Kiếm bội tiền nhờ chơi DotA 2: Chuyện thật như đùa
Từ các bài viết trước, hẳn bạn đã hình dung được phần nào về Cosmetic – vật phẩm thời trang trong DotA 2 và nhờ đó bạn có thể vừa chơi vừa làm giàu từ nó. Thật vậy, đã không ít các Trader trong DotA 2 đã trở nên giàu có nhờ biết cách trao đổi những Item Cosmetic này rồi quy ra tiền cho những ai có nhu cầu. Nghe có vẻ khó tin nhưng bạn sẽ thấy điều đó hoàn toàn có thể sau khi đọc bài viết này.
Mệnh giá trong DotA 2
Điều đầu tiên các bạn cần phải nắm trước khi bước chân vào thị trường trao đổi là mệnh giá của nó. Như đã giới thiệu ở bài viết “Thị trường làm đẹp DOTA 2″, mệnh giá của thị trường trao đổi DotA 2 là Treasure Key, loại Item dùng để mở hòm đồ (Treasure Chest) – phần thưởng bạn thường hay đạt được thông qua quá trình chơi. Ở đây xin giải thích về cách mà mệnh giá Treasure Key được hình thành.
Bạn có thể mua được một Treasure Key ở Store với giá $2.49, tương đương khoảng 51.000 VNĐ. Nhưng chỉ những Steam ID có Add Fund thì mới được mua Items trong Store. Tức là số lượng người có thể mua Treasure Key hay bất cứ Item trong Store từ tiền mặt của họ là giới hạn. Vì tính năng bảo mật chi tiết đòi hỏi quá trình này hơi phức tạp, không phải ai cũng chịu khó làm được. Tuy nhiên có một điều quan trọng là không phải Items nào cũng có bán ở Store, rồi từ đó theo nhu cầu của người chơi có sở thích sưu tập mà thị trường trao đổi trong DotA 2 được hình thành.
Thuở ban đầu chỉ là trao đổi những Items với nhau, về sau khi người chơi DotA 2 ngày một nhiều, cung không đủ cầu. Biết được độ quý của Items được mở ra từ Treasure Chest, càng lúc càng có nhiều người mang Treasure Key ra để trao đổi, nhất là đối với những Items đặc biệt – những Items mà tỉ lệ phần thưởng (droppable) sau mỗi trận đấu, hay kể cả xác suất mở hòm ra của những Items này là rất thấp, không phải ai cũng may mắn có được. Những người thích sưu tập Items, họ bỏ tiền mặt ra mua Tresure Key để đem đi đổi với những Items đặc biệt đó. Dần dần Tresure Key trở thành mệnh giá trao đổi của thị trường trong Game. Đây là một hình thức qui đổi rất hay của Valve từng rất thành công ở game Team Fortress 2 và bây giờ là DotA 2.
Wuvs, admin của Dota2traders có một trong những kho đồ khủng nhất hiện nay.
Kiếm tiền
Sau khi có được Treasure Keys bằng cách trao đổi Items In-game, bạn có thể bán Treasure Keys lại cho những ai cần nhưng không đủ điều kiện để mua trong Store hoặc muốn tiết kiệm. Những Treasure Keys trao đổi mà có này thường được bám với mức giá dao động từ 40~50.000 VNĐ/key tùy theo nhu cầu. “Trao cái họ cần đổi lấy cái mình muốn”. Xuyên suốt quá trình chơi chúng ta có thể sưu tập được full một vài set Items, hay là có được những Items quý nhờ trao đổi với bạn bè, với người chơi qua các kênh Trade trong Game hoặc từ các Website trung gian cho đăng thông tin trao đổi. Và bán chúng ra bằng tiền mặt cho những ai có nhu cầu, có điều kiện nhưng không có thời gian. Kinh nghiệm của người viết là để cho dễ bán thì giá phải rẻ hơn so với giá trong Store khoảng 20% trở lên.
Box Thương mại trên dota-2.vn nhộn nhịp hoạt động của các “thương nhân” Việt.
Thời trang là nhân tố thiết yếu trong cuộc sống hay trong Game, nhất là khi những giá trị từ thế giới số mang lại càng ngày càng thật. Valve rất đầu tư trong việc này khi mời cả một chuyên gia kinh tế về để giúp công ty phân tích các nền kinh tế ảo và hệ thống tiền tệ trong DOTA 2. Người đó là Yanis Varoufakis – một nhà kinh tế học, một tác giả có nhiều đóng góp nổi bật cho các cuộc tranh luận về cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây ở châu Âu và Hoa Kỳ.
Video đang HOT
Ông sinh ra tại Athens năm 1961, sau đó chuyển đến Anh để học Toán học và Thống kê và đã sớm có bằng tiến sĩ Kinh tế tại Đại học Essex. Hiện ông là giáo sư về lý thuyết kinh tế tại Đại học Athens, giáo sư thỉnh giảng tại trường Lyndon B. Johnson Graduate School of Public Affairs (một trường thuộc đại học Texas- Austin). Khi được mời về làm việc tại Valve, giáo sư Yanis cho biết:
“ Tôi sẽ giả lập và thử nghiệm, ứng dụng bằng thực nghiệm các kiến thức kinh tế học để vượt qua sự khác biệt và phát triển chúng trên nền kinh tế kỹ thuật số này, mang lại một trải nghiệm mới cho người sử dụng. Các nghiên cứu tại Valve thật sự rất đặc biệt và đáng giá trong việc quản lý cơ cấu nội bộ nền kinh tế”. Người ta tin rằng với sự trợ giúp của ông, thị trường tài sản ảo trong DOTA 2 sẽ ngày một hấp dẫn, từ đó đưa những trải nghiệm của người chơi lên một tầm cao mới.
Theo GameK
Thị trường làm đẹp trong DotA 2 ngày một sôi động
Một ngày đẹp trời, sau một trận DOTA 2 gay cấn, gank, roshan, push và chiến thắng, (hay một ngày đen đủi, bạn feed và thua te tua), cuối trận đấu, khi một trong hai Ancient sụp xuống, bạn sẽ có cơ hội nhận item bất kì. Bạn có biết, có thể bạn đang nắm trong tay một thứ mà nhiều người rất muốn có được?
Lẫn trong những thứ bình thường có thể là một thứ quý giá.
Mô hình kinh doanh thành công của Team Fortress 2 đã cho Valve những kinh nghiệm quý báu và họ đã không ngần ngại mang free-to-play áp dụng lên DOTA 2. Hầu hết các game thủ Việt Nam, ít biết tới TF 2, sẽ không ngờ được rằng, hệ thống cosmetic item của DOTA 2 đã tạo nên một thị trường thật sự giữa những người chơi với nhau, với những cuộc mua bán, trao đổi sôi động và tấp nập.
Chắc hẳn ai cũng có một vài hero mà họ rất yêu thích, và việc muốn có một bộ trang phục hoàn chỉnh và đẹp cho những hero đó là hết sức bình thường. Nhưng với một số lượng trang bị cosmetic khổng lồ và ngày càng tăng, nếu chỉ đơn thuần chơi game thì việc bạn sưu tầm đủ rất khó, nếu không muốn nói là không thể thực hiện. Bên cạnh đó, xác suất rơi đồ trong DOTA 2 lại giống như một game nhập vai thực thụ, trang bị cosmetic được phân loại thành những món đồ với tỉ lệ tìm được sau mỗi trận đấu hoàn toàn khác nhau, từ những món đồ thông thường, cho tới những món đồ đặc biệt quý hiếm. Như một lẽ đương nhiên, người chơi sẽ tìm đến nhau qua để trao đổi các trang bị mà họ tìm được, và một thị trường - hay một cái chợ đen? - hình thành.
Một trang web chuyên về trao đổi các item.
Thứ không thể thiếu trong bất kì cái chợ nào, là tiền. Nhưng ở một không gian ảo rộng lớn, với sự tham gia của hàng trăm nghìn người chơi trên thế giới, chúng ta không thể mang thứ tiền mặt thông thường mà ta dùng hàng ngày ra để mà mua bán được. Người chơi cần một thứ "tiền" khác, một thứ phổ biến mà tất cả mọi người đều có thể có được, giữ được trong hòm đồ của họ, đổi ra được tiền thật. Và Valve đã đưa ra một thứ cho các bạn: key (chìa khóa).
Key đúng ra dùng để mở rương (treasure chest), và item tìm được ngẫu nhiên khi mở luôn có chất lượng ít nhất là Strange - Giá trị hơn những item bình thường khác ở chỗ, nó sẽ theo dõi thống kê một chỉ số nào đó về việc chơi DOTA 2 của bạn. Nhưng có một nghịch lí là ít ai lại dùng chìa khóa để mở rương, vì chắc gì, trong đó lại có thứ mà bạn muốn? - Mặc dù việc mở rương luôn có xác suất mang lại những item quý, có giá trị cao. Tâm lí người chơi khiến cho họ nghĩ rằng: sẽ an toàn hơn khi mang key đổi lấy một trang bị, hay một bộ trang bị mà họ muốn có. Bên cạnh đó, việc key chỉ được bán trong Store với giá 2.49$ mà không thể tìm được bằng cách nào khác khiến cho giá trị của nó trở thành một vật qui chiếu cho tất cả các trang bị khác. Vậy nên, trong DOTA 2, key chính là tiền.
Hiện nay, cosmetic item thường được định giá bằng key trước khi qui đổi ra các loại tiền mặt khác, có những bộ trang bị chỉ đáng giá 1-2 keys, nhưng cũng có những item đặc biệt, trị giá hàng chục keys. Bạn còn nhớ bài viết trước, tôi đã nhắc đến các Unusual Courier, một con thú mang đồ hiếm với một hiệu ứng và màu sắc đẹp, có thể có giá lên tới hàng chục keys. Một thú mang đồ bình thường (không có Unusual, tức là không có hiệu ứng gì) thì giá rẻ hơn nhiều.
Unusual Wardog với hiệu ứng phát sáng Sunfire.
Một "món hàng" khi mang ra trao đổi, được định giá dựa trên rất nhiều yếu tố như độ quí hiếm, giá của nó trên DOTA 2 Store, độ thẩm mĩ của chính món hàng đó, bản thân hero có được yêu chuộng hay không, và quan trọng nhất là con mắt đánh giá của người chơi. Tất nhiên, tất cả đều tuân theo qui luật cung cầu, những trang bị hot, được nhiều người tìm kiếm thì giá của nó cũng sẽ tăng thêm, và ngược lại.
Full bộ Sparrowhawk của Windrunner - một bộ trang bị khá thu hút hiện nay.
Phụ thuộc vào nhiều qui luật như thế, nên ngay cả những item có cùng cấp độ, cũng có giá rất khác nhau. Ví dụ, các custom ward, chỉ là item dạng common, nhưng do sử dụng được cho nhiều hero, và cũng thường được sử dụng trong game, (và cũng mới được ra mắt), nên một custom ward đẹp (của Chen, Rylai hay Lina ) có giá tới 2 key, trong khi ward của Venom, vì quá xấu, nên chẳng ai muốn mua, và giá cũng không tới 1 key.
Ward của Chen, Rylai và Lina luôn có giá hơn các ward còn lại.
Về các cosmetic item thông thường khác như vũ khí, quần áo,..thì giá cả thường thấp hơn, và được bán theo một bộ hoàn chỉnh. Những món vũ khí lẻ, nếu không đẹp và độc đáo thì thường có giá thấp hơn nhiều. Xét riêng về vũ khí, thì hai item có giá cao nhất hiện nay là TimeBreaker của Faceless Void và DragonClaw Hook của Pudge. Tất nhiên, như tôi đã nói, quan trọng nhất là bạn có thích nó hay không.
Dragon Claw Hook, hiện có giá khoảng 14-15keys.
Tất nhiên, trong một cái chợ đông đúc, sẽ có đủ các kiểu người tham gia mua bán, từ nhưng "thương gia" tử tế, cho đến những kẻ xấu bụng muốn chiếm đoạt đồ của bạn. Ta sẽ điểm qua một số loại người mà bạn có thể gặp phải nếu tham gia vào những cuộc trao đổi:
Người chơi thông thường
Là những người chơi bình thường như hầu hết chúng ta, tham gia trao đổi để có một item nào đó mà họ ưa thích. Có những người cũng sẵn sàng bỏ tiền mặt (hoặc key mà họ mua từ DOTA 2 Store) ra để mua lại item.
Trader
Tên gọi chung của những người thường xuyên trao đổi item trên Steam, họ đổi lấy một món đồ thường không phải là vì họ thích nó, mà là vì nó có giá trị, và họ có thể mang nó đi đổi lấy các món khác, hay bán lại cho những người cần nó với giá cao hơn một chút. Phần lớn các trader sẽ kiếm tiền từ việc này, vì sau đó họ có thể mang key hay item để bán lại và thu về tiền mặt. Những trader là cầu nối chính trong việc trao đổi item giữa các người chơi với nhau.
Sharker
Những gian thương xấu bụng, nếu bạn có một món đồ xịn mà không biết, họ sẽ mua nó với giá rất rẻ. Những con cá mập này thường đi lừa lọc những người mới chơi, không nắm rõ được giá trị của item, để kiếm lời. Khoảng cách giữa một Trader và một Sharker đôi khi cũng rất mong manh. Để đề phòng những người như thế này, trước khi trao đổi, bạn nên tham khảo giá cả ở một số trang web như http://www.reddit.com/r/Dota2Trade, hay Dota2prices.com, hoặc lên các diễn đàn về DOTA2 để tìm hiểu giá cả.
Middleman (Người trung gian)
Người trung gian thường là một người chơi có uy tín trong cộng đồng, họ sẽ đứng giữa cuộc mua bán item bằng tiền mặt hay qua PayPal trong trường hợp hai bên thiếu tin tưởng lẫn nhau. Người trung gian sẽ nhận item và tiền của người mua và người bán, sau đó trao lại cho họ để hoàn thành cuộc trao đổi. Hiện ở Việt Nam những người trung gian như thế này còn ít do thanh toán trực tuyến còn chưa phổ biến. Trang web Steamrep.com, một cộng đồng có uy tín của các Trader trên Steam đã đưa ra một danh sách các người trung gian có uy tín, bạn có thể tham khảo trong link sauhttp://steamrep.com/list/M
Scammer
Những kẻ lừa đảo thực sự, chúng nhăm nhe chiếm đoạt bất cứ thứ gì mà bạn có: item, tiền, hay key. Thủ đoạn của các kẻ lừa đảo này rất nhiều, nhưng quan trọng nhất là bạn phải cẩn thận khi trao đổi để tránh bị lừa. Nếu lỡ bị lừa một lần, hãy nhanh chóng loan báo cho cộng đồng biết bằng cách cảnh báo lên các diễn đàn, hay các trang web về DOTA 2.
Một post tố cáo kẻ gian lận trên diễn đàn playdota.com.
Nếu bạn không có hứng thú với những thứ đẹp đẹp, lấp lánh, mà chỉ quan tâm tới chiến thắng, godlike,..thì chẳng sao cả, hãy tiếp tục chơi DOTA 2 với niềm vui thích như thế. Nhưng việc trao đổi hay sưu tập các item cũng là một hoạt động tự nhiên và thú vị khi DOTA 2 trở thành một game độc lập. Hy vọng bài viết đã phần nào giúp các bạn hình dung được những khái niệm căn bản về việc thị trường trang bị cosmetic DOTA 2 hiện nay.
Theo GameK
Xuất hiện thêm một chiêu thu phí khác của DotA 2? Tuy chưa phải là thông tin chính thức nhưng có thể DotA 2 sẽ thu phí bằng những vật dụng trang bị cho hero. Theo như một số thông tin vừa được tiết lộ trên mạng gần đây, DotA 2 sẽ có một hệ thống shop (store) trong game. Người chơi sẽ mua những vật dụng đó để trang bị lên một số...