USD.

Nhà máy được đầu tư dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại, điển hình như dây chuyền cắt may với các thiết bị nhập khẩu từ Đức và Nhật Bản như: Máy cắt CNC tự động, máy trải vải tự động, máy in sơ đồ tự động…

Sản phẩm chính của nhà máy này gồm ghế xe du lịch, ghế xe tải, ghế xe bus. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhà máy còn sản xuất và cung cấp phụ kiện, nội thất ô tô có chất lượng cao, thiết kế hiện đại, gồm: Áo ghế, vỏ bọc áo ghế, bọc vô lăng, bọc cần số, thảm táp lô, thảm lót sàn, bạt phủ ô tô, bạt xe tải, tấm che nắng, bộ tựa lưng, gối cổ, túi tiện ích…

Kiếm hàng triệu USD nhờ làm ghế ô tô xuất khẩu - Hình 2
Áo ghế, bọc cần số của Autocom xuất khẩu sang các nhà máy ô tô nổi tiếng như Honda, Hyundai, Kia, Haval…

Bên cạnh cung cấp linh phụ kiện cho các doanh nghiệp trong nước, nhà máy cũng xuất khẩu các sản phẩm như áo ghế xe du lịch, bọc cần số cho các nhà máy sản xuất, lắp ráp của các hãng xe nổi tiếng (như Honda, Hyundai, Kia, Haval) tại nhiều nước trên thế giới, trong đó thị trường trọng điểm là Hàn Quốc và Malaysia.

Mục tiêu kép cho sản xuất và xuất khẩu hậu dịch COVID-19

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh trả lời phỏng vấn TTXVN về những kế hoạch của Bộ Công Thương nhằm đảm bảo mục tiêu kép vừa phòng chống dịch COVID-19, vừa ổn định sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu.

Mục tiêu kép cho sản xuất và xuất khẩu hậu dịch COVID-19 - Hình 1
Chế biến cá tra xuất khẩu. (Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN)

Từ đầu năm đến nay, Việt Nam phải đối mặt với đại dịch COVID-19 với sức công phá lớn gây thiệt hại không nhỏ tới sản xuất trong nước cũng như xuất khẩu.

Trước bối cảnh đó, Bộ Công Thương đã chủ động triển khai đồng bộ, liên tục các giải pháp từ rất sớm với 2 trọng tâm chính là vừa phòng chống kiểm soát dịch, vừa tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội.

Triển khai Chỉ thị số 19/CT-TTg về tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã có cuộc trao đổi với phóng viên TTXVN về những kế hoạch cụ thể của Bộ Công Thương trong thời gian tới nhằm đảm bảo mục tiêu kép vừa phòng chống dịch, vừa ổn định sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu.

- Trước bối cảnh dịch COVID-19 đã bước đầu được khống chế, Bộ Công Thương dự báo thế nào về các thị trường xuất khẩu trong tình hình mới, thưa Bộ trưởng?

Video đang HOT

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Thời gian qua, dịch COVID-19 bùng phát và ngày càng diễn biến phức tạp khiến xuất khẩu của Việt Nam đã có sự chuyển dịch về thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu ở các thị trường mới.

Thống kê cho thấy, trong 4 tháng đầu năm, xuất khẩu sang thị trường châu Mỹ đạt 19 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước; trong đó xuất khẩu sang Canada đạt 975 triệu USD, tăng 13%; Mexico đạt 798 triệu USD, tăng 61%; Brazin đạt 511 triệu USD, tăng 11%; Chile đạt 287 triệu USD, tăng 93%; Argentina tăng 55%; Colombia tăng 93%; Panama tăng 73% và Peru tăng 82%.

Ngoài ra, các thị trường khác có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh gồm các nước và vùng lãnh thổ Trung Quốc đạt 9,35 tỷ USD, tăng 22,8%; Nhật Bản đạt 5 tỷ USD, tăng 7,8%; Australia đạt 924 triệu USD, tăng 11,6%.

Các thị trường có kim ngạch xuất khẩu giảm tập trung ở khu vực châu Âu, cụ thể xuất khẩu sang EU (tính cả Anh) đạt 9,61 tỷ USD, giảm 5,7% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu sang Pháp đạt 771,6 triệu USD, giảm 19%; Italy đạt 758,7 triệu USD, giảm 17,4%; Tây Ban Nha đạt 551,6 triệu USD, giảm 6,4%; sang Anh đạt 1,28 tỷ USD, giảm 6,6%.

Do dịch COVID-19 nên từ cuối tháng 3, nhiều nhà nhập khẩu từ Hoa Kỳ và các nước EU đã thông báo hoãn, giãn tiến độ giao hàng, thậm chí hủy các đơn hàng đang chuẩn bị giao do nhiều nước yêu cầu đóng cửa các thành phố, người dân được yêu cầu ở nhà, dẫn đến hàng hóa không bán được.

Đối với các thị trường khác, các tác động đến với xuất khẩu của Việt Nam bao gồm hoạt động logistics, thông quan hàng hóa bị ảnh hưởng do phải thực hiện kiểm dịch y tế nghiêm ngặt.

Hơn nữa, việc đóng cửa đối với xuất nhập cảnh ảnh hưởng tới hoạt động giao dịch khiến làm việc trao đổi của doanh nghiệp Việt Nam và đối tác, nhất là với các hoạt động giao dịch phải có sự trao đổi làm việc trực tiếp; nhu cầu nhập khẩu giảm.

Trong bối cảnh đó, kết quả xuất khẩu sang các thị trường phụ thuộc nhiều vào diễn biến kiểm soát dịch bệnh tại thị trường xuất khẩu của Việt Nam.

Để thúc đẩy xuất khẩu, giữ ổn định mục tiêu tăng trưởng, Bộ Công Thương tiếp tục triển khai các giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu, tìm kiếm thị trường mới.

Trước mắt là kết nối hoạt động xuất nhập khẩu trở lại với thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và chuẩn bị sẵn sàng để triển khai thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) khi Hiệp định được phê chuẩn.

- Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 19/CT-TTg về tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới; yêu cầu Bộ Công Thương thúc đẩy ký kết hợp đồng xuất khẩu với các nước EVFTA và chuẩn bị sẵn sàng điều kiện cần thiết, nhất là các hàng hóa có lợi thế và tiềm năng xuất khẩu để triển khai ngay sau khi các nước dỡ bỏ phong tỏa, mở cửa trở lại. Bộ trưởng cho biết về những giải pháp cụ thể để triển khai yêu cầu này?

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Để thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TTg, Bộ Công Thương đã yêu cầu các đơn vị trực thuộc trong việc xây dựng các giải pháp hậu dịch bệnh COVID-19.

Cụ thể, yêu cầu các Cục, Vụ phụ trách sản xuất tập trung rà soát lại tình hình sản xuất ở từng ngành, nhất là các ngành trọng điểm như dệt may, da giày, điện tử, sản phẩm cao su, đồ gỗ, chế biến thực phẩm, phân bón, hóa chất...để có kế hoạch cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp ổn định sản xuất và sẵn sàng đẩy mạnh xuất khẩu khi tình hình dịch bệnh ở các nước được kiểm soát tốt hơn.

Mục tiêu kép cho sản xuất và xuất khẩu hậu dịch COVID-19 - Hình 2
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Để thúc đẩy xuất khẩu, giữ ổn định mục tiêu tăng trưởng, Bộ Công Thương tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm phát triển thị trường xuất khẩu, tìm kiếm thị trường mới.

Đặc biệt, Bộ Công Thương đã xây dựng và trình Chính phủ dự thảo Kế hoạch hành động để chuẩn bị cho việc thực thi Hiệp định EVFTA. Kế hoạch hành động này xác định rõ mục tiêu, các nhiệm vụ chủ yếu và các bộ, ngành có liên quan trong việc thực hiện với lộ trình cụ thể.

Về phía Bộ Công thương, ngày 20 tháng 3 năm 2020, Bộ đã ban hành Quyết định số 932/QĐ-BCT triển khai một số hoạt động chuẩn bị cho phê chuẩn và thực thi Hiệp định EVFTA giai đoạn từ nay đến khi Hiệp định có hiệu lực.

Đối với các hoạt động xúc tiến thương mại, Bộ đã xây dựng một số đề án xúc tiến thương mại, lên kế hoạch khả thi, phương án triển khai cụ thể để có thể tiến hành các hoạt động.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương còn tham gia các sự kiện xúc tiến thương mại, kết nối giao thương ngay khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát thành công tại các nước.

Mặt khác, hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt tại các thị trường có thể sớm hết dịch như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc; đồng thời, tiếp tục triển khai hình thức kết nối giao thương trực tuyến và nhiều hoạt động xúc tiến thương mại trực tuyến.

Nhằm kịp thời thông tin thị trường, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu, Bộ Công thương đã thiết lập cơ chế liên kết bảo đảm trao đổi thông tin thông suốt với các Tham tán thương mại, các Vụ thị trường nước ngoài, Cục Xuất Nhập khẩu, Cục Xúc tiến thương mại, Hiệp hội ngành hàng, Trung tâm xúc tiến thương mại địa phương và các doanh nghiệp trên cả nước trên các ứng dụng Internet.

- Xin Bộ trưởng cho biết để hoạt động xuất khẩu được triển khai ngay khi các nước dỡ bỏ phỏng tỏa và mở cửa trở lại, vậy câu chuyện bảo đảm nguồn cung và vận chuyển, cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất và xuất khẩu sẽ được Bộ Công Thương giải quyết như thế nào?

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Ở giai đoạn đầu, dịch COVID-19 lan rộng ở Trung Quốc gây khó khăn cho các doanh nghiệp của Việt Nam trong việc tìm kiếm nguyên liệu.

Vì thế, Bộ đã chỉ đạo hệ thống Thương vụ, Chi nhánh Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài rà soát, tìm hiểu thông tin các thị trường có khả năng cung ứng nguồn nguyên liệu thay thế cho các ngành sản xuất trong nước.

Cùng với đó, yêu cầu các Cục, Vụ liên quan làm việc thường xuyên với các Hiệp hội và doanh nghiệp sản xuất lớn để nắm rõ nhu cầu, kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể của các doanh nghiệp.

Đến nay, nguồn cung nguyên liệu đầu vào cho sản xuất từ thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc đang ngày càng ổn định khi dịch COVID-19 được kiểm soát khá tốt ở 2 thị trường này thời gian gần đây.

Sau dịch bệnh, khi các thị trường phục hồi cũng là thời điểm nhu cầu hàng hóa tăng cao so với thời điểm dịch bệnh. Do vậy, việc kiểm soát dịch tốt sẽ mang lại lợi thế cho Việt Nam so với các quốc gia khác khi có thể sớm khôi phục các hoạt động sản xuất, chuẩn bị nguồn cung hàng hóa.

Một số giải pháp gần đây của Chính phủ về miễn giảm, tạm hoãn các loại thuế, phí, lãi suất ngân hàng, bảo hiểm xã hội là rất cần thiết, giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn trước mắt; đồng thời chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu ngay khi dịch bệnh được đẩy lùi.

Đáng lưu ý, tại các buổi làm việc với các Hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp, Bộ Công Thương đã khuyến nghị doanh nghiệp có kế hoạch hợp lý trong việc giãn tiến độ sản xuất, cho người lao động nghỉ việc luân phiên để duy trì sản xuất và đảm bảo mỗi lao động vẫn có việc làm để có thu nhập tối thiểu.

Hơn nữa, các doanh nghiệp cũng cần cố gắng áp dụng các biện pháp để bảo quản, bảo đảm chất lượng nguyên phụ liệu chưa sản xuất và thành phẩm chưa thể xuất khẩu.

- Thưa Bộ trưởng, phải chăng trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp và chưa có hồi kết, việc đẩy mạnh tiêu thụ hàng xuất khẩu tại thị trường nội địa liệu có phải là giải pháp trong tình hình hiện nay?

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Mặc dù dịch COVID-19 đã được khống chế nhưng vẫn diễn biến phức tạp nên việc đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường nội địa đối với hàng xuất khẩu cũng là giải pháp được tính đến, nhất là đối với một số mặt hàng nông sản có thời gian bảo quản không lâu cũng như có tính mùa vụ.

Thực tế, hiện vẫn có nhiều mặt hàng chưa khai thác hết tiềm năng tiêu dùng của thị trường nội địa với hơn 90 triệu dân. Do vậy, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị liên quan phải có kế hoạch và giải pháp cụ thể để thúc đẩy thương mại trong nước, đặc biệt là trong giai đoạn hậu dịch bệnh COVID-19.

Theo đó, thị trường nội địa cần được coi là động lực quan trọng để phục vụ tăng trưởng của năm 2020 và những năm tiếp theo khi thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn.

Đặc biệt, Bộ Công Thương cũng yêu cầu các đơn vị tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng có thể mất cân đối cung cầu trong ngắn hạn để kịp thời có giải pháp điều hành, bình ổn thị trường.

Đồng thời, Bộ Công Thương cũng đề nghị Vụ Thị trường trong nước sớm chuẩn bị phương án triển khai các hoạt động kết nối cung cầu sau dịch nhằm tạo thuận lợi tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong nước tại các kênh phân phối truyền thống và hiện đại thông qua thực hiện các đề án, chương trình, mục tiêu về phát triển thương mại và thị trường trong nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!./.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hiện trường hơn 200 bộ hài cốt vừa được phát hiện giữa Hà Nội
10:18:38 22/11/2024
Con đường sa ngã của cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ
10:11:58 22/11/2024
Danh tính cô gái Đà Lạt có tên khai sinh độc lạ, nhan sắc được ví như mỹ nhân TVB thập niên 90
11:38:33 22/11/2024
Động thái mới nhất của Hoài Lâm gây xôn xao
11:55:13 22/11/2024
Kỳ lạ chiếc ô tô "vắt vẻo" trên cổng nhà ở Đồng Nai, chủ nhà giải thích mới vỡ lẽ nguyên nhân đầy cảm động
11:35:55 22/11/2024
Lộ vóc dáng Yến Xuân khi mang bầu, một khoảnh khắc hé lộ luôn tình cảm của Đặng Văn Lâm dành cho vợ
13:14:17 22/11/2024
'Độc đạo' tung ngoại truyện đặc biệt quy tụ dàn diễn viên sau cái kết tranh cãi
10:45:30 22/11/2024
Chàng trai Pháp gốc Việt tìm mẹ ở Bắc Kạn, ít giờ sau đã có tin, cha dượng lên tiếng khiến tất cả lặng đi
14:36:54 22/11/2024

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt tiền ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu.Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Soobin dẫn đầu âm nhạc, antifan nói gì khiến Quang Hùng "lung lay"?

Sao việt

15:21:33 22/11/2024
Hai cái tên nổi bật trong giới trẻ là Soobin Hoàng Sơn và Quang Hùng MasterD đều sở hữu lượng fan hâm mộ lớn và những sản phẩm âm nhạc ấn tượng. Tuy nhiên, gần đây, Soobin đang chiếm ưu thế rõ rệt khi đối thủ bị antifan gây áp lực.

Xịt khoáng gây hại như thế nào cho làn da nếu sử dụng sai cách?

Làm đẹp

15:02:15 22/11/2024
Đây là công dụng đầu tiên và quan trọng nhất của xịt khoáng. Khi làn da cảm thấy khô căng, chỉ cần xịt một lớp sương mỏng, bạn sẽ cảm nhận được sự tươi mát và làn da được cấp ẩm tức thì.

Gã chồng rút kiếm gây án sau màn ẩu đả của hai người phụ nữ

Pháp luật

14:55:50 22/11/2024
Trước đó, vào tháng 6/ 2023, Đỗ Văn Quyền vay của anh Nguyễn Sỹ Sơn (SN 1997) số tiền 2,5 triệu đồng. Sau mấy hôm, Quyền trả cho anh Sơn được 1 triệu đồng. Anh Sơn nhiều lần đòi nợ số tiền còn lại nhưng Quyền chưa có tiền trả.

Cảnh tượng khiến "tiên nữ đồng quê" Lý Tử Thất bị tố giả tạo

Netizen

14:45:13 22/11/2024
Không hổ danh là tiên nữ đồng quê nổi đình nổi đám, dù đã gần 10 ngày trôi qua kể từ khi Lý Tử Thất quay trở lại nhưng những câu chuyện xung quanh cô vẫn đang khiến dân tình bàn tán xôn xao.

Về Thanh Hóa ngắm bình minh trên bãi Đông

Du lịch

14:42:32 22/11/2024
Bãi Đông nằm trên bán đảo Nghi Sơn, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, sở hữu cảnh sắc còn khá hoang sơ. Vào lúc bình minh, bãi Đông như khoác lên mình vẻ đẹp khác lạ, thu hút du khách đến săn ảnh và check-in.

Thần số học thứ 6 ngày 22/11/2024: Số 4 làm điều mới, số 8 khởi nghiệp

Trắc nghiệm

14:38:45 22/11/2024
Tra cứu thần số học, thần số học ngày 22/11/2024 cho thấy ngày hôm nay Thần số học số 8 rời khỏi vị trí hiện tại, sẵn sàng đối diện với những thay đổi mới.

Những chiếc áo sơ mi, áo thun.... giúp che khuyết điểm bắp tay

Thời trang

14:11:53 22/11/2024
Những chị em đang sở hữu phần vai hay bắp tay to luôn có xu hướng giấu chúng dưới những chiếc váy có phần tay bèo hay nhiều lớp nhưng điều này lại hoàn toàn phản tác dụng .

Mỹ nhân Hàn tan sự nghiệp vì "phông bạt": Cái giá chạy theo sự hào nhoáng

Sao châu á

14:05:58 22/11/2024
Theo giáo sư Lim Myung Ho, vì không thể sở hữu những món đồ xa xỉ nên họ thường ngưỡng mộ những người giàu có và trở thành người hâm mộ của họ. Do vậy, khán giả tẩy chay Song Ji A vì họ thấy bị lừa dối.

Lindsay Lohan hiện tại: Lấy lại nhan sắc "nữ thần", hạnh phúc bên chồng con

Sao âu mỹ

14:03:02 22/11/2024
Lindsay Lohan từng trải qua quãng thời gian bi kịch trong sự nghiệp và cuộc sống với nhiều ồn ào. Giờ đây, cô sẵn sàng trở lại với điện ảnh, có một tổ ấm hạnh phúc và bình yên.

Vụ ô tô rơi khỏi cầu ở Huế: "Người nhái" và tàu lặn tìm kiếm 2 nạn nhân

Tin nổi bật

13:56:55 22/11/2024
Theo anh Nghĩa, đội của anh đã có kinh nghiệm tìm kiếm cứu hộ trong nhiều năm, tại nhiều tỉnh, thành miền Trung, mới nhất là tại khu vực cầu Đại Lộc (huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị).

WTO: Tác động kép của AI đối với thương mại toàn cầu

Thế giới

13:50:32 22/11/2024
WTO kêu gọi có sự phối hợp toàn cầu để giải quyết sự phân mảnh trong quy định quản lý này và đảm bảo các lợi ích của AI được phân phối một cách công bằng.