Kiểm điểm hàng loạt đơn vị sai phạm ở BQL Khu kinh tế mở Chu Lai
BQL Khu kinh tế mở Chu Lai đã báo cáo UBND tỉnh Quảng Nam về việc tổ chức kiểm điểm hàng loạt đơn vị sai phạm theo kết luận của Thanh tra Bộ Xây dựng với 2 dự án do đơn vị làm chủ đầu tư với số tiền lên đến gần 35 tỉ đồng.
Ngày 30/10, trao đổi với PV Dân trí, ông Trần Đình Quang – Phó trưởng BQL Khu kinh tế mở Chu Lai kiêm Giám đốc dự án hạ tầng (thuộc BQL Khu kinh tế mở Chu Lai) – cho biết, đã có văn bản báo cáo UBND tỉnh Quảng Nam về kết quả xử lý những sai phạm của các đơn vị trong quá trình đầu tư xây dựng 2 công trình là cầu Cửa Đại và khu tái định cư Tam Anh Nam (xã Tam Anh Nam, huyện Núi Thành) với số tiền được Thanh tra Bộ Xây dựng kết luận sai phạm lên đến gần 35 tỉ đồng.
Cầu Cửa Đại do BQL Khu kinh tế mở Chu Lai làm chủ đầu tư đã được Thanh tra Bộ Xây dựng kết luận sai phạm nhiều tỉ đồng
Theo đó, các đơn vị bị kiểm điểm là BQL dự án hạ tầng, tư vấn thẩm tra, tư vấn giám sát, nhà thầu… Ông Trần Đình Quang cho biết, các sai phạm này đã được đơn vị rút kinh nghiệm cho các công trình tiếp theo.
Theo kết luận của Thanh tra Bộ Xây dựng về công tác quản lý đầu tư xây dựng công trình của BQL Khu kinh tế mở Chu Lai và hai dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Cửa Đại và dự án Khu tái định cư Tam Anh Nam giai đoạn I; Thanh tra Bộ Xây dựng đã chỉ ra nhiều sai sót, trong đó việc áp giá sai đã làm tăng giá gói thầu gần 16 tỷ đồng; nghiệm thu sai gần 19 tỷ đồng.
Ông Trần Đình Quang trình bày về công tác kiểm điểm các đơn vị sai phạm
Một trong những khâu để xảy ra sai sót mà cơ quan thanh tra yêu cầu khắc phục, chấn chỉnh là lập, thẩm tra, phê duyệt hồ sơ thiết kế, dự toán xây dựng công trình.
Cụ thể, việc tính sai khối lượng tại một số hạng mục công trình, dự toán áp nhầm đơn giá vật liệu, nhân công, ca máy, áp sai khối lượng so với hồ sơ thiết kế, lập dự toán chưa căn cứ vào thành phần, nội dung, tính chất công việc… dẫn đến làm tăng giá gói thầu tại các dự án thanh tra hơn 15,8 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, chủ đầu tư và các đơn vị liên quan không kiểm tra sự phù hợp năng lực giữa hồ sơ dự thầu và thực tế thi công, thiếu một số chứng chỉ kỹ thuật xuất xưởng, chứng chỉ xác nhận chủng loại và chất lượng vật liệu…
Video đang HOT
Không chỉ để xảy ra sai sót trong các khâu trên, công tác nghiệm thu thanh toán cũng bị nhầm lẫn làm tăng chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công so với quy định; không điều chỉnh chi phí vận chuyển vật liệu theo cự ly vận chuyển thực tế tại một số hạng mục công trình; nghiệm thu thừa một số khối lượng dẫn đến làm tăng tổng giá trị nghiệm thu tại các dự án thanh tra gần 19 tỷ đồng…
“Yêu cầu BQL dự án 85 tổ chức nhanh việc thẩm định và phê duyệt dự toán các gói thầu bước thiết kế bản vẽ thi công, khắc phục các sai sót được nêu trong kết luận của thanh tra và trong các văn bản chỉ đạo của Chủ đầu tư; tham mưu Chủ đầu tư điều chỉnh lại hợp đồng để có cơ sở quyết toán công trình đảm bảo tính đúng, tính đủ theo quy định, hoàn thành trước khi điều chỉnh trượt giá các gói thầu”, ông Trần Đình Quang trình bày về các biện pháp khắc phục.
Công Bính
Theo Dantri
Hà Nội: Người dân "còng lưng" chui tầng thượng đi nhờ thang máy
Câu chuyện "thật như đùa" này lại đang xảy ra tại tòa nhà G khu tái định cư Đền Lừ (quận Hoàng Mai, Hà Nội) gần 2 tháng nay.
Hà Nội: Người dân "còng lưng" chui tầng thượng đi nhờ thang máy
Nỗi kinh hoàng mang tên thang máy
Toà nhà G, khu tái định cư Đền Lừ được đưa vào sử dụng vào năm 2004 đến nay đã rơi vào "thảm cảnh" xuống cấp nghiêm trọng. Bốn thang máy được chia cho hai đơn nguyên với hơn 500 nhân khẩu của 110 hộ dân đang sinh sống. Hơn một tháng nay, chỉ còn lại một thang máy hoạt động.
"Tôi chuyển tới đây được 10 năm, tình trạng thang máy bị hỏng hóc như thế này diễn ra liên tục. Trước đây chủ đầu từ còn gọi đơn vị lắp đặt đến sửa chữa vì còn nằm trong gói bảo hành.
Nhưng oái oăm ở chỗ, nhiều khi thợ sửa thang máy vừa ra khỏi toà nhà là thang máy lại chết đứ đừ. Đến thời điểm này, người dân chờ đợi mà không thấy ai đến sửa nữa", ông Tăng Văn Nhưỡng, người dân sống tại khu nhà G buồn bã kể lại.
Một người dân khác lên tiếng: "Chúng tôi, những người sống từ tầng 7 trở lên là khốn khổ nhất mỗi khi thang máy dở chứng. Người già như chúng tôi đi được 3 tầng là thở không ra hơi rồi. Nói không phải chứ chẳng may có người ở tầng 11 phải cấp cứu thì có lẽ sẽ chết trước khi xuống tới đất".
Đây là cách người dân nơi đây "sử dụng" thay máy
Ông Chu Văn Huấn, thương binh 1/4 sống tại nhà chung cư G nhiều năm, vẫn chưa hết bàng hoàng khi khi kể lại câu chuyện thang máy bi rơi tự do cách đây không lâu. "Nỗi kinh hoàng chẳng khác gì thời chiến trận. Khi biết được thang máy rơi, tôi và nhiều người dân nhanh chóng có mặt, cũng may hôm đó thang máy rơi xuống đến tầng gần cuối cùng thì dừng lại.
Sau khi cắt được cửa thang máy, chúng tôi phải lôi họ lên vì thang đã tụt xuống phía dưới cửa ra vào. Bên trong có một người phụ nữ đang có bầu và hai đứa trẻ con. Bây giờ nhắc đến chuyện đi thang máy không ít người vẫn còn sợ hãi , nhiều người ở tầng 5, 6 không dám đi vì họ lo mất an toàn. Cả toà nhà có đến11 tầng, người già trẻ nhỏ một ngày sao đi được mấy vòng từ tầng một lên tầng 11".
Thang máy của nhà G đã bị hư hỏng từ lâu nhưng không có người đến sửa chữa.
Lối thoát hiểm
Cũng bởi lý do này, những người ở tầng cao đã khám phá ra một con đường mới, bớt hiểm nguy hơn, đó là đi nhờ thang máy còn hoạt động của đơn nguyên bên cạnh. Oái oăm ở chỗ, muốn sang được phải khom lưng đi chui qua mái nhà, sang tòa nhà bên cạnh.
Bà Lê Thị Dần, tổ trưởng tổ dân phố 83 nói: "Khu vực tầng thượng không có đèn thắp sáng, người già, trẻ em, thương bệnh binh đêm hôm vẫn phải dùng đèn pin để chui luồn qua lối này. Người già xương khớp yếu mà phải lê từng bước thế này, nhìn tội lắm".
Không chỉ bức xúc vì thang máy hay những khoản dịch vụ trong toà nhà, điều làm bà Dần quan tâm nhất chính là vấn đề vệ sinh môi trường.
"Có lẽ việc không có ban quản trị toà nhà khiến nơi đây không thành một thể thống nhất, mạnh ai nấy làm. Những điểm nghỉ chân của cầu thang bộ bị nhiều hộ gia đình chiếm dụng thành nơi để đồ bỏ đi, làm cho khu vực luôn bẩn thỉu nhếch nhác. Trong khi đó, khu nhà vệ sinh thật sự bẩn thỉu và xuống cấp, luôn trong tình trạng nước thải tràn ra ngoài hôi thối, ngày nắng còn đỡ chứ ngày mưa thì ...", bà Dần phân trần.
Một đống rác thải còn sót lại khi nhân viên vệ sinh "bỏ quên"
Khu nhà xuống cấp nghiêm trọng, nước tràn ra ngoài bốc mùi hôi thối.
Điểm nghỉ của các cầu thang bộ bị những hộ dân chiếm làm nơi để đồ.
Trọng Trinh
Theo Dantri
Phát hiện một khu mộ cổ Trong quá trình đào đất, san ủi mặt bằng làm khu tái định cư tại khu vực có tục danh là Gò Súng Bắn, thuộc thôn An Thái, xã Nhơn Phúc, TX.An Nhơn (Bình Định), đã phát lộ một khu mộ cổ nằm sâu trong lòng đất. Mộ nằm sâu 0,5 m so với mặt đất, quay theo hướng tây bắc - đông...