Kiếm bộn tiền từ nỗi sợ hãi trí tuệ nhân tạo
Thiên tài vật lý Stephen Hawking từng cảnh báo loài người có nguy cơ bị trí tuệ nhân tạo hủy diệt. Các hãng công nghệ thích viễn cảnh đó bởi nỗi sợ sẽ mang lại cho họ cả đống tiền.
Nhiều hãng công nghệ đang lợi dụng nỗi sợ máy móc để trục lợi.
Tuy nhiên, Stephen Hawking cũng có cái nhìn lạc quan về trí tuệ nhân tạo (AI). Ông cho rằng nếu khai thác tốt, AI sẽ là một trong những khai phá tốt nhất mà loài người có được.
Nhiều người cũng tin rằng AI sẽ giúp xã hội phát triển rực rỡ hơn, nâng cao dịch vụ chăm sóc y tế, cải thiện năng suất lao động, đồng thời giải phóng con người khỏi những công việc nặng nhọc.
Tuy viễn cảnh diệt vong đó không thể xảy ra trong nay mai nhưng đã có nhiều tiếng nói sợ sệt về điều này, hay ít nhất cũng cố thuyết phục nguy cơ đó là có thật.
Điển hình trong số này là nhà tỉ phú Elon Musk, sáng lập Tesla Motors và SpaceX. Ông này đã lập một công ty phi lợi nhuận với sự tham gia của nhiều hãng công nghệ lớn, trong đó có Amazon, nhằm ngăn chặn nguy cơ diệt vong đến từ trí tuệ nhân tạo.
Ngoài Elon Musk, các trường đại học lớn trong đó có Berkeley, Oxford và Cambridge cũng lập ra những viện nghiên cứu có chức năng tương tự. Nhiều nhân vật nổi tiếng như Bill Joy, Bill Gates và Ray Kurzweil cũng lên tiếng cảnh báo về nguy cơ trí tuệ nhân tạo.
Thổi phồng nguy cơ
Bao giờ cũng vậy, đã có diệt vong thì sẽ có cứu rỗi. Nguy cơ trí tuệ nhân tạo là có thật nhưng con người vốn thông minh và hơn hết chính họ tạo ra AI nên sẽ có cách kiểm soát từ đầu.
Biến thách thức thành cơ hội để từ đó đưa ra các giải pháp sáng tạo. Rất nhiều hãng công nghệ đang kiếm bộn tiền từ nỗi sợ này. Cũng khó có thể nói đó là tác phẩm của khoa học viễn tưởng hay đơn thuần chỉ là thổi phồng của giới công nghệ.
Máy móc liệu có nổi dậy?
Chẳng hạn Ray Kurzweil, nhà sáng chế, phát minh và khoa học gia nổi tiếng của Mỹ, tin rằng loài người sẽ bất tử nhờ các loại robot tí hon có khả năng số hóa trí óc con người.
Còn Elon Musk thì cho rằng con người sắp đạt tới “cảnh giới” giống như bộ phim viễn tưởng Ma Trận trong tương lai gần. Khi đó, hiện thực có thể được lập trình được để lưu giữ trong nhiều thế kỷ.
Một số hãng công nghệ lớn luôn tự coi họ là “đấng cứu thế” với sức mạnh có thể tiêu diệt con người hoặc khiến con người bất tử. Suy nghĩ này luôn thường trực trong thế giới công nghệ bởi nó nuôi dưỡng cái tôi và sự ngạo mạn tin rằng sức mạnh của họ lớn hơn bất cứ sáng tạo của một cá nhân nào.
Với các nhà nghiên cứu về Ngày Phán xét như Elon Musk hay Ray Kurzweil, thừa nhận nguy cơ là có thật không chỉ là lời kêu gọi hành động mà còn thu hút những khoản đầu tư khổng lồ và cơ hội rộng mở khác.
Thế nhưng, liệu những cỗ máy thông minh có tiêu diệt, cứu rỗi hay đơn giản là giúp chúng ta làm việc hiệu quả hơn? Để trả lời câu hỏi này, hãy xem những gì đang thực sự xảy ra với trí tuệ nhân tạo dưới đây.
Sự thật trần trụi
Các công nghệ cơ bản, giống những thứ mà trí tuệ nhân tạo DeepMind của Google sử dụng để đánh bại vua cờ vây Lee Sedol trong trận chiến gần đây, thực ra không mới. Chúng từng được phát triển từ những năm 80 của thế kỷ trước.
Sở dĩ giờ đây công nghệ này mạnh lên là nhờ có dữ liệu lớn và năng lực xử lý điện toán cao hơn. Tuy nhiên, cách thức hoạt động của các hệ thống này không đổi – chúng được phát triển cho mục đích nhất định. Trong trò chơi, mục đích là thắng đối thủ, cụ thể là bắt được tướng hoặc vua.
Robot làm thay công việc của con người.
Video đang HOT
Tuy nhiên, trong các trường hợp khác, rất khó xác định được mục đích chính và đây chính là lúc trí tuệ nhân tạo có thể phát sinh vấn đề. Tất nhiên, mọi thứ đều có nguyên nhân của nó. Trong trường hợp này, nguyên nhân có thể do sơ hở của hệ thống hơn là ý định nham hiểm của trí tuệ nhân tạo.
Hãy thử tưởng tượng trong chiến tranh lạnh, Mỹ đặt tất cả sức mạnh hạt nhân của mình dưới sự quản lý của trí tuệ nhân tạo để đối phó với cuộc tấn công của phủ đầu của Liên Xô.
Do Liên Xô không có hoạt động đối kháng nào, theo thời gian các lò phản ứng hạt nhân của Mỹ tự tan chảy khiến hệ thống điện lưới bị mất tạm thời. Ngay lập tức, cảm biến của trí tuệ nhân tạo phát hiện sự bất thường và quyết định đáp lại bằng cách khởi động hệ thống đáp trả.
Tổng thống Mỹ ngay lập tức ra lệnh cho hệ thống vô hiệu hóa cơ chế phản ứng như trí tuệ nhân tạo lại nhận dạng sai lời nói của tổng thống như bị ai đó ép buộc. Tên lửa hạt nhân lập tức được phóng đi, và thế là nhân loại bị diệt vong.
Thực tế, trí tuệ nhân tạo chỉ tuân theo những chỉ thị được lập trình sẵn nên hoàn toàn có thể xảy ra lỗi. Điều này hoàn có thể dẫn tới những sai lầm chết người mà con người từng mắc phải trong chiến tranh lạnh.
Thực chất những sai lầm đó là do con người chứ không phải máy móc. Tất nhiên, con người có thể thiết kế ra trí tuệ nhân tạo để giết chóc, nhưng là giết hại lẫn nhau, chứ không phải máy móc có ý thức giết người.
Có nhiều tiếng nói lo ngại về nguy cơ trí tuệ nhân tạo.
Các chính phủ phương tây, đứng đầu là Mỹ, từng thả virus máy tính Stunext để phá hủy cơ sở hạ tầng hạt nhân của Iran. Trong tương lai, virus máy tính sẽ thông minh hơn và có khả năng phá hủy lớn hơn. Tuy nhiên, một lần nữa, chính con người sử dụng công nghệ để giết hại lẫn nhau.
Cũng có những nguy cơ thực sự từ trí tuệ nhân tạo nhưng chủ yếu về mặt kinh tế hoặc xã hội. Trí tuệ nhân tạo thông minh hơn sẽ giúp tạo nên xã hội phồn thịnh hơn nhưng cũng khiến không ít người mất việc làm.
Nguy cơ tiếp theo là con người “lạnh nhạt” với nhau nhiều hơn khi các loại robot chăm sóc sức khỏe thay thế con người làm công việc này.
Vậy nên, thay vì lo lắng về tương lai loài người, chúng ta nên tập trung vào các thách thức có thật như thay đổi khí hậu, vũ khí hủy diệt hàng loạt hơn là các con robot AI sát thủ.
Gia Nguyễn
Theo Zing
Những trí tuệ nhân tạo mạnh nhất hiện nay
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang giúp định hình thế giới theo cách tốt đẹp hơn, nhưng cũng có những lo ngại một ngày nào đó máy móc sẽ kiểm soát con người.
Máy móc liệu có kiểm soát con người?
Những tên tuổi lớn đang đầu tư mạnh tay cho trí tuệ nhân tạo hiện nay gồm có Google, Facebook, Amazon, IBM, Microsoft và một số hãng khác. Những hãng này đã lập ra một đối tác trí tuệ nhân tạo mới với trọng tâm nghiên cứu và định hình những hoạt động tốt nhất cho công nghệ AI.
Dự án đối tác này sẽ tạo ra một diễn đàn mở về AI, nơi những người quan tâm có thể trao đổi, thảo luận, đồng thời tăng cường sự hiểu biết của cộng đồng về trí tuệ nhân tạo.
Ngạc nhiên ở chỗ, Elon Musk - sáng lập SpaceX và đồng sáng lập Tesla Motors - cùng với PayPal không tham gia đối tác này. Apple cũng vậy.
Năm 2014, Google mua lại công ty khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo DeepMind với giá 400 triệu USD - vốn được xem là một trong những thương vụ mua bán lớn nhất trong lĩnh vực AI.
Google DeepMind vừa xây dựng một dự án AI cho hệ thống tàu điện ngầm London, sử dụng mạng thần kinh để lưu trữ dữ liệu và truy vấn các thông tin nhằm giải quyết các sự cố phát sinh.
Google là hãng tiên phong trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.
Nhiệm vụ của dự án là giúp tìm ra những tuyến đường di chuyển nhanh nhất giữa các trạm dừng để hành khách có thể đi lại nhanh hơn và thuận tiện hơn.
Đầu năm vừa rồi, Google cũng ra mắt hệ thống học máy TensorFlow miễn phí cho tất cả mọi người. Cơ chế học máy này có thể tìm thấy trong công nghệ nhận dạng thoại & hình ảnh và các ứng dụng dịch thuật.
TensorFlow có thể bắt chước cơ chế hoạt động của não người, nhận dạng và ghi nhớ các mẫu xác định.
Mạng xã hội này đang dùng công nghệ trí tuệ nhân tạo để giúp người khiếm thị có thể "nhìn thấy" ảnh qua một ứng dụng trên iOS.
Ngoài ra, công nghệ này còn được Facebook dùng để tạo các bản đồ chi tiết về dân số và người truy cập Internet toàn cầu. Mục đích là giúp hãng này triển khai dự án phổ cập Internet tới các vùng xa xôi, hẻo lánh.
Mark Zuckerberg dùng trí tuệ nhân tạo để phân tích người dùng.
Facebook cũng có công nghệ AI học sâu dùng để nghiên cứu hành vi người dùng. Năm 2010, hãng từng giới thiệu công nghệ nhận dạng khuôn mặt giúp xác định danh tính của người trong ảnh đăng trên mạng xã hội.
Năm 2013, "ông trùm" Mark Zuckerberg còn lập riêng một phòng thí nghiệm chuyên về trí tuệ nhân tạo. Nói chung, Facebook là gương mặt khá quen thuộc trong lĩnh vực AI.
Apple
Đầu năm vừa rồi, hãng Quả táo đã mua công ty khởi nghiệp về trí tuệ nhân tạo Emotient nhưng chưa rõ kế hoạch triển khai các dự án liên quan sẽ như thế nào. Có vẻ như Apple sẽ tập trung vào công nghệ nhận diện khuôn mặt và phản ứng của khách hàng với quảng cáo.
Apple cũng là một tay chơi lớn trong lĩnh vực AI.
Trước đó vào tháng 10/2015, Apple mua công ty trí tuệ nhân tạo Vocal IQ nhằm phát triển Siri lên mức cao hơn, đồng thời sử dụng phần mềm trí tuệ nhân tạo giọng nói của Vocal IQ.
Vocal IQ chính là tác giả của công nghệ kiểm soát giọng nói trên các mẫu xe của General Motors, cho phép người lái có thể bật hoặc tắt những chức năng nhất định trên xe hơi bằng lệnh thoại.
Elon Musk
Elon Musk đang hợp sức với nhiều hãng công nghệ khổng lồ như Amazon, LinkedIn và PayPal phát triển trí tuệ nhân tạo nguồn mở. Dự án phi lợi nhuận này giúp phát triển các trí tuệ nhân tạo phục vụ cho lợi ích của con người.
Đã có những tiếng nói lo ngại về nguy cơ máy móc trỗi dậy.
Cùng với "ông hoàng vật lý" Stephen Hawking, Elon Musk là người lo lắng về nguy cơ của những dạng thức trí tuệ nhân tạo không được kiểm soát.
Microsoft
Hãng này có dự án Oxford giúp phân tích hành vi người dùng thông qua các giao diện chương trình ứng dụng (API) giọng nói, biểu cảm và khuôn mặt.
Dự án phân tích tâm trạng người trong ảnh của Microsoft.
Microsoft cũng mới công bố chương trình Future Decoded cho phép các nhà phát triển có thể tiếp cận dịch vụ phát hiện biểu cảm nhằm gán tâm trạng cho một người dựa trên biểu cảm khuôn mặt của họ.
Công nghệ nhận dạng khuôn mặt này cho phép các bức ảnh có thể được chỉnh sửa dựa trên tâm trạng của người trong ảnh.
IBM
Từng nổi tiếng với máy tính Watson (hệ thống máy tính có khả năng trả lời câu hỏi theo ngôn ngữ tự nhiên), IBM sử dụng trí tuệ nhân tạo để phân tích bối cảnh và ý nghĩa ẩn sau các bức ảnh, video, tin nhắn và lời thoại.
Năm 2011, Watson thắng giải Jeopardy, một chương trình đố vui kiến thức truyền hình tại Mỹ, xuất sắc vượt qua các đối thủ con người khác.
IBM có lịch sử phát triển trí tuệ nhân tạo lâu đời.
IBM còn hợp tác với nhà sản xuất chip đồ họa Nvidia để nâng cấp Watson mạnh gấp 1,7 lần so với trước đây.
Hiện IBM đang phát triển một ứng dụng trợ lý giảng dạy giúp soạn ra bài học dựa trên tài liệu được cung cấp. Thử nghiệm này sẽ được thực hiện tại New York trong năm tới.
Skype
Thương hiệu do Microsoft mua lại này cung cấp khả năng dịch thuật theo thời gian thực với 6 ngôn ngữ chính, và sẽ hỗ trợ thêm nhiều ngôn ngữ khác trong thời gian tới.
Khả năng dịch thuật mạnh mẽ của Skype là nhờ trí tuệ nhân tạo.
Hệ thống dịch thuật này có khả năng nhận dạng giọng nói người dùng và chuyển sang chữ viết (text) khi người dùng nói.
Salesforce
Tháng 4/2016, Salesforce mua lại MetaMind, một công ty khởi nghiệp AI chuyên về học sâu. Thương vụ này cho phép Salesforce có thể cung cấp cho khách hàng những giải pháp AI bổ ích thông qua hàng loạt quy trình tự động và cá nhân hóa hỗ trợ khách hàng, tự động hóa marketing và xử lý rất nhiều quy trình kinh doanh khác.
Trước đây, MetaMind từng phát triển một hệ thống độc đáo có khả năng trả lời câu hỏi bằng giọng nói tự nhiên.
Gia Nguyễn
Theo Zing
Trí tuệ nhân tạo sẽ trở thành công cụ chăm sóc sức khỏe Trí tuệ nhân tạo (AI) trong tương lai có thể mở ra một hướng đi hoàn toàn mới, khi được phát triển để làm công cụ phục vụ chăm sóc sức khỏe cho con người, theo PCWorld. Hệ thống AI DeepMind của Google sẽ không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu cờ vây. ẢNH: AFP Nhà nghiên cứu David Silver cho biết,...