Kiểm định chất lượng giáo dục đại học: Đặt bài toán chất lượng lên hàng đầu
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình, đảm bảo chất lượng là một quá trình và chất lượng bên trong cơ sở giáo dục đại học (ĐH) mới là yếu tố quan trọng nhất chứ không phải nhãn mác đạt hay không đạt 25 tiêu chuẩn, 111 tiêu chí của kiểm định chất lượng.
Đẩy mạnh kiểm định chất lượng giáo dục ĐH hướng tới mục tiêu cuối cùng là nâng tầm giáo dục ĐH Việt Nam.
Sinh viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Tín hiệu vui
Cục Quản lý chất lượng, Bộ GDĐT vừa thông báo danh sách 158 chương trình đào tạo được đánh giá/công nhận. Trong đó, bao gồm: 19 chương trình đánh giá theo tiêu chuẩn trong nước; 139 chương trình đánh giá theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Có 7 đơn vị được công nhận bởi tổ chức đánh giá/kiểm định quốc tế là những tín hiệu vui cho thấy việc xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong đã được các cơ sở giáo dục đại học (ĐH) quan tâm thực hiện.
Theo Quyết định số 69/QĐ-TTg ngày 15/1/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng giáo dục ĐH giai đoạn 2019-2025, trong đó phấn đấu đến năm 2025 đạt một số mục tiêu cụ thể liên quan đến bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục như sau: Phấn đấu 100% cơ sở giáo dục ĐH (đủ điều kiện) thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, trong đó khoảng 10% được kiểm định bởi các tổ chức kiểm định nước ngoài có uy tín; Có ít nhất 2 cơ sở giáo dục ĐH được xếp hạng trong số 100 trường ĐH tốt nhất Châu Á, 10 cơ sở giáo dục ĐH được xếp hạng trong số 400 trường ĐH tốt nhất châu Á, 4 cơ sở giáo dục ĐH được xếp hạng trong số 1.000 trường ĐH hàng đầu thế giới theo các bảng xếp hạng quốc tế có uy tín.
Như vậy, tại thời điểm hiện nay, giáo dục ĐH Việt Nam đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ. Thống kê của Cục Quản lý chất lượng cho thấy, hiện đã có 251 cơ sở giáo dục hoàn thành báo cáo tự đánh giá (trong đó có 218 cơ sở giáo dục ĐH và 33 trường cao đẳng (CĐ) sư phạm); 133 cơ sở giáo dục ĐH và 7 trường CĐ sư phạm được các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục trong nước đánh giá ngoài, trong đó 123 cơ sở giáo dục ĐH và 5 trường CĐ sư phạm được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Có 72 chương trình đào tạo hoàn thành tự đánh giá, trong đó có 64 chương trình đào tạo được đánh giá ngoài và 19 chương trình đào tạo được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
Về đánh giá theo tiêu chuẩn nước ngoài, có 7 trường ĐH được đánh giá ngoài và được công nhận theo tiêu chuẩn đánh giá cơ sở giáo dục của Hội đồng Cấp cao về Đánh giá nghiên cứu và giáo dục ĐH Pháp (HCERES) và AUN-QA. Trong đó, Trường ĐH Bách khoa – ĐHQG TP Hồ Chí Minh được cả 2 tổ chức trên công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Tới nay đã có 7 cơ sở giáo dục ĐH lọt top 500 trường hàng đầu châu Á, 4 cơ sở giáo dục ĐH nước ta có tên trong danh sách 1.000 trường tốt nhất thế giới của các bảng xếp hạng uy tín…
Chú trọng đào tạo kiểm định viên đạt chuẩn
Theo báo cáo của Cục Quản lý chất lượng (Bộ GDĐT), từ tháng 3/2014 đến nay, cả nước đã đào tạo được hơn 1.700 kiểm định viên. Trong đó, 3 cơ sở được giao nhiệm vụ đào tạo kiểm định viên (ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TP Hồ Chí Minh và ĐH Đà Nẵng) đã đào tạo được 48 khóa, cấp chứng chỉ hoàn thành chương trình đào tạo cho 1.436 người. Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (nay là Cục Quản lý chất lượng) cũng đã tổ chức tuyển chọn và cấp thẻ cho 346 kiểm định viên; trong đó có 9 người được đặc cách và 337 người đạt yêu cầu qua các kỳ tuyển chọn.
Video đang HOT
Bên cạnh việc nâng số lượng kiểm định viên, vấn đề được quan tâm hơn là chất lượng của các kiểm định viên này đến đâu. Nhiều hội thảo, hội nghị đã được tổ chức bàn về vấn đề này với đa số ý kiến đồng tình cần tiếp tục nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn của các kiểm định viên.
Riêng đối với 5 tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đã được thành lập và cấp phép hoạt động, PGS Nguyễn Thị Phương Nga – Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục (Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam) cho rằng: Bộ GDĐT cần có quy định cụ thể về thành phần và năng lực chuyên môn của các cán bộ thực hiện kiểm tra giám sát các hoạt động kiểm định chất lượng của các trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục. Khi Bộ cần đánh giá chất lượng của các báo cáo đánh giá ngoài, Bộ cần thành lập một hội đồng/ tổ chuyên gia có năng lực chuyên sâu về kiểm định chất lượng và có học hàm học vị tối thiểu tương đương với các đoàn đánh giá ngoài của các trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục…
Hiện nay, quy trình kiểm định chất lượng giáo dục ĐH bao gồm 4 bước: Tự đánh giá, đánh giá ngoài, thẩm định và công nhận kết quả đánh giá. Sau khi hoàn thành tự đánh giá, nhà trường gửi báo cáo tự đánh giá cho cơ quan chủ quản và Cục Quản lý chất lượng (Bộ GDĐT) để báo cáo.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình, đảm bảo chất lượng là một quá trình và chất lượng bên trong cơ sở giáo dục ĐH mới là yếu tố quan trọng nhất chứ không phải nhãn mác đạt hay không đạt 25 tiêu chuẩn, 111 tiêu chí của kiểm định chất lượng. Đặc biệt, muốn cải thiện được thứ tự xếp hạng ĐH như mục tiêu đặt ra thì bản thân mỗi nhà trường phải hướng đến chất lượng thực sự chứ không phải hình thức.
Thu Hương
Theo daidoanket
Đào tạo và phát triển Mỹ thuật ứng dụng gắn liền với đòi hỏi của xã hội
Thực tiễn phát triển của xã hội đang đòi hỏi các chương trình đào tạo Mỹ thuật ứng dụng gắn liền với xu thế phát triển của xã hội
Ngày 03/10/2019, Câu lạc bộ Khối trường đào tạo Mỹ thuật ứng dụng thuộc Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam đã phối hợp với trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội tổ chức buổi Hội thảo- Tọa đàm " Đổi mới chương trình đào tạo Mỹ thuật ứng dụng gắn với thực tiễn của xã hội".
Thầy Nguyễn Đăng Khoa, Chánh văn phòng Hiệp hội Đại học và Cao đẳng Việt Nam phát biểu tại buổi Hội thảo - Tọa đàm. Ảnh: Ngọc Trang.
Hội thảo nhằm ghi nhận những đánh giá khách quan về hoạt động đào tạo và đưa ra được các giải pháp đào tạo Mỹ thuật ứng dụng gắn với thực tiễn, đáp ứng nhu cầu xã hội trong giai đoạn hiện nay và tìm ra hướng giải quyết những khó khăn trong chương trình đào tạo Mỹ thuật ứng dụng hiện nay.
Tham dự Hội thảo có Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Thủy, phó vụ trưởng vụ giáo dục Đại học của bộ Giáo dục và Đào tạo;
Thầy Nguyễn Đăng Khoa, Chánh văn phòng Hiệp hội các trường Đại học Cao đẳng Việt Nam;
Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Xuân Nghị chủ tịch câu lạc bộ khối các trường đào tạo Mỹ thuật ứng dụng;
Thầy Phan Bá Đăng, Phó bí thư Đảng ủy trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, cùng các chuyên gia đầu ngành Mỹ thuật trên khắp cả nước.
Phát biểu tại hội thảo, Phó Giáo sư Đặng Mai Anh, phó Hiệu trưởng phụ trách Trường Đại học Mỹ thuật Công Nghiệp Hà Nội đã đánh giá Hội thảo có ý nghĩa lớn trong công tác đào tạo lĩnh vực Mỹ thuật nói chung và Mỹ thuật ứng dụng nói riêng.
Thực tiễn cho thấy, từ nhiều năm qua Mỹ thuật ứng dụng luôn đóng vai trò quan trọng góp phần vào sự nghiệp phát triển của đất nước.
Phó Giáo sư Tiến sĩ Đặng Mai Anh, phó Hiệu trưởng phụ trách Trường Đại học Mỹ thuật Công Nghiệp Hà Nội cho rằng Hội thảo - Tọa đàm có ý nghĩa lớn trong công tác đào tạo Mỹ thuật ứng dụng trong thực tiễn. Ảnh: Ngọc Trang.
Các cơ sở đào tạo Mỹ thuật ứng có sự phát triển không ngừng cả về số lượng lẫn chất lượng, đã và đang có rất nhiều đổi mới, tuy nhiên thực tiễn cuộc sống luôn biến đổi không ngừng đặt ra cho các đơn vị đào tạo Mỹ thuật ứng dụng và các nhà doanh nghiệp sử dụng nguồn nhân lực Mỹ thuật ứng dụng tại Việt Nam một số vấn đề cần bàn luận.
Để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, ngoài việc nâng cao chất lượng đào tạo thông qua chương trình học, công cụ hỗ trợ, cần có sự liên kết giữa các đơn vị đào tạo, giữa đơn vị đào tạo với doanh nghiệp tuyển dụng nhân lực Mỹ thuật ứng dụng.
Các đại biểu tham dự Hội thảo - Tọa đàm. Ảnh: Ngọc Trang.
Buổi Hội thảo - Tọa đàm là dịp để nhà trường và doanh nghiệp cùng nắm bắt nhu cầu thì trường và có được cái nhìn đa chiều về nhu cầu sử dụng nhân lực trong lĩnh vực này, cũng như khả năng cung cấp nhân lực Thiết kế mỹ thuật ứng dụng của các đơn vị đào tạo có năng lực cao đáp ứng nhu cầu xã hội hay không.
Đặc biệt, các tham luận cũng đã chú trọng đến đánh giá thực trạng công tác đào tạo ngành mỹ thuật ứng dụng hiện nay ở tất cả các cấp học, các loại hình, quy mô đào tạo.Các tham luận tại Hội thảo - Tọa đàm đã tập trung đánh giá, cập nhật các văn bản, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ - Ngành liên quan trong công tác đào tạo.
Ý kiến của các đại biểu cũng làm rõ hơn về nhu cầu nguồn nhân lực và thực tiễn sử dụng nguồn lao động là họa sĩ mỹ thuật công nghiệp.
Đồng thời đưa ra những dự báo, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và sử dụng trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Ban chủ nhiệm câu lạc bộ mới ra mắt tại buổi tọa đàm. (Ảnh: Ngọc Trang)
Trên cơ sở kinh nghiệm đào tạo của các quốc gia hiện đại như Pháp, Đức, Hoa Kỳ các trường cần chú trọng xây dựng các phòng thực nghiệm để sinh viên làm quen với môi trường thực hành.
Đại diện cho cơ quan nhà nước, Phó Giáo sư Nguyễn Thị Thu Thủy góp ý, các trường đạo tạo Mỹ thuật ứng dụng cần xây dựng riêng chương trình giảng dạy nhằm tránh tình trạng rút gọn thời gian học của sinh viên.
Cũng tại Hội thảo, thầy Nguyễn Đăng Khoa, Chánh văn phòng Hiệp hội các trường Đại học Cao đẳng Việt Nam và Ban tổ chức đã tổng hợp những ý kiến đóng góp của các vị đại biểu cho chuyên đề chính của Hội thảo.
Tại buổi Hội thảo - Tọa đàm, ban chủ nhiệm mới của câu lạc bộ Khối các trường Đào tạo Mỹ thuật ứng dụng cũng đã ra mắt và nhận nhiệm vụ.
Ngọc Trang
Theo giaoduc.net
Nam Định: Để nói được không với ma tuý và bạo lực học đường Tỉnh Nam Định có có 764 trường học và cơ sở giáo dục, trong đó có 29 trường đại học, cao đẳng và trung cấp. Xác định bảo đảm an ninh, trật tự trong các cơ sở giáo dục là một yêu cầu quan trọng, nhằm bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh. Mô hình "An toàn trường học" được...