Kiểm điểm nghiêm các trường hợp vi phạm trong thu, chi ngân sách 2016
Bộ Tài chính vừa có công văn yêu cầu các bộ, ban, ngành và UBND các tỉnh, TP, các đơn vị được kiểm toán thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đối với các báo cáo quyết toán NSNN năm 2016.
Ảnh minh hoạ
Trong đó, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ban, ngành và UBND các tỉnh, thành phố, các đơn vị được kiểm toán tập trung chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường quản lý tài chính – ngân sách theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm sử dụng NSNN, tiền và tài sản nhà nước tiết kiệm, hiệu quả. Các nội dung này cần được kịp thời tổng hợp báo cáo Quốc hội theo đúng thời hạn quy định.
Các bộ, ban, ngành, địa phương cần phải có những giải pháp tích cực để nâng cao chất lượng xây dựng dự toán NSNN, bảo đảm dự toán phải sát thực tế, phù hợp với khả năng của NSNN và đúng theo quy định của pháp luật; tránh tình trạng lập dự toán chưa đầy đủ, phải điều chỉnh, bổ sung dự toán nhiều lần trong năm.
Trong chi NSNN phải bám sát dự toán được cấp có thẩm quyền quyết định, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, tránh tình trạng chi không đúng nguồn kinh phí, mua sắm vượt nhu cầu gây lãng phí NSNN; không để tiếp diễn tình trạng tồn đọng các dự án đầu tư công đã hoàn thành nhưng chậm phê duyệt quyết toán.
Video đang HOT
Đồng thời, các bộ, ngành, địa phương cần khắc phục tình trạng tạm ứng vốn lớn, tạm ứng sai quy định, cho vay, tạm ứng kéo dài qua nhiều năm chậm thu hồi; có giải pháp xử lý dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản; chi chuyển nguồn chậm, số chi chuyển nguồn sang năm tăng so với năm trước…
Công tác quản lý thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật; khắc phục tình trạng thu phí, lệ phí sai quy định, áp dụng không đúng mức thu hoặc thu thêm các khoản thu không có trong quy định.
Ngoài ra, các bộ, ban, ngành, địa phương cũng khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành theo đúng quy định của pháp luật đối với các cơ chế, chính sách quản lý tài chính ngân sách không còn phù hợp với quy định chung của Nhà nước; đồng thời, bãi bỏ các cơ chế, chính sách trái thẩm quyền hoặc trái với quy định của cấp trên.
Công văn của Bộ Tài chính cũng nêu rõ, đối với các kết luận, kiến nghị về xử lý vi phạm về tài chính – ngân sách, các bộ, ban, ngành cần tập trung chỉ đạo xử lý dứt điểm sai phạm, tồn tại và thu nộp đầy đủ vào NSNN đối với các khoản thu, chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức.
Đối với các kiến nghị về cơ chế chính sách thuộc lĩnh vực tài chính, ngân sách, các bộ, ban, ngành, các địa phương và các đơn vị được KTNN kiến nghị khẩn trương rà soát, sửa đổi, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành theo đúng quy định của pháp luật đối với các cơ chế, chính sách quản lý không còn phù hợp; bãi bỏ các cơ chế, chính sách ban hành trái thẩm quyền hoặc trái với quy định của pháp luật. Trường hợp chưa sửa đổi, bổ sung phải nêu rõ lý do và dự kiến thời hạn sửa đổi, bổ sung.
Ngoài ra, cần kiểm điểm trách nhiệm, xử lý nghiêm, kịp thời các tổ chức, cá nhân vi phạm trong quản lý, sử dụng NSNN và báo cáo cụ thể về danh sách, mức độ sai phạm, hình thức xử lý, kết quả xử lý vi phạm trong việc quản lý, sử dụng NSNN năm 2016.
Đặc biệt, Bộ Tài chính yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền khi duyệt, thẩm định quyết toán ngân sách năm 2017 của các cơ quan, đơn vị trực thuộc hoặc ngân sách cấp dưới phải theo đúng chế độ và thời gian quy định. Đồng thời lưu ý, đôn đốc, xử lý kiến nghị của KTNN đối với quyết toán NSNN các năm trước và đối với quyết toán NSNN năm 2016 chưa thực hiện hoặc mới thực hiện được một phần. Các bộ, ban, ngành và UBND các tỉnh, thành phố, các đơn vị được kiểm toán phải nêu rõ lý do, biện pháp và thời hạn xử lý dứt điểm.
Sau ngày 30/11/2018, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chưa gửi báo cáo theo các quy định nêu trên, Bộ Tài chính sẽ yêu cầu Kho bạc Nhà nước tạm dừng việc rút kinh phí chi thường xuyên khối văn phòng và tạm dừng việc rút số bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương tương ứng với số kinh phí sai phạm của KTNN kết luận, kiến nghị.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính sẽ tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ những bộ, cơ quan trung ương, địa phương, đơn vị được kiểm toán chưa gửi báo cáo tình hình thực hiện các kết luận, kiến nghị của KTNN, hoặc theo báo cáo chưa thực hiện các kết luận, kiến nghị của KTNN đối với quyết toán NSNN năm 2016.
Theo báo Hải Quan
Bia Hà Nội Hải Dương (HAD) chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền tỷ lệ 80%
Số cổ tức này nằm trong khoản cổ tức hơn 200% mà Bia Hà Nội Hải Dương sẽ trả trong năm 2018 theo đề nghị của Kiểm toán Nhà nước.
Ngày 21/9 tới đây CTCP Bia Hà Nội Hải Dương (mã chứng khoán HAD) sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 80%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận về 8.000 đồng. Thời gian thanh toán 4/10/2018.
Năm 2017 Bia Hà nội Hải Dương đạt 165,2 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận sau thuế đạt 13,9 tỷ đồng. Chi trả cổ tức tỷ lệ 20%. Năm 2018, HAD đặt kế hoạch doanh thu 173,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 8,5 tỷ đồng, phấn đấu chia cổ tức tỷ lệ 15%.
Tại ĐHCĐ thường niên năm 2018 vừa qua đại diện phần vốn của Habeco (BHN) tại HAD cho biết sẽ chi trả cổ tức tồn đọng của những năm trước theo đề nghị của Kiểm toán Nhà nước. Khoản cổ tức này sẽ chi trả cho cổ đông ngay trong năm 2018.
Theo BCTC kiểm toán năm 2017, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị giảm nguồn quỹ đầu tư phát triển và tăng khoản phải trả cho cổ đông số tiền 81,8 tỷ đồng.
Tại ngày 31/12/2017 HAD có khoản phải trả khác giá trị 87,3 tỷ đồng, trong đó có khoản cổ tức phải trả tồn các năm trước là 81,9 tỷ đồng, tương đương hơn 200% vốn điều lệ. Theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, số cổ tức này sẽ được chi trả hết trong năm 2018, do vậy trong năm cổ đông công ty sẽ nhận về hơn 20.000 đồng trên mỗi cổ phiếu sở hữu đối với khoản cổ tức đặc biệt này.
Thái Phương
Theo Trí thức trẻ
Kiểm toán Nhà nước: Quản lý tài chính của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam còn bất cập Kiểm toán Nhà nước nhận định, Công ty mẹ - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam và các đơn vị thành viên được kiểm toán cơ bản đã quản lý tài chính và hạch toán kế toán theo pháp luật, chính sách, chế độ tài chính - kế toán hiện hành song vẫn còn những hạn chế, bất cập... Tính đến thời điểm...