Kiếm bạc tỷ nhờ nghề kho cá vào dịp Tết
Năm nay, mức giá mỗi nồi cá kho gần như không tăng so với các năm trước. Niêu đất 1 kg giá 400.000-450.000 đồng, 2kg giá 600.000 đồng, đắt nhất là niêu cá kho 4,5kg với giá 1,1 triệu đồng.
Làng Đại Hoàng xã Hoà Hậu huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam nổi tiếng xưa nay với món cá kho truyền thống. Mỗi dịp tết đến xuân về những gia đình có truyền thống làm cá khó lại tất bật với nồi niêu củi lửa. Các vị bô lão trong làng cho biết, ngay đến cả họ cũng không biết được nghề kho cá truyền thống có từ khi nào. Ngày trước việc kho cá chỉ để làm thức ăn trong mỗi hộ gia đình.
Trong căn bếp nhỏ khói bay nghi ngút, một hàng dài những nồi cá to nhỏ tuỳ theo trọng lượng đang sôi ùng ục. Những người làm thuê đang tất bật với những que củi, họ liên tục kiểm tra các nồi cá để tiếp thêm nước. Nguyên liệu duy nhất được dùng để chế biến món cá kho là loại cá trắm đen có trọng lượng từ 3,5kg trở lên, để có được nguồn cung cấp cá trắm đen thường xuyên, các cơ sở chế biến cá kho phải liên kết với các hộ chăn nuôi cá ở các vùng lân cận.
Để có được những nồi cá kho người làm nghề phải trải qua rất nhiều công đoạn. Người dân chỉ dùng duy nhất một lại củi để kho cá, đó là củi nhãn. Một năm cơ sở chế biến cá kho của ông Luận phải mua từ 45 đến 60 tấn củi nhãn của những người chuyên đi rong cành nhãn. Còn niêu để đựng cá khi kho thì phải đặt mua từ các tỉnh miền trong.
Năm nay, mức giá mỗi nồi cá kho gần như không tăng so với các năm trước. Niêu đất 1 kg giá 400.000-450.000 đồng, 2kg giá 600.000 đồng, đắt nhất là niêu cá kho 4,5kg với giá 1,1 triệu đồng. Mức giá nói trên đã bao gồm tiền vận chuyển cho khách hàng tại khu vực Hà Nội. Đối với những khu vực xa hơn như miền trung hay TP HCM thì sẽ đắt hơn từ 100 đến 200 nghìn do kinh phí vận chuyển.
Video đang HOT
Chủ một doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng cá kho tại làng Đại Hoàng cho biết, năm nay số niêu cá cơ sở này tung ra bán trong dịp Tết khoảng 4.000-5.000 niêu, nhiều hơn khoảng 1.000 niêu so với dịp Tết Quý Tỵ. “Chỉ tính sơ sơ, với mức giá bán ra 900.000 đồng/niêu 3,5kg, nếu bán hết 4.000-5.000 niêu như mọi năm, số tiền thu về ước đạt trên dưới 4 tỷ đồng”, chủ cơ sở này khẳng định.
Theo Dantri
Xót xa đưa tiễn nữ sinh viên sư phạm chết thảm trong đám cháy
Từng đoàn người có mặt trong căn nhà nhỏ ven sông ở xóm 8, xã Văn Lý, huyện Lý Nhân, Hà Nam không cầm được nước mắt trong ngày tiễn đưa nữ sinh xấu số tử nạn trong vụ cháy tại khu nhà trọ sau khách sạn La Thành - Hà Nội.
Đúng 19h30 ngày 3/1, chiếc xe đưa tro cốt em Trần Thị Huế (sinh năm 1993) từ Đài hóa thân Văn Điển (Hà Nội) về quê ở xóm 8, xã Văn Lý, huyện Lý Nhân, Hà Nam. Trong căn nhà nhỏ nhuốm màu tang thương, rất đông họ hàng, người thân, bạn bè,... đã đến chia buồn cùng gia đình anh Trần Văn Độ - bố nạn nhân.
Di ảnh nữ sinh Trần Thị Huế.
Bên di ảnh con, người mẹ lịm đi, ánh mắt của người cha đau xót khôn nguôi. Cho đến giờ phút này, chị Tuyết - mẹ em Huế - vẫn chỉ biết ú ớ khóc gọi tên con. Chị Tuyết nói trong nước mắt: "Cháu nó là đứa con ngoan hiền, chẳng bao giờ nó chơi bời gì cả, quanh năm ngày tháng chỉ biết học và giúp đỡ bố mẹ thôi. Ấy thế mà ông trời nỡ cướp đi đứa con của tôi sao. Con ơi, mẹ không muốn mất con, về với mẹ đi con!".
Gia đình thuộc diện nghèo khó của xã, quanh năm anh Độ chỉ biết làm thuê bốc vác, phụ hồ... mong kiếm thêm thu nhập nuôi các con ăn học. Chị Tuyết lên Hà Nội làm thêm. Vì muốn hai mẹ con ở gần nhau, tiện cho việc chăm sóc con nên chị và Huế thuê một căn phòng phía sau khách sạn La Thành ở trọ.
Bạn bè của Huế đến thắp hương, chia buồn cùng gia đình.
Thương bố mẹ vất vả, Huế rất chăm chỉ học hành, mỗi khi được nghỉ học Huế tranh thủ về quê phụ giúp bố mẹ làm thêm một số việc, bảo ban các em học hành. Ước mơ tốt nghiệp đại học, kiếm được việc làm đỡ đần bố mẹ chưa kịp thực hiện thì nữ sinh sư phạm ấy đã bị chết thảm trong đám cháy giữa thủ đô.
Ngồi thất thần nhớ lại giây phút trước ngày định mệnh, chị Tuyết nghẹn ngào, buổi sáng hôm xảy ra chuyện, trước khi đi làm chị hỏi con gái đi học sáng hay chiều, nếu học chiều thì sáng đi chợ nấu cơm để 2 mẹ con cùng ăn. Khi chị đang làm việc thì nghe tin dữ có cháy ở khu nhà trọ. Chị cố gắng liên lạc với con qua điện thoại nhưng không được.
Lo lắng có chuyện chẳng lành nên chị chạy về khu nhà trọ, đồng thời gọi điện cho chồng. Đến 15h chiều, anh Độ lên Hà Nội, vào hiện trường để tìm kiếm thì mới phát hiện con gái đã chết thảm trong lửa.
Bà ngoại của em Huế đau buồn không ngừng gọi tên cháu.
Bà Nguyễn Thị Yến- bà ngoại của Huế khóc nấc: "Gia đình tôi ở đây quanh năm bắt ốc, nuôi cá. Khó khăn quá nên mẹ nó lên Hà Nội để làm ô sin kiếm tiền nuôi ho cháu nó ăn học. Hai mẹ con nó ở chung một phòng trọ, mẹ đi làm con thì đi học. Đau xót quá! Từ hôm qua tới giờ mà vẫn chưa được đưa về nhà, nó là đứa cháu ngoan học giỏi, vậy mà...".
Được biết, Huế là sinh viên năm thứ 3 Trường ĐH Sư phạm 1. Huế là con gái đầu của anh Độ và chị Tuyết. Hai người em của Huế là Trần Quang Khải (đang học lớp 12) và Trần Thị Trang (đang học lớp 10) cũng đều học rất giỏi và ngoan ngoãn.
Theo Dantri
Chủ tịch UBND tỉnh chịu trách nhiệm nếu địa phương có đốt pháo Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo về ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, nhất là thời gian từ nay đến Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận, thời gian qua, các...